Bạc liêu: Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Cường- đưa lúa gạo Bạc Liêu vươn ra thế giới

LNV - Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Vĩnh Cường nằm giữa cánh đồng của ấp An Thành xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu). HTX có 5.000 hộ thành viên, với diện tích hơn 17.000ha, là HTX có nhiều ruộng lớn nhất xứ Bạc Liêu. Mấy năm nay, HTX trở thành là cầu nối đưa lúa gạo trên quê hương công tử Bạc Liêu đi khắp 34 quốc gia trên thế giới.
Quốc lộ 1A đoạn cuối tỉnh Bạc Liêu đi xuống Cà Mau đã phân chia huyện Hòa Bình thành hai vùng sinh thái rõ rệt. Một bên là vùng nuôi trồng thủy sản và các dự án năng lượng tái tạo, bên kia là vùng chuyên lúa với diện tích xấp xỉ 11.000ha tập trung ở các xã Vĩnh Bình, Minh Diệu, Vĩnh Mỹ B và thị thị trấn Hòa Bình. Những năm gần đây, người xứ này quen gọi đó là cánh đồng Vĩnh Cường, tên của hợp tác xã nông nghiệp lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Không chỉ vì hơn 70% diện tích trồng lúa trong huyện là của hợp tác xã mà còn vì Vĩnh Cường mấy năm nay đã là cầu nối đưa lúa gạo trên quê hương công tử Bạc Liêu đi khắp 34 quốc gia trên thế giới.


Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Vĩnh Cường.


Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Cường, do ông Trịnh Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.

Hợp tác xã được thành lập năm 2016. Trước đó, “ông chủ Cường” vốn dĩ đã là chủ đại lý buôn bán gạo, một khâu trong “chuỗi” lúa gạo truyền thống ở vùng đồng bằng, lại còn thuê gần 1.500 công ruộng bên An Giang thuê người trồng lúa, gặp năm được mùa thu cả chục tỷ như chơi. Cái ăn, cái mặc chả phải lo lắng nhưng cứ mãi canh cánh một điều, ruộng đồng quê hương mênh mông, trù phú thế mà đời sống bà con trồng lúa mãi không khá lên được là cớ làm sao?


Triết lý của HTX nông nghiệp Vĩnh Cường là chia sẻ lợi ích cho bà con nông dân.


Mất mấy tháng trời tìm hiểu, qua một mùa vụ theo dõi tập quán canh tác của bà con, người làm nghề buôn gạo ấy mới nắm được “bản chất vấn đề”: Bà con mình toàn làm lúa kiểu tự bơi không à. Giống má, phân thuốc, tất tần tật vật tư đầu vào các đại lý kinh doanh xui dùng thứ gì nghe thứ đó. Đắt rẻ làm sao không biết, chất lượng thế nào không hay, thành thử chi phí đầu vào bị đội lên rất nhiều. Rồi đến chuyện đầu ra cũng vậy, dù vất vả làm ra hạt lúa nhưng thường không biết bán cho ai, được mùa mất giá, có gặp cảnh “cò”, thương lái thu mua ép giá xuống bao nhiêu cũng phải tự chịu. Chưa kể, từ kiểu làm ăn manh mún, không chủ động được sản xuất, đã có cảnh không ít bà con phải đi vay nóng các đại lý, thiếu nợ vật tư, đến mùa gặt bị người ta siết, lời lãi chẳng còn được bao nhiêu.

Cho nên “ông chủ Cường” mới nghĩ, nếu tập hợp được bà con lại với nhau để vào hợp tác xã “cùng đầu vào, đầu ra”, đặt vấn đề lợi nhuận ít thôi, mục đích chính là chia sẻ lại cho bà con đúng như bản chất của các hợp tác xã có khi giải được bài toán này.


Trưởng ấp An Thành, ông Lý Văn Tương "Làm ruộng giờ khỏe ra…"


Tất nhiên, nghĩ bao giờ cũng dễ hơn làm. Cũng giống như nhiều HTX nông nghiệp khác, ngày thành lập Vĩnh Cường chỉ vỏn vẹn có 30 thành viên. Vận động mãi chẳng có ai chịu vào, là vì bà con chưa thấy, chưa tin. Giám đốc Cường xác định trước và bắt đầu thuyết phục bằng dịch vụ ông cho là vô lý nhất người trồng lúa ở Bạc Liêu phải chịu.

“Ruộng bà con, lúa cũng của bà con, doanh nghiệp kinh doanh giống chỉ thu mua về lọc rồi bán lại với giá 16 - 17 nghìn đồng/kg, trong khi giá thành chỉ rơi vào khoảng 9 nghìn đồng. Hợp tác xã Vĩnh Cường cũng làm đúng quy trình như thế, khác chăng là cung ứng cho nông dân với giá chỉ 10 nghìn đồng/kg, kèm theo cam kết chất lượng và để cuối vụ mới thu tiền. Cách làm ấy quả thật hiệu quả. Chỉ sau có một mùa vụ, bà con ào ào xin vô hợp tác xã, một lúc có thêm hơn 450 thành viên, vụ sau tăng lên thành 3.965 thành viên liên kết”, ông Giám đốc Vĩnh Cường kể quá trình thay đổi.

Khi bà con đã tin vào lợi ích của kinh tế tập thể, khi hợp tác xã Vĩnh Cường có lợi thế về quy mô với hàng ngàn hộ thành viên thì việc kiểm soát vật tư đầu vào để giảm thiểu chi phí người trồng lúa hóa ra đơn giản.

Từ phân bón, thuốc BVTV đến các dịch vụ tổ chức sản xuất, HTX nông nghiệp Vĩnh Cường đều ở vị thế “cửa trên”, có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng vật tư, các dịch vụ sản xuất “lấy lợi ích bà con làm trung tâm”. Chỉ riêng chuyện hợp tác xã “chọi” các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trung gian bằng cách ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư ngang với giá đại lý cấp 1 đã giúp các hộ thành viên liên kết giảm được 20 - 30% chi phí đầu vào.

Đặc biệt, mặc dù không phải là mô hình hợp tác xã chia lợi nhuận nhưng “nông dân nào cũng muốn vô với Vĩnh Cường” là vì cam kết làm lúa không bao giờ lỗ từ chính sách thu mua bao tiêu đầu ra.

Quả thật, không chỉ đơn thuần lớn về diện tích, số lượng thành viên, thứ tạo nên sự khác biệt của Vĩnh Cường có lẽ là chuyện liên kết thị trường. Khó có một hợp tác xã nào mà mỗi năm bao tiêu hơn 20.000ha lúa, bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 250.000 tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng…

Tất nhiên là quy trình sản xuất cũng phải tổ chức bài bản. Bộ máy của Vĩnh Cường có 5 người trong hội đồng quản trị, 7 tổ sản xuất và 14 cán bộ kỹ thuật, đa phần đều trình độ kỹ sư cả. Sau khi ký hợp đồng và cung ứng vật tư đầu vào cho bà con, toàn bộ quy trình sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bảo vệ chăm sóc đều được đội ngũ kỹ sư theo dõi chặt chẽ.

“Sứ mệnh của kinh tế tập thể, của hợp tác xã là ở chỗ này. Một hai năm đầu có thể còn vướng víu đôi chút chứ bây giờ rất khỏe, nhất là các doanh nghiệp thu mua. Toàn bộ vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất, chất lượng lúa thế nào, vận chuyển ra sao là chuyện của hợp tác xã với bà con, ông doanh nghiệp nhận lúa tại nhà máy và thanh toán tiền. Tin nhau đến mức vào vụ chỉ một hai cuộc điện thoại là “chốt”, hợp đồng ký sau”, Giám đốc Vĩnh Cường nói giọng hào sảng.

Thành công với chuỗi liên kết lúa gạo ở Bạc Liêu, sứ mệnh của Vĩnh Cường bây giờ được tỉnh Bạc Liêu và huyện Hòa Bình “giao” đồng hành với 8 hợp tác xã nông nghiệp lân cận để mở rộng quy mô kinh tế hợp tác. Nói như ông Hồ Văn Linh, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, sẽ là một cuộc chuyển mình rất mạnh mẽ bởi vì bà con đã thấy rõ lợi ích khi tham gia vô hợp tác xã như thế nào.

“Xét cho cùng bản chất của kinh tế tập thể là nhằm mục đích thay đổi tư duy cũ, tập quán canh tác còn nhiều hạn chế của người nông dân, đồng bộ các khâu tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ cho các thành viên và liên kết thị trường. Thực tế ở HTX nông nghiệp Vĩnh Cường đã chứng minh được vai trò đó”, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình chia sẻ.

Hoàng Anh - Trọng Linh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.
Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.
Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.
Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Sáng 27/6, tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm
Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

LNV - Mới đây, vào ngày 26/6, Vương quốc Anh chính thức công bố Chiến lược Công nghiệp Hiện đại (UK’s Modern Industrial Strategy) mới; kêu gọi hợp tác toàn cầu đặc biệt với những đối tác đáng tin cậy như Việt Nam cùng xây dựng một tương lai bền vững, thịn
Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương

Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương

LNV - Cùng với xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành giải pháp quan trọng giúp tỉnh Bắc Kạn phát huy lợi thế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường.
Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

LNV - Chiều 25/6, tỉnh Bình Định phối hợp cùng tỉnh Gia Lai tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo việc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo mô hình tinh gọn, hiện đại
Giao diện di động