Bảo tồn nhà cổ Đường Lâm
![]() |
Làng cổ Đường Lâm, là một trong những ngôi làng có truyền thống lịch sử lâu đời, Đường Lâm còn là nơi gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều ngôi nhà và công trình kiến trúc cổ có giá trị hàng trăm năm.
Cấu trúc của làng lại có những nét đặc trưng riêng như các thôn ở trung tâm nằm liền kề nhau, ranh giới quy ước giữa các thôn thường là các con đường bao thôn, giếng nước hay đền miếu, không có sự phân chia khép kín bởi những lũy tre hay cánh đồng.
Đây chính là các giá trị văn hóa cơ bản, đem lại hơi thở cho “di sản sống” Đường Lâm.
Hiện nay, lượng khách du lịch đến Đường Lâm khá đông và đa dạng, ngoài các đoàn khách nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử... thì hàng năm rất đông khách trong nước và quốc tế tham quan tìm hiểu văn hóa vùng miền, trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp địa phương...
Do đó trong những năm qua, thị xã Sơn Tây đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ. Tổ chức các lớp tập huấn về thực hiện Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm, phát triển du lịch cho các hộ dân tại di tích, quản lý trật tự xây dựng, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn cho đội ngũ nhân lực làm công tác du lịch trên địa bàn.
![]() |
Tính đến tháng hết năm 2022 đã có trên 200 hộ dân tại khu vực 5 thôn của di tích làm dịch vụ du lịch và tham gia tạo các sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Tháng 9/2019, di tích Làng cổ ở Đường Lâm đã được UBND Thành phố công nhận là điểm du lịch cấp Thành phố và trong tháng 11/2019, UBND Thị xã đã tổ chức lễ đón nhận và công bố quyết định điểm du lịch đồng thời khai trương đi vào hoạt động Website về du lịch Sơn Tây.
Các dự án được hoàn thành đều đã phát huy được hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, được nhân dân tại di tích đón nhận và ủng hộ; Các dự án tu bổ tôn tạo các di tích (như đình Cam Thịnh, Đền và Lăng vua Ngô Quyền, các điếm giếng..); Các nhà cổ bị xuống cấp được triển khai kịp thời đã góp phần giữ gìn bảo tồn đồng thời phát huy được giá trị của các di tích trong đời sống hiện đại ngày nay.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ
Hiện các điểm di tích và nhà cổ này vừa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng vừa là điểm thu hút đông đảo du khách tham quan du lịch đến tìm hiểu và nghiên cứu, trải nghiệm; đặc biệt phần lớn các nhà cổ được tu bổ trong Đề án hiện đang tổ chức các hoạt động du lịch phục vụ du khách góp phần tạo thêm thu nhập kinh tế cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, từ đó người dân đã ngày càng nâng cao ý thức về việc bảo tồn nhà cổ. Thực hiện triển khai đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo sinh kế cho người dân, thị xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ tại làng cổ ở Đường Lâm, khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch nhằm khai thác hiệu quả các giá trị của di tích Làng cổ ở Đường Lâm.
![]() |
Ví dụ triển khai một số dự án như: Bảo tồn và phục hồi giống gà Mía, chè Cam Lâm, khoai lang, làm tương và các sản phẩm từ tương, các sản phẩm bánh kẹo truyền thống như: Kẹo lạc, kẹo dồi...; Xây dựng điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại khu vực cổng làng Mông phụ xã Đường Lâm.
Tại khu vực này trưng bày và bán các sản phẩm làng nghề, đặc sản của thị xã Sơn Tây, điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại khu vực cổng làng Mông Phụ được vận hành và hoạt động hiệu quả góp phần thiết lập chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước phục vụ người dân; Tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp và khách hàng; Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiêu thụ, phát triển sản phẩm tại thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, hiện nay thị xã cũng đang xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ người dân tại Đường Lâm phát triển sản xuất và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm tương, sản phẩm Bánh gai Đường Lâm để cung cấp cho nhân dân và du khách.
Cần tiếp tục các chính sách tạo sinh kế cho người dân
Lượng khách du lịch đến với di tích còn hạn chế, việc kết nối các tour du lịch chưa đồng bộ, manh mún, tự phát; hạ tầng du lịch như bãi đỗ xe, khu nhà đón tiếp, trưng bày giới thiệu, hệ thống biển bảng còn thiếu, các sản phẩm du lịch dịch vụ còn ít và nghèo nàn; môi trường văn hóa, việc ứng xử giữa người dân với khách du lịch còn chưa chuyên nghiệp...
Việc phối hợp các điểm du lịch trên các địa bàn lân cận để xây dựng các tour tuyến tham quan tại làng cổ gắn với các di tích trên địa bàn thị xã và các vùng phụ cận còn hạn chế, chưa đa dạng.
![]() |
Ngoài ra, hệ thống cảnh quan đường làng ngõ xóm, cảnh quan cây xanh, rặng tre,... đang ngày một bị xuống cấp, thu hẹp hoặc dần mất đi. Hệ thống ao hồ tạo cảnh quan môi trường trên địa bàn di tích đang bị ô nhiễm do hệ thống thoát nước thải khu dân cư đang xả trực tiếp hàng ngày làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân, phá vỡ cảnh quan của di tích…
Làng cổ Đường Lâm mang tính đặc thù là “một di tích sống” nên trong quá trình quản lý, bảo tồn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Để có thể tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu đô thị để Thị xã có cơ sở thực hiện đầu tư, quản lý và bảo tồn phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm. Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ xã Đường Lâm giai đoạn 2023-2028” thay thế năm 2014 đã hết hiệu lực và có chính sách hỗ trợ về dạy nghề, khuyến nông, khuyến công tạo sinh kế cho người dân để người dân có thể sống được trong di tích từ đó góp phần quay lại bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân