Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

LNV - Không chỉ là biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc Ngã ba Đông Dương còn là địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút du khách yêu thiên nhiên, thích khám phá lịch sử.
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương
Cây hữu nghị được trồng tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia

Là công trình mang đậm dấu ấn của sự đoàn kết, gắn bó và khát vọng hòa bình hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc biên giới ngã ba Đông Dương tại xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) được chính quyền địa phương xây dựng năm 2007, khánh thành vào năm 2009. Với hình dáng trụ tam giác, nặng khoảng 1 tấn và cao 2m, cột mốc nổi bật với quốc huy và tên quốc gia mỗi nước được gắn trên từng mặt. Đây là biểu tượng thể hiện sự hòa hợp và tôn trọng giữa ba dân tộc. Mỗi quốc gia đều thể hiện bản sắc riêng, đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ lẫn nhau. Cột mốc này cùng cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc xây dựng năm 2005 tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là lời khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của ba quốc gia trong việc xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Trao đổi với PV, đồng chí Phan Vũ Linh - Đội trưởng kiểm soát hành chính đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum), cột mốc được cắm tại vị trí giao điểm biên giới của ba quốc gia, trên đỉnh núi có độ cao 1.086 mét so với mực nước biển, thuộc tỉnh Kon Tum (Việt Nam), tỉnh Attapeu, Lào và tỉnh Rattanakiri (Campuchia). Cột mốc cách thành phố Kon Tum khoảng 90km và cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 10 km. Đây là điểm kết thúc của đoạn biên giới giữa Việt Nam và Lào dài 2.337 km, đồng thời điểm đầu tiên của đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, dài khoảng 1.257 km.

Không chỉ là nơi tuần tra, bảo vệ biên giới của lực lượng biên phòng ba nước, cột mốc còn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tạo cơ hội cho người dân gặp gỡ, hiểu biết lẫn nhau
Không chỉ là nơi tuần tra, bảo vệ biên giới của lực lượng biên phòng ba nước, cột mốc còn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tạo cơ hội cho người dân gặp gỡ, hiểu biết lẫn nhau

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y được giao nhiệm vụ quản lý đoạn biên giới dài 292 km, trong đó có 154 km giáp Lào và 138 km giáp Campuchia, với 83 vị trí cột mốc và 96 cột mốc riêng biệt. Bên cạnh đó, đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y cũng quản lý toàn bộ biên giới dài 20,12 km, bao gồm 18 cột mốc, trong đó có cột mốc ngã ba biên giới. Những năm qua, cột mốc cũng là nơi thể hiện rõ tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác bảo vệ biên giới và đấu tranh với các tội phạm xuyên biên giới. Lực lượng biên phòng Việt Nam, Lào và Campuchia đã tổ chức nhiều cuộc hội đàm, trao đổi tình hình, phối hợp giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới.

“Từ khi cột mốc được cắm, cán bộ, chiến sĩ của đồn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhân dân và các lực lượng chức năng để tổ chức tuần tra, kiểm tra, khảo sát biên giới, nhằm bảo vệ nguyên trạng đường biên, đảm bảo an ninh và chủ quyền. Đồng thời, phối hợp với lực lượng biên phòng Lào và Campuchia tổ chức các cuộc tuần tra chung, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động vi phạm quy chế biên giới, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển”, đại diện Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y cho biết.

Đồng chí Phan Vũ Linh - Đội trưởng kiểm soát hành chính đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum)
Đồng chí Phan Vũ Linh - Đội trưởng kiểm soát hành chính đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum)

Không chỉ là nơi lực lượng biên phòng ba nước phối hợp tuần tra, bảo vệ biên giới, khu vực này còn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động đối ngoại, giao lưu, tạo cơ hội cho người dân gặp gỡ, hiểu biết lẫn nhau. Theo anh Thao Tô Ra, đồng bào Xơ Ðăng, một đoàn viên thanh niên tiêu biểu của xã Bờ Y cho biết, cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia là nơi ghi dấu chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay tại đây là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Suốt những năm qua, cột mốc này cũng trở thành một điểm đến không thể thiếu đối với những ai mong muốn tìm hiểu về tình hữu nghị, hợp tác quốc tế và các hoạt động giao lưu giữa ba nước.

Với vị trí độc đáo được mệnh danh là nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”, khi đặt chân đến vùng đất này, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, tìm hiểu về sự gắn kết và tình hữu nghị giữa ba quốc gia có chung khu vực biên giới. Từ cột mốc, khách tham quan cũng có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất ngã ba Đông Dương. Nếu muốn thăm Lào hay Campuchia, du khách có thể làm thủ tục xuất cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Khách du lịch tham quan, ngắm cảnh quang thiên nhiên tại cột mốc biên giới, địa điểm mệnh danh là nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”
Khách du lịch tham quan, ngắm cảnh quang thiên nhiên tại cột mốc biên giới, địa điểm mệnh danh là nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”

Những năm gần đây, với hệ thống giao thông thuận tiện, việc di chuyển đến cột mốc trở nên dễ dàng hơn, thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn cả quốc tế. Nhận thấy tiềm năng to lớn của khu vực, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch tại cột mốc ba biên nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh vùng đất Tây Nguyên ra thế giới. Tuy nhiên, hạ tầng du lịch vẫn còn một số hạn chế, điển hình như thiếu nhà vệ sinh công cộng và phương tiện di chuyển thuận tiện chưa đủ đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm của du khách. Để khắc phục điều này, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum cho biết, tỉnh đang tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm nâng cấp đường sá và phát triển các dịch vụ du lịch hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi đến tham quan và khám phá khu vực.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Giao diện di động