Bình Định: Long Sơn tự đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn
Long Sơn Tự
Long Sơn tự (57 Trần Phú, Phường Bồng Sơn, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xây dựng vào năm 1935 với tên gọi Chùa Phật học Bồng Sơn. Đến năm 1973, chùa đổi hiệu thành chùa Long Sơn. Trước kia, nơi đây còn là Văn phòng Ban đại diện Phật giáo Việt Nam huyện Hoài Nhơn nay đổi thành Văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thị xã Hoài Nhơn.
Xuôi theo dòng sông Lại Giang, Chùa Long Sơn cũng trải qua quá trình hình thành, phát triển và đổi mới cùng Thị xã Hoài Nhơn. Trên mảnh đất 4.038 m2, Long Sơn tự đã nhiều lần trùng tu, nâng cấp từ khu vực sân đình đến xây dựng nhà thờ tổ. Mỗi năm, khuôn viên chùa lại có những thay đổi mới bằng các kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo như tượng Phật Quan Âm, Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng đài Địa Tạng... Đặc biệt, hai tượng Hộ Pháp và Kim Cang làm bằng đá cao 4 mét, được chính các nghệ nhân tại Tuy Phước (Bình Định) điêu khắc, vì thế đường nét vô cùng sắc sảo, tinh tế. Bên cạnh đó, trong chùa còn có khu vực mô phỏng Vườn Lộc Uyển (Vườn nai, nơi đầu tiên Đức Phật giảng pháp, một trong các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Đức Phật).
Khuôn viên Chùa Long Sơn
Những kiến trúc gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo
Trải qua 86 năm hoạt động với 5 đời Trụ trì, Chùa Long Sơn hiện nay được dẫn dắt bởi Thượng tọa Thích Nguyên Hỷ (thế danh Phạm Nguyên Hỷ, SN: 1954). Hòa thượng Thích Nguyên Hỷ đã gắn bó với chùa suốt 21 năm qua, cho biết: “Hàng năm, chùa tổ chức rất nhiều hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, nhưng nổi bật phải kể đến là An cư Kiết hạ thường diễn ra vào 3 tháng mùa hè.” Vào khoảng thời gian này, các sư thầy, tăng ni phải ở yên trong chùa để thúc liễm thân tâm, nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Đồng thời, chùa Long Sơn còn tổ chức các khóa học giáo lý cho các cư sĩ Phật tử quy y (1 buổi/tuần vào chủ nhật) và khóa tu mùa hè hằng năm (7 ngày) dành riêng cho các học sinh, giới trẻ nhằm nâng cao hiếu hạnh, yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè, xây dựng hành trình vào đời bằng tình thương của Đức Phật. Bên cạnh đó, chùa còn có lễ Cầu an đầu năm, đại lễ Phật Đản (rằm tháng 4), Vu Lan thắng hội (rằm tháng 7), ngày Hoa Đăng vía Phật A Di Đà (17/11) và Giao thừa. Không những thế, 15 năm qua, vào ngày 21 hằng tháng, Long Sơn tự còn tổ chức phát gạo từ thiện cho hơn 50 gia đình khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi cơ nhỡ trên địa bàn Thị xã và chùa sẽ cưu mang những trường hợp này đến cuối đời. Vào các ngày đại lễ nhất là dịp cuối năm, các phật tử cũng tổ chức từ thiện với ý nghĩa “đỏ lửa ba ngày xuân” cho các trường hợp khó khăn trong địa phương.
Trụ trì Thích Nguyên Hỷ
Nhờ những hoạt động sinh hoạt tôn giáo ý nghĩa, Phật giáo nói chung và Long Sơn tự nói riêng đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương. Tính đến nay, riêng Bồng Sơn có hơn 70% hộ gia đình theo Phật giáo, trung bình mỗi tối có hơn 50 Phật tử về Chùa tụng kinh. Khách thập phương đến viếng chùa cũng ngày một đông đúc, nhất là trong đêm Giao Thừa. Trò chuyện với phóng viên, Trụ trì Thích Nguyên Hỷ chia sẻ: “Do năm nay dịch bệnh nên Phật tử đến đây còn thưa thớt, chứ như mọi năm sân chùa chật kín người. Người dân viếng chùa đêm 30 chủ yếu nghênh đón năm mới, lạy Phật, cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình, tham gia hoạt động tín ngưỡng hái lộc đầu năm. Năm nay, chùa tổ chức hoạt động Rước đèn trong đêm Giao thừa với ý nghĩa đưa ngọn lửa ấm áp nơi chùa linh thiêng sưởi ấm từng ngôi nhà Phật tử.”
Với phương châm, Phật giáo luôn đồng hành, đoàn kết với dân tộc, phục vụ chúng sanh, cúng dường chư phật khiến con người lương thiện hơn, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy văn tư tu (nghe, suy nghĩ, tu hành) của giới định tuệ (giới luật, thiền định, trí tuệ) làm phương hướng, Chùa Long Sơn luôn tuyên truyền cho Phật tử nói riêng, mọi người nói chung hãy ăn chay, hướng thiện, cùng chung tay xây dựng xã hội ngày một văn minh, tiến bộ và phát triển. Chùa Long Sơn đã tồn tại và đồng hành với Hoài Nhơn, địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; đạt chuẩn đô thị loại IV năm 2019 và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội công nhận là thành thị xã từ ngày 01/6/2020.
Thị xã Hoài Nhơn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Chiều 27/3 vừa qua, nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng (28/3/1975-28/3/2021), Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã vinh dự tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây là nền tảng xây dựng Hoài Nhơn trở thành trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định và Chùa Long Sơn vẫn luôn song hành với địa phương trên bước đường đổi mới.
Bài: Mộc Tâm
Ảnh Lâm Ngọc Tín
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín
10:03 Tin tức

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
10:03 Tin tức

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 Làng nghề, nghệ nhân









