Ngày Giáp Tết

LNV - Ngày giáp Tết, chiếc xe trâu chở cát ì ạch đi trên con đường làng, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng nên mỗi khi mưa xuống, dù là mưa xuân vẫn có nhiều đoạn lầy lội.
Ngồi trên xe, anh Chấn hò hét mãi mà con trâu sứt vẫn không vượt qua được đám sình lầy. Anh xuống xe, bám vào thành xe ra sức đẩy, chiếc xe chỉ nhúc nhích được một đoạn lại dừng lại. Con trâu sứt đứng thở phì phò, nó rất thương ông chủ, nó đã cố gắng hết sức mình nhưng sự già nua đã cướp đi quá nhiều sức lực của nó. Chủ và trâu đang mệt mỏi, bất lực thì phía sau có tiếng còi ô tô xin đường. Chiếc xe hơi sang trọng hẳn chở một cán bộ quan trọng nào đó về xã tham quan hoặc công tác, anh Chấn nghĩ vậy và cuống quýt bắt con trâu cố vượt qua đám sình lầy để nhường đường cho xe ô tô.


Anh Chấn lo sợ, trời cuối năm rét mướt nhưng mồ hôi đổ ra ướt cả lưng áo. Chiếc xe hơi đã đến gần, chỉ cách chiếc xe trâu có bốn, năm mét. Một hồi còi thúc giục bất chợt vang lên rất to: “Bim bim, bim” làm anh Chấn giật nảy mình. Anh thương con trâu như thương người thân ruột thịt của mình, nhưng anh sợ chiếc xe hơi kia hơn. Bởi anh biết ngồi trên chiếc xe đó phải là một người cán bộ không cấp Trung ương thì cũng cấp tỉnh, cấp huyện. Hoàn cảnh gia đình làm cho anh thành người hèn mọn, bất cứ ai, từ đứa trẻ con còn cởi truồng chạy nhông nhông ngoài đường đến mụ Tươi “cave” làng và ngay cả lão Túc dở người cũng có thể quát nạt anh mấy câu cho vui miệng. Ấy thế mà anh còn sợ huống chi người sang trọng ngồi trong xe ! Cho nên chiếc xe kia làm anh sợ đến mức ác độc, cầm cán xẻng phang tới tấp vào mình con trâu cũng là điều dễ hiểu. Con trâu gồng hết mình, kéo chiếc xe đi. Nó gắng sức không phải vì bị đánh đau. Những cán xẻng lần đầu tiên mà chủ vụt xuống người, nó hiểu chính cái tiếng “bim, bim” ở phía sau là nguyên nhân trực tiếp gây nên.

Ngay từ thời trai trẻ, con trâu sứt đã nổi tiếng hung dữ, không một ai có thể bắt nó cày, bừa được, ấy thế mà anh Chấn đã thuần phục được. Khi anh Chấn đến gần, nó cảm thấy nhận được ở anh một sự đồng cảm sâu sắc và ngoan ngoãn để anh mắc gióng cày vào cổ. Những kẻ không chinh phục được con trâu sứt, bị nó xua đuổi, thậm chí bị nó húc, hết thảy đều bảo: “Đúng là loại trâu bò mới dạy bảo được nhau!”. Từ lúc thuần phục được con trâu sứt, anh Chấn được hợp tác xã giao cho việc nuôi con sứt, anh lấy luôn cái tên Sứt đặt cho nói để tiện gọi. Đến thời khoán sản phẩm, trâu của hợp tác xã được bán cho các gia đình, nhà anh Chấn nghèo không đủ tiền mua con Sứt, những nhà khác có tiền thì không giám mua. Cuối cùng con Sứt được hợp tác xã quyết định dùng vào một bữa liên hoan tổng kết cuối năm. Nhưng số con Sứt vẫn còn duyên nợ gắn bó với anh Chấn. Ngày con Sứt bị đưa đi giết, nó đã tung được đám dây chão trói nó, ba gã đồ tể chuyên giết trâu, bò, lợn chạy bán sống, bán chết. Con Sứt chạy về chuồng được một lúc thì mấy người cầm súng đến. Anh Chấn nhìn thần chết đang đến gần con Sứt, oà khóc như thể một người thân của mình đang sắp sửa bị hành quyết. Anh nói với ông chủ nhiệm hợp tác xã hãy để anh đi vay tiền mua lại con Sứt, lại hứa sẽ tạ ơn ông nếu con Sứt thoát chết. Có lẽ con Sứt biết được điều này, nó ghi công ơn anh cứu sống nó bằng sự ngoan ngoãn và tận trung tuyệt đối.

Gã thanh niên lái chiếc xe hơi hầm hầm đi lại phía chiếc xe trâu quát:

- Điều khiển xe như thế hả? Cho xe dẹp vào nhanh lên!
Anh Chấn run run thỉnh cầu:
- Con trâu yếu quá, anh làm ơn làm phúc đẩy hộ một tay.

- Cái gì? Đẩy hộ! - Gã lái xe cảm thấy bị xúc phạm - Một cái bánh xe tôi lái bằng cả mấy chục con trâu, tôi lại đi mó tay vào cái loại xe trâu bò này á!
Anh Chấn ghé vai vào sau xe, hai chân choãi ra, cố hết sức đẩy, chiếc xe trâu chỉ lăn được nửa vòng bánh xe lại đứng im.

Cánh cửa chiếc xe hơi mở toang, một người đàn ông dáng cao to, da trắng đường vệ bước xuống. Người ấy là ông Phòng, anh ruột của Quản- đương nhiệm chủ tịch xã. Ông về quê để bàn bạc với Quản đưa mẹ lên thị xã để chuẩn bị làm thượng thọ cho mẹ. Sở dĩ ông phải bàn bạc với Quản vì bà cụ, như ông thường nói là không thể chấp nhận được, thà bà cụ chết quách đi còn hơn. Bà cụ tuy mới sáu lăm tuổi nhưng đã lú lẫn, nhiều lúc cụ đại tiện cả ra quần, rồi sợ hãi thay quần đem nhét vào cả tủ lạnh. Xui xẻo cho cụ, một bữa bị chính ông Phòng phát hiện ra, thế là lập tức cụ được đưa về quê cho vợ chồng Quản trông nom. Hôm nay ông về thỏa thuận với Quản cho ông mượn mẹ ba ngày để làm thượng thọ tuổi bảy lăm cho cụ. Làm xong, ông sẽ lại trả về cho vợ chồng Quản. Tất nhiên để được Quản đồng ý, ông sẽ hứa trích cho Quản một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền mà mọi người, các cơ quan, xí nghiệp đến mừng.

Anh Chấn đã nhận ra ông Phòng, anh tái mặt nói với ông:
- Ông Phòng, ông lượng thứ cho con, con Sứt nó đã già!

Con Sứt! Ông Phòng nghiến răng như thể muốn ăn tươi, nuốt sống con Sứt. Con Sứt có thể đã quên ông nhưng muôn đời ông không bao giờ quên mối thù với con Sứt. Ngày ông còn là phó chủ nhiệm hợp tác xã, khi thấy đám thợ cày không trị nổi con Sứt, ông đã tuyên bố nếu không mắc gióng cày vào được cổ con Sứt, ông sẽ mắc gióng cày vào chính cổ mình! Ông rất tin tưởng vào khả năng của mình, chả gì ông cũng là một thợ cày nổi tiếng ở làng, cũng nhờ sự nổi tiếng này mà ông được bầu làm phó chủ nhiệm hợp tác xã. Trước sự chứng kiến của hàng chục thợ cày, khi đó anh Chấn chưa xuất hiện, ông Phòng hùng dũng vác gióng cày tiến lại nơi con Sứt đang nhởn nhơ gặm cỏ. Ông đưa tay ve vuốt mông nó. Bất thần nó xoay người, húc thẳng vào bộ hạ làm ông ngã vật ra đất. Ông bị thương, điều trị đến gần một tháng mới hết đau. Sau tai nạn này, danh tiếng của ông bị con Sứt làm cho sứt mẻ, ông đau lắm nhưng nỗi đau đó không thấm tháp gì với nỗi đau như đã nói là "muôn đời ông không bao giờ quên mối thù với con Sứt". Chả là từ lâu ông có quan hệ với cô thủ kho hợp tác xã, cô thủ kho người to béo, đẫy đà, lúc nào trông cũng hừng hực đầy sức sống. Anh chồng lại loắt choắt, mới trèo lên bụng vợ đã thở hồng hộc, thành thử cô vợ đành nhờ ông Phòng giải quyết hộ cái khoản sinh lí. Về món này, ông Phòng được cô thủ kho ca ngợi xứng đáng là một con đực thực thụ. Chao ôi! Thế mà sau lần bị con Sứt húc vào bộ hạ, ông đã cố hết sức mà cũng chỉ khoẻ hơn anh chồng cô thủ kho được một tẹo. Sau đó cô thủ kho đành nhờ ông chủ nhiệm. Ông Phòng hận đời lắm nhưng biết làm sao khi người cắm sừng ông lại là kẻ bề trên! Ngay cả việc ông có ý định giết con Sứt cũng không nổi, vì ông chủ nhiệm đã ăn tiền của anh Chấn. Từ đó khả năng tình dục của ông mỗi ngày mỗi giảm nhưng ngược lại con đường công danh của ông thì lại mỗi ngày mỗi thăng tiến, cứ y như một sự đổi chác. Đến lúc làm đến cán bộ tỉnh rồi thì ông lại thấy thèm khát, chức tước, bổng lộc và cả cái mã ngoài cao to, đẹp trai của ông làm cho khối cô trẻ đẹp mê mẩn. Rõ là cá đưa miệng mèo mà chả làm gì được! Ông uất hận lắm, những lúc đó con Sứt lại hiện về trong ông với một sự căm giận ngùn ngụt.

Bây giờ con Sứt đang đứng trước mặt ông, cản đường không cho xe ông đi! Máu trong người ông sôi lên, ông ra lệnh cho gã lái xe đánh bỏ mẹ con Sứt đi. Gã lái xe giằng chiếc xẻng trên tay anh Chấn phang tới tấp vào đầu con Sứt. Con Sứt đau đến lồng lên. Anh Chấn thương con Sứt, chạy lại cầm tay gã lái xe van xin:

- Tôi xin anh đừng đánh nó nữa! Tôi sẽ vào làng kêu mọi người ra đây giúp.

Hai bên giằng co nhau chiếc xẻng. Ông Phòng hầm hầm đi lại túm lấy cổ áo anh Chấn:
- Thằng con nhà cường hào ác bá, mày lại còn bênh nó hả? Này thì bênh này! Này thì bênh này!

Cứ mỗi câu " Này thì bênh này" lại là một cái tát bay vào mặt anh Chấn. Con Sứt nhìn thấy chủ bị đánh, sự căm thù kẻ hành hạ ông chủ của nó đã tiếp cho nó sức mạnh phi thường. Nó phá tung cái gióng tròng ở cổ lao lại phía ông Phòng, ông khinh hoàng, sợ hãi đái cả ra quần, nhảy tòm xuống cái ao bên đường. Con Sứt lao xuống ao, ông Phòng hốt hoảng lao vào bờ. May mắn làm sao, ông trèo được lên bờ trước khi con Sứt lao đến chỗ ông. Một chân giày, một chân đất, ông Phòng chạy thục mạng về phía trước. Con Sứt cũng đã lên được bờ, đuổi theo ông Phòng. Phía sau anh Chấn đuổi theo, miệng hét lớn: "Sứt! Họ, ọ!". Con Sứt không nghe thấy gì. Khoảng cách giữa ông Phòng và con Sứt mỗi lúc một thu ngắn. Cái chết đang đến gần, đột nhiên ông Phòng dừng chân, quay người lại quỳ xuống vái lia lịa con trâu. Con Sứt chạy đến nơi, thấy ông Phòng quỳ gối, lạy van xin mình thì từ bỏ cái ý định húc lòi ruột kẻ thù. Nó ngắm nghía ông Phòng một lúc rồi quay đầu bỏ đi. Trong cái ngày cuối năm, giáp Tết này, chả biết con Sứt có còn nhớ đến ông Phòng không?

Truyện ngắn của Vũ Đảm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng
Giao diện di động