Áo dài – Di sản được giữ gìn và lan tỏa
Hoa hậu Ngọc Hân trình diễn áo dài Việt Nam tại Pháp.
Áo dài vốn kén dáng, kén người, kén cả dịp mặc, nhưng lại là trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo của bất kỳ phụ nữ Việt Nam nào, dù ở bất kỳ nơi đâu. Hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu trưng của người phụ nữ Việt, dịu dàng, duyên dáng. Ngày nay, thiết kế của tà áo dài cũng đã thay đổi nhiều, về cơ bản vẫn giữ nguyên hình dáng hai tà và những đường lượn truyền thống, nhưng thay bộ cúc bấm bằng khóa kéo, các chất liệu cũng phong phú, dễ mặc, dễ may hơn trước đây. Những yếu tố này khiến cho áo dài ngày càng trở nên phổ biến hơn, chị em phụ nữ cùng cảm thấy dễ chịu hơn, không còn bị gò bó, khép nép khi mang bộ áo dài trên người. Những dịp lễ tết, trời ấm áp, nắng đẹp, áo dài được mặc khắp nơi. Thậm chí, áo dài trở thành trang phục được lựa chọn nhiều tại các điểm chụp ảnh đẹp, vườn hoa, công viên… Trên con đường làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản, áo dài là một trong những di sản đang có sức sống mạnh mẽ trong xã hội đương đại.
Hai bộ áo dài mà Đại sứ Nguyễn Phương Nga mặc khi nhận thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước và khi sang nhận nhiệm vụ tại Liên Hợp quốc (bìa trái).
Với những người làm trong ngành ngoại giao, áo dài mặc nhiên đã trở thành một “đại sứ” không lời, lặng lẽ làm nhiệm vụ quảng bá cho đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2018 chia sẻ: “Khi mặc bộ áo dài Việt Nam tham gia các sự kiện quốc tế cũng như các sự kiện tại Việt Nam, tôi luôn có cảm giác vô cùng tự hào, vinh dự nhưng cũng ý thức rất rõ trách nhiệm của mình, bởi vì tà áo dài đại diện cho truyền thống anh hùng, sáng tạo, cần cù và cũng rất hòa hiếu, nhân văn của dân tộc Việt. Khi ra với cộng đồng quốc tế, tà áo dài luôn nhắc nhở chúng ta đang đại diện cho hình ảnh dân tộc, phải ứng xử như thế nào cho phù hợp. Tà áo dài cũng là hình ảnh đại diện của đất nước Việt Nam ra thế giới”.
Bà Nguyễn Phương Nga nhận xét: “Áo dài Việt Nam gắn với lịch sử phát triển dân tộc, gắn với người phụ nữ Việt Nam và ngày nay cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, có nhiều loại áo dài cách tân khác với áo dài truyền thống, tiện lợi hơn cho công việc hằng ngày, nhưng cũng lại là đại diện xuất sắc của Việt Nam trong làng thời trang quốc tế”. Bà Nguyễn Phương Nga cho biết, bà đã từng cùng với nhà thiết kế Lan Hương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức một buổi trình diễn áo dài kết hợp với các nhạc cụ Việt Nam tại New York, nơi bà làm nhiệm vụ Đại sứ tại Liên Hợp quốc. “Đó là sự kiện văn hóa đầu tiên tôi tổ chức khi nhận nhiệm vụ tại New York. Buổi biểu diễn đã rất thành công, với sự tham dự của gần 1.000 đại diện các đại sứ quán, các Phái đoàn ngoại giao của các nước ở Liên Hợp quốc. Các bạn quốc tế đều đánh giá rất cao và cho rằng đó là một trong những sự kiện văn hóa thành công ở Liên Hợp quốc” – bà nói.
Hoa hậu Ngọc Hân và họa sĩ Phạm Trinh trong bộ sưu tập áo dài Nhã nhạc cung đình.
Cũng là một “đại sứ” đem tà áo dài giới thiệu ở nhiều nơi, nhưng với Hoa hậu Việt Nam Đặng Ngọc Hân, áo dài là tình yêu, là niềm cảm hứng để cô thỏa mãn mong muốn sáng tạo của mình. Ngọc Hân từng giới thiệu các bộ sưu tập áo dài của mình ra nhiều nước trên thế giới. Mẫu thiết kế cô giới thiệu mới đây là bộ áo dài mang hình ảnh Nhã nhạc cung đình Huế dựa trên nội dung bức tranh cùng tên của họa sĩ Phạm Trinh.
Với Ngọc Hân, là người tôn trọng kiểu dáng truyền thống của chiếc áo dài, cho nên đó cũng là khó khăn khi bắt tay vào thiết kế các bộ sưu tập áo dài. Những mẫu thiết kế của Hân bám sát vào form dáng truyền thống, chỉ có thể sáng tạo dựa trên tà áo, thân áo, tay áo… Phải làm sao tà áo dài vẫn giữ dáng vẻ truyền thống nhưng phải tạo ra các họa tiết, hình ảnh trên đó thật mới lạ, hiện đại, mới và mỗi năm mỗi kiểu. Việc thiết kế vì thế phải đào sâu, thiên biến vạn hóa, để tạo nên sự khác biệt với các nhà thiết kế khác.
Trình diễn áo dài Việt Nam tại Ả rập Xê-út nhân dịp Quốc khánh nước sở tại.
Ngọc Hân cho biết, với vai trò của một nhà thiết kế, cô sẽ cố gắng đóng góp để quảng bá hình ảnh tà áo dài thông qua các sáng tạo, các buổi trình diễn. Ngọc Hân cho rằng, những hoạt động, sự kiện quảng bá là cách tốt nhất để tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài. Áo dài cũng là một cách để khẳng định chủ quyền về bản sắc văn hóa Việt Nam. “Muốn quảng bá hình ảnh áo dài, phải tạo ra được những mẫu thiết kế phù hợp, gần gũi để mọi người mặc dễ dàng hơn, nhiều hơn, và đây chính là nhiệm vụ của các nhà thiết kế như tôi” – Ngọc Hân nói.
Hiện nay, áo dài Việt Nam đang được các cơ quan chức năng chuẩn bị, lập hồ sơ để đệ trình lên UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Những hoạt động để lan tỏa và đưa áo dài gắn bó nhiều hơn nữa trong đời sống hằng ngày sẽ góp phần không nhỏ không chỉ tôn vinh, quảng bá, mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về một di sản đặc biệt ở Việt Nam.
Theo Nhân dân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống