Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng
Nằm sâu trong làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), khu xưởng nhỏ của ông Phạm Việt Khoa những ngày đầu năm 2024 đang hoạt động liên tục. Sinh ra và lớn lên tại Bát Tràng, ông Phạm Việt Khoa đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm gốm sứ. Khu xưởng của ông Khoa hiện có 4 nhân công nhiều lúc phải làm tăng ca từ sáng tới đêm để đáp ứng đơn hàng.
Lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam, các nghệ nhân tại làng Bát Tràng đã phóng tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo cận kề. |
Được biết, sản phẩm này được lấy cảm hứng từ ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - một bảo vật vô giá của Việt Nam - và tạo hình dựa lấy cảm hứng từ rồng thời Lê đang được ngự tại Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long.
Muốn chế tạo một chiếc ấn hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn. Người thợ phải tạo hình từ đất sét, đây là một khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận khi từng nét chạm khắc đều cần chuẩn xác. Sau đó chiếc ấn sẽ được đem đi nung. Sau khi ra khỏi lò nung sẽ đi tới công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng.
Sinh ra và lớn lên tại Bát Tràng, ông Phạm Việt Khoa đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm gốm sứ. Khu xưởng của ông Khoa hiện có 4 nhân công nhiều lúc phải làm tăng ca từ sáng tới đêm để đáp ứng đơn hàng. |
Ông Phạm Việt Khoa, chia sẻ: "Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng". Để tạo ra một sản phẩm ấn rồng bằng gốm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn. Khâu đầu tiên là tạo hình sản phẩm từ đất sét, đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người thợ.
Chị Đào Yến đã có hơn 10 năm làm nghề tại Bát Tràng. Chị đảm nhiệm việc đắp các chi tiết nhỏ cho sản phẩm như râu, vây lưng... Theo chị Yến cho biết, thời gian này, chị và mọi người trong xưởng phải làm việc liên tục để đáp ứng đơn hàng. |
Sau khi được hoàn thiện cơ bản và được tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.
Sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung sẽ đi tới công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng. |
Mỗi sản phẩm rồng sẽ được vẽ hoàn thiện trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Mỗi ngày một thợ thủ công có thể hoàn thiện được 5-6 sản phẩm. Người thợ sẽ dùng dung dịch chứa vàng 24K để trang trí cho sản phẩm. Sau đó, những chiếc ấn sẽ tiếp tục được mang đi nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng.
Một sản phẩm ấn Rồng hoàn thiện. Trên 3 mặt sản phẩm có 3 chữ An-Thuận-Phát, mặt còn lại được điêu khắc cảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự lột xác, vượt trội, chuyển sang một giai đoạn mới. |
Tin liên quan
Nghệ nhân đưa gốm truyền thống vào đời sống
10:40 | 21/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tất bật làng gốm Bát Tràng
10:57 | 22/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thử thách tài năng đầu bếp tỉnh Bình Định
10:16 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 Đào tạo nghề
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 OCOP
Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 Xúc tiến thương mại
Tuyển phóng viên, cộng tác viên
09:10 Tin tức
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề