Xã biên giới Bình Tân: Cầu “Nông thôn mới” mở đường lên công nghiệp

LNV - Bình Tân là xã trẻ nhất của thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), mới thành lập từ năm 1989, cũng là xã được công nhận Nông thôn mới cuối cùng trong năm 2020 sau 4 xã khác của Kiến Tường. Nhưng đến nay, Bình Tân đã vượt lên dẫn đầu thị xã về tỉ lệ nhà đạt chuẩn lên đến 93.4% so với tỉ lệ chung là 78,5%. Một trong những tác nhân giúp Bình Tân vươn lên phát triển nhảy vọt là những cây cầu “Nông thôn mới” đã kết nối, mở đường cho vùng đất thuần nông này với công nghiệp và thủ công nghiệp toàn vùng.


Cầu N4 trên đường lộ kinh 61 đã kết nối Bình Tân với khu công nghiệp cửa khẩu.​


Từ vùng đồng bưng ngày xưa…

Duyên số đẩy đưa tôi gắn bó với Bình Tân từ khi xã này chưa có tên, vẫn còn là phần đất của Bình Hiệp. Tết Nguyên đán năm 1978, đơn vị tôi ăn Tết ở Cái Đôi, nhưng chỉ được trọn ngày mồng một. Vì chiều mồng hai Tết chúng tôi đã hành quân về Măng Đa để bắt đầu 22 ngày đêm chiến đấu đẫm máu và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang lần thứ 2. Toàn bộ tư trang của đơn vị vẫn còn gửi lại Cái Đôi và được bà con trân trọng giữ gìn.

Thời đó chưa có đường, muốn đi từ khẩu Bình Hiệp lên Cái Đôi phải theo lộ Bình Hiệp (Mộc Hóa) ra bờ sông Vàm Cỏ rồi đi tàu đò. Mùa khô thì cắt đồng bưng hơn một buổi đi bộ mới tới nơi. Cả vùng đất mênh mông dọc biên giới từ Bình Hiệp lên tới Láng Đao (Long Khốt) là cánh đồng bưng ngút ngàn vô tận. Dân cư lúc ấy rất thưa thớt chỉ độ vài trăm nóc nhà dọc sông Vàm Cỏ, rạch Cái Đôi.

Trong và sau chiến tranh biên giới Tây Nam, tỉnh Long An thi công giúp tuyến đê và tuyến đường biên giới nối Bình Hiệp với Bình Châu (giờ là một phần của quốc lộ 62), đường sá dần dần mở ra. Đoàn Xây dựng Kinh tế Đồng Tháp 1 phải mất nhiều năm trời đào kinh xã phèn xây nhà, hình thành xóm Kinh tế mới cho người dân phía Nam lên lập nghiệp, xã Bình Tân mới ra đời. Thời điểm ấy, những ngôi nhà tranh vách đất mọc lên giữa nơi đồng bưng đã là sự đổi thay kỳ diệu.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong ngày khánh thành cầu N4


Đến xã Nông thôn mới ngày nay

Hôm giáp Tết vừa qua, có dịp về thăm Kiến Tường, anh Lê Tấn Lộc - Trưởng Phòng Quản lý Đô thị thị xã Kiến Tường lấy xe 7 chỗ đưa tôi đi tham quan một vòng từ Bình Hiệp, Bình Tân, lên Cái Đôi về lại Thạnh Trị. Điều bất ngờ nhất là ở Bình Tân xe 7 chỗ đã chạy được ngoằn ngoèo khắp xã, từ Cái Đôi đến ấp Mới qua Bình Hiệp.

Trên địa bàn xã có đủ cấp độ đường: quốc lộ 62, đường N2, đường liên xã đi Bình Hiệp, đường liên ấp... Quốc lộ rải nhựa khang trang, đường liên xã đổ bê tông rộng 4m và cả đường liên ấp cũng được rải đá cấp phối. Không còn khái niệm đường mòn, bờ đắp, lộ đất của ngày xưa. Không còn gò bàu, đất cao đất trũng. Không còn cỏ tranh lau sậy, cỏ mờm... Bình Tân hiện ra là những dãy nhà bê tông khang trang tường vôi trắng mới. Những vườn cây ăn quả xanh um với đủ lại chuối, xoài, mít trĩu quả như xứ miệt vườn. Không hề kém cạnh những xã lớn, xã lâu đời như Tuyên Thạnh, Bình Hiệp, Thạnh Trị… Bình Tân còn có thể so sánh được với những thôn xóm trù phú ở Miền Hạ.

Anh Lộc cho biết theo báo cáo Chương trình xây dựng Nông thôn mới của thị xã Kiến Tường, thì đến nay trên địa bàn 5 xã cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn chiếm 78,5% (5.086/6.482 căn), riêng xã Bình Tân đạt tỷ lệ cao nhất, có 624/668 nhà đạt chuẩn, tỉ lệ 93,4%

Điều làm nên sự thay đổi kỳ diệu

Chừng như muốn trả lời tôi bằng những hình ảnh trực quan trước sự đổi thay kỳ diệu của Bình Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân - anh Đặng Hoàng Kha - đã hướng dẫn chúng tôi đi sâu hơn vào các thôn ấp của xã và vào nhà một số hộ dân. Tôi thật bất ngờ khi tại nhà ông Nguyễn Văn Lòng ở ấp Cái Đôi Tây hiện ra một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình.

Nguyên do là hiện nay lục bình phát triển rất nhiều và nhanh, che kín mặt sông rạch, khiến ghe tàu đi lại khó khăn. Gần đây, có những doanh nghiệp ở Bình Dương đã đặt hàng các đại lý ở Kiến Tường tổ chức cho các hộ gia đình thu hoạch lục bình phơi khô theo quy cách và sản xuất các giỏ, thùng mỹ nghệ xuất khẩu. Giá lục bình nguyên liệu và gia công tùy theo sản phẩm lớn nhỏ từ 30.000 - 100.000 đồng/cái. Sản xuất gia công, không bị gò bó về thời gian, tuổi tác nên mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia.

Trong gia đình ông Lòng có một phụ nữ trên 60 tuổi vốn bị bại liệt từ nhỏ không đi lại được, đôi tay cũng yếu hơn người bình thường, nhưng với nghề đan lục bình, mỗi ngày bà có thể làm ra được vài ba sản phẩm có thể tự nuôi sống bản thân. Với những lao động nông nghiệp hay người làm việc theo giờ hành chính, những người có tuổi, việc đan lục bình là cơ hội có thêm thu nhập. Đó là một nhân tố giúp Bình Tân dù đất hẹp, người đông vẫn vươn lên khá giả.

Người tàn tật cũng có thể làm nghề đan lát lục bình xuất khẩu


Anh Đặng Hoàng Kha còn cho biết thêm một nhân tố khác, là Bình Tân gần Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, với diện tích 168ha thuộc Khu kinh tế Cửa khẩu Long An, hiện có hai doanh nghiệp đang hoạt động (Công ty TNHH Tainan Enterprises và Công ty TNHH Victory Internaitonal). Hàng trăm thanh niên Bình Tân đã tham gia lao động trong khu công nghiệp này cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Năm 2020, số lao động có việc làm ở Bình Tân là 1.625 người, đạt tỉ lệ 90,33% - cao hơn 13% so với năm 2011.

Theo anh Lộc giải thích, tăng trưởng về lao động, việc làm ở Bình Tân thực hiện được phần lớn nhờ vào sự phát triển của chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mà quan trọng nhất trong đó là chương trình cầu và đường. Trước đây trên các tuyến đường liên xã, các cầu nông thôn đã bê tông hóa chỉ rộng 1m nên việc đi lại rất khó khăn bất tiện. Vận chuyển sản phẩm lục bình mỹ nghệ từ nhà dân đến các đại lý bằng đường bộ là bất khả thi. Người dân muốn đi làm ở khu công nghiệp cũng khó.

Với các chương trình hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới, nhất là Chương trình Cầu Nông thôn do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ban biên tập Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức vận động xây dựng, Bình Tân đã có 5 cây cầu mới khang trang, rộng 4m, tải trọng 5 tấn. Đặc biệt, cây cầu N4 trên trục lộ liên xã Kinh 61 có tác dụng rất lớn. Cây cầu này đã nối liền Bình Tân, Bình Hiệp và kết nối với Quốc lộ 62 để vào khu công nghiệp cửa khẩu, đáp ứng nhu cầu đi lại của người lao động,

Cầu nông thôn mới không chỉ thay đổi bộ mặt, điều kiện sinh hoạt người dân nông thôn, mà còn mở đường cho nông dân tiếp cận và kết nối với kinh tế công nghiệp. Điều này thật đúng với tinh thần chỉ đạo của Nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang là làm cầu không chỉ để người dân đi lại mà còn để “kinh tế đi”.

Bài, ảnh: Lê Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

LNV - Xã Lục Bình, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã tạo nên một “nét mới” trên vùng quê qua hành trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Tin khác

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã và đang phát triển tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người, góp phần nâng cao giá trị của nông sản và đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

LNV - Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy kiến góp ý định hướng Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 12-6, Hội đồng Thẩm định Trung ương họp xét, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng từ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong suốt gần 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực bứt phá về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực bứt phá về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huyện Đại Từ đã huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng bền vững, toàn diện và có chiều sâu, từng bước đạt các tiêu chí huyện NTM nâng cao.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phú Cường tích cực trong xây dựng NTM nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phú Cường tích cực trong xây dựng NTM nâng cao

LNV - Trước thời điểm chuyển sang mô hình hoạt động xã mới quy mô lớn và kết thúc hoạt động của cơ quan, chính quyền cấp huyện, chúng tôi đến xã Phú Cường, xã đồng bằng ven Sông Hồng của huyện Ba Vì, xã đang trên lộ trình xây dựng NTM nâng cao, dự kiến về đích năm 2025.
Huyện Tam Nông (Phú Thọ): Xã Dân Quyền vững bước vào giai đoạn phát triển mới

Huyện Tam Nông (Phú Thọ): Xã Dân Quyền vững bước vào giai đoạn phát triển mới

LNV - Xã Dân Quyền cách trung tâm huyện Tam Nông 5 km, có tổng diện tích 14,5km2, dân số trên 13.000 người, phân bổ theo 15 khu dân cư. 5 năm qua dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tam Nông. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Dân Quyền đã đoàn kết, phấn đấu xây dựng địa phương phát triển vững mạnh toàn diện, đạt được nhiều kết quả tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Huyện Đại Từ, Thái Nguyên: Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ, Thái Nguyên: Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Quảng Ninh hoàn thành chương trình nông thôn mới

Quảng Ninh hoàn thành chương trình nông thôn mới

LNV - Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký, ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thái Nguyên: Huyện Phú Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thái Nguyên: Huyện Phú Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 2/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1067/QĐ-TTg công nhận huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Đại Từ: Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã và đang phát triển tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người, góp phần nâng cao giá trị của nông sản và đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Những bước tiến mới trong hành trình xây dựng nông thôn mới thông minh ở Đại Từ

Những bước tiến mới trong hành trình xây dựng nông thôn mới thông minh ở Đại Từ

LNV - Mô hình “xã thông minh”, “xóm thông minh” ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) bước đầu đã có những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hiện đại hóa quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hải Phòng có thêm hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hải Phòng có thêm hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Vĩnh Bảo và huyện Kiến Thụy của TP Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 68 xã nâng cao, 14 xã kiểu mẫu, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và thống nhất trình Trung ương xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

LNV - Là xã vùng đồi gò của huyện Ba Vì, năm 2020 xã Tiên Phong đã về đích Nông thôn mới. Diện mạo của địa phương đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Huyện Đại Từ xây dựng nông thôn mới nâng cao, sáp nhập không là rào cản

Huyện Đại Từ xây dựng nông thôn mới nâng cao, sáp nhập không là rào cản

LNV - Mặc dù theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và không còn tổ chức cấp huyện nhưng điều đó không phải là rào cản trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Vào ngày 21/6, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam (Vietnam Record Association) long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025 - 2030).
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định,
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 20/6/2025 tại Hà Nội, trong không khí trang trọng và ấm áp, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt thân mật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để các nhà báo, phóng viên, cộng tá
Giao diện di động