Bia Truyền thống Vườn Lài: Nơi tưởng niệm ghi nhớ công ơn anh hùng liệt sĩ
Bia Truyền Thống Vườn Lài - di tích lịch sử gắn liền với chiến công chống giặc hào hùng của quân dân Quận 10.
Tọa lạc tại số 112D Trần Nhân Tôn (Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), Bia Truyền thống Vườn Lài nằm trên giao lộ giữa đường Ngô Gia Tự, Sư Vạn Hạnh và Vĩnh Viễn nên còn được gọi: Ngã ba Vườn Lài. Theo Trang thông tin điện tử quận 10, trước đây, ngã ba Vườn Lài vốn là “đồng không mông quạnh” ít người lui tới, được chính quyền nhà Nguyễn dùng làm nơi tập trận. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi đông đảo dân cư đến sinh sống, lập nghiệp, khu vực dần trở nên nhộn nhịp, nhà cửa sầm uất, chen chúc.
Năm 1953, đồng chí Trương Văn Do (bí danh Chín Thi) cùng Hai Chính, Hai Thoa được Đảng bố trí về địa phương thành lập Chi bộ Vườn Lài. Nhờ hệ thống đường xá, ngõ hẻm chằng chịt, giao thông phức tạp, khu vực nhanh chóng trở thành cơ sở cách mạng giúp nuôi dưỡng, che giấu bộ đội giữa lòng địch. Suốt thời gian từ năm 1955 - 1964, Chi bộ Vườn Lài phát động nhiều phong trào đấu tranh dưới hình thức tuyên truyền, gặp gỡ kiến nghị, nêu cao yêu sách, giành lại quyền lợi cho đối tượng lao động nội thành. Đặc biệt phải kể đến cuộc biểu tình của nhân dân Ngã ba Vườn Lài, bao gồm nhiều thanh thiếu niên và Phật tử nhằm vùng lên xoá bỏ chế độ Ngô Đình Diệm (tháng 3/1963).
Các sự kiện lịch sử quan trọng tại địa phương được ghi lại trên bia tưởng niệm.
Trong sự kiện Mậu Thân 1968, nhiều đoàn giải phóng quân cũng tiến vào khu vực chuẩn bị cho trận tổng tiến công và nổi dậy. Lực lượng quân dân địa phương đã huy động vũ khí, chuẩn bị đầy đủ công tác hậu cần, sắp xếp lực lượng xây dựng hầm bí mật ngay giữa lòng địch. Chỉ trong vòng một tuần, người dân Vườn Lài phối hợp với lực lượng vũ trang làm suy yếu và đánh lui nhiều đợt phản công của địch. Kết quả, quân dân phá hủy thành công 2 chiếc xe tăng, tiêu diệt hơn 100 tên lính giặc.
Từ đây, địa danh Vườn Lài trở thành di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc hào hùng của người dân quận 10. Đến năm 1978, nhân kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9), Đảng bộ và nhân dân quyết định xây dựng bia truyền thống nhằm bày tỏ thái độ trân trọng, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bia nằm trên khuôn viên rộng hơn 100m2, bao gồm cảnh quan đài tưởng niệm và cụm phù điêu do do nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên và họa sĩ Huỳnh Phương Đông hợp tác thiết kế. Năm 2005, chính quyền và người dân địa phương cũng tiến hành cải tạo khuôn viên, nâng cấp cảnh quan phù điêu, góp phần giữ gìn vẻ đẹp thẩm mỹ cho toàn bộ di tích.
Vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10 thường tổ chức dâng hương tại khu vực Bia Truyền thống Vườn Lài; đồng thời viếng thăm nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác trên địa bàn như bia ghi danh Liệt sĩ Quận 10; bia tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú; bia tưởng niệm Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Riêng... Góp phần phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, đề cao tinh thần tương thân tương ái, nhân đạo, nhân văn sâu sắc trong nhân dân.
Những ngày Lễ Tết hàng năm, Bia Truyền thống Vườn Lài cũng thu hút đông đảo sự tham gia của hàng ngàn học sinh, thanh thiếu niên, cán bộ công nhân viên chức đến dâng hương, tưởng nhớ. Bia Truyền thống Vườn Lài là nơi để mọi người có cơ hội về nguồn, tri ân công ơn các anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội