Mô hình 4D phát triển nông nghiệp Việt Nam
Thay đổi tư duy chuyển đổi sang kinh tế số nông nghiệp
Có nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này từ phía Nhà nước, tư nhân và xã hội. Các cách tiếp cận này rất đáng quý và khá hiệu quả, nhưng chưa thực sự thay đổi tận gốc vấn đề, vì thế chưa giúp chuyển đổi hoàn toàn nền NN Việt Nam. Có lẽ chúng ta nên có một cách tiếp cận hệ thống và sâu sắc hơn: dựa trên mô hình 4D - Digital economy (Kinh tế số), Digital agriculture (Nông nghiệp số), Digital village (Làng số) và Digital farmer (Nông dân số).
Nền tảng quan trọng nhất chính là tư duy chuyển đổi sang Kinh tế số mọi lĩnh vực, trong đó có NN. Chúng ta hay nói tới chuyển đổi số doanh nghiệp nhưng ít khi chú ý tới bản chất của nó. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, quan trọng nhất là bán được hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, chuyển đổi số nhìn từ góc độ kinh tế là bài toán làm thế nào để phát triển các hàng hóa và dịch vụ số hướng tới người tiêu dùng số. Lực đẩy mạnh mẽ và triệt để nhất, chính là người tiêu dùng đã chuyển sang người tiêu dùng số trong những năm gần đây.
Động lực thúc đẩy người tiêu dùng số tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đó là: Các thiết bị cầm tay như smartphone ngày càng có năng lực xử lý và chức năng mạnh, nhiều hơn; 5G và sắp tới 6G sẽ tạo ra những kết nối siêu tốc độ mạnh ổn định cho các dịch vụ số; Các công nghệ mới ngày càng được thương mại hóa và đưa vào triển khai; Vũ trụ ảo ra đời tạo ra kết nối và tương tác liên tục giữa các cá nhân với nhà sản xuất; Các công cụ và phương tiện tài chính số ngày càng nhiều.
Nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng số, kinh tế - trong đó có NN - cần tập trung chuyển đổi và phát triển các sản phẩm số cho khách hàng số.
Các hướng quan trọng để phát triển sản phẩm số bao gồm: Phát triển thuộc tính số mới cho sản phẩm (các giải pháp truy xuất nguồn gốc đã tạo ra thuộc tính số mới cho sản phẩm NN khi người dùng số có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc sản phẩm NN); Hỗ trợ nâng cao cho các sản phẩm NN truyền thống (các giải pháp bán hàng trên sàn TMĐT chính là ví dụ khi chuyển đổi số giúp số hóa việc bán hàng NN truyền thống); Kiến tạo các mô hình NN mới (giải pháp cùng đầu tư, canh tác và sử dụng các sản phẩm NN sạch giữa khách hàng và các hộ nông dân thông qua các nền tảng số); Kết hợp NN và các ngành kinh tế khác trong các sản phẩm số (NN có thể kết nối với giáo dục tạo ra những sản phẩm hướng nghiệp NN cho các em học sinh cấp 1 trên online, rất thích nghi với bối cảnh giáo dục từ xa trong đại dịch Covid-19).
Những mục tiêu quan trọng trong chuyển đổi số nông nghiệp
Khi nhìn từ góc độ Kinh tế số NN như đã nói ở trên, Chuyển đổi số NN - Digital Agriculture sẽ hướng tới hai mục tiêu quan trọng. Một là chuyển đổi các hoạt động canh tác NN thông qua áp dụng công nghệ, công cụ và nền tảng số. Hai là ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành và quản trị doanh nghiệp - hợp tác xã và các thực thể sản xuất NN, ví dụ như OCOP.
Chuyển đổi số các hoạt động sản xuất NN có giá trị chiến lược quan trọng, đó là kiến tạo hoặc hỗ trợ tạo ra các thuộc tính số cho sản phẩm NN. Ví dụ khi các hộ nông dân thực hiện nuôi tôm trong các hệ thống năng suất cao thông qua công nghệ, thì con tôm đã chuyển đổi hoàn toàn sang con tôm số - digital shrimp. Tất cả các thông tin nuôi tôm trong cả chu trình từ tôm post cho tới tôm thành phẩm đã được số hóa, giúp cho việc lan tỏa các thuộc tính số này trên không gian số trước khi tôm thật được tiêu thụ trên thị trường. Tất nhiên, nếu như nông dân chưa thực sự chuyển đổi hết để khai thác tất cả các thuộc tính số của tôm số, thì họ vẫn có thể triển khai một số dịch vụ số như truy xuất xuất xứ của sản phẩm. Về phần ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành và quản trị, chúng ta hoàn toàn có thể thúc đẩy và triển khai áp dụng các công cụ giải pháp số cho các quy trình kinh doanh như bán hàng, nhân sự, kiểm soát chất lượng…
Digital village (Làng số) và Digital farmer (Nông dân số) là hai thành phần đóng vai trò thực thi và triển khai những gì chúng ta đề cập trong Kinh tế số và NN số. Có thể nói sự thành bại của Kinh tế số và NN số nằm ở cách chúng ta thúc đẩy và triển khai hai thành phần này tại nông thôn Việt Nam.
Làng số, định nghĩa đơn giản chính là hạ tầng, nền tảng, môi trường và trường học số - nơi kinh tế số và NN số biến thành hiện thực thông qua các hoạt động của nông dân số. Làng số được xem là mảnh ghép còn thiếu của toàn bộ hệ sinh thái NN số. Gần đây chúng ta thường nghe nhiều về nền tảng do Bộ TT-TT thúc đẩy. Đây chính là một cấu phần quan trọng trong việc kiến tạo Làng số nhằm giúp tạo ra hạ tầng số cho nông dân số đổi mới sáng tạo và thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ số trong NN. Tuy nhiên nền tảng số không thể nào kiến tạo đầy đủ Làng số. Các thành phần khác như hạ tầng số về truyền dẫn, năng lượng cho NN, dữ liệu cũng cần được chú trọng và phát triển.
Dữ liệu số chính là động lực cho Làng số. Một Làng số đúng nghĩa sẽ cần phải được số hóa tất cả các thông tin về diện tích, vị trí địa lý của từng mảnh ruộng trên hệ thống GIS, dữ liệu về thổ nhưỡng đất đai cũng như dữ liệu về nước và thời tiết trong Làng. Làng số trong góc cạnh NN đòi hỏi tất cả các dữ liệu NN đầu vào cần được số hóa hoàn chỉnh và truy cập theo thời gian thực, tạo điều kiện cho Nông nghiệp số tại Làng. Một vấn đề quan trọng của Làng số đó chính là nền tảng thúc đẩy các tri thức, kỹ năng số cho người nông dân. Chiều ngược lại, Làng số cần giúp cho người nông dân số hóa những tri thức kinh nghiệm có từ ngàn đời nay trong hệ sinh thái tri thức số NN của Làng số. Động lực cho chuyển đổi số ngành bất kỳ đó là sự tích lũy tri thức và kinh nghiệm thông qua số hóa tri thức nhằm bảo toàn những tinh hoa tri thức của cộng đồng và xã hội.
Cuối cùng, Nông dân số là hạt nhân quan trọng nhất để tạo nên kết quả. Nông dân số cần phải có tâm thế khởi nghiệp thay đổi chính bản thân mình vượt lên mọi thách thức của thị trường cạnh tranh, biến đổi khí hậu, NN sạch và hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, phát triển cộng đồng và người tiêu dùng thay đổi. Mỗi nông dân phải là những chiến binh khởi nghiệp trên mảnh đất của mình trong ngôi làng số kiến tạo những sản phẩm NN số nhằm phát triển kinh tế số. Nông dân số cần phải quyết liệt đổi mới sáng tạo và tích cực tham gia vào các mô hình kinh doanh số mới để tạo những giá trị số vượt trội cho NN. Nông dân số phải hiểu và áp dụng thành thạo công nghệ, công cụ và nền tảng số để chuyển đổi số nền tảng tất cả các hoạt động NN. Muốn đạt được tất cả những điều nói trên, ngoài chính sách của Nhà nước, hỗ trợ của sở ban ngành, trợ giúp của cộng đồng, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế… người nông dân cần phải liên tục học hỏi phát triển không ngừng kỹ năng, tri thức và công nghệ số cho bản thân. Đây chính là mối liên hệ hữu cơ giữa Làng số với Nông dân số.
NN Việt Nam cần một cuộc cách mạng thật sự để thay đổi tận gốc rễ, giải quyết triệt để các thách thức cũng như những vấn đề tồn tại hàng chục năm nay. Điều này đòi hỏi cần có một tư duy hệ thống tiếp cận vấn đề từ cấp độ chiến lược - chiến thuật và giải quyết sự vụ cho hệ sinh thái NN Việt Nam. Hơn thế nữa, tư duy giải quyết cần phải mang được những nét đặc trưng văn hóa của nền NN Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm lịch sử. Mô hình 4D là một tiếp cận hợp lý, và cuộc cách mạng NN Việt Nam phải được tiến hành bởi những người nông dân trong ngôi làng của họ để tạo ra những giá trị cho chính họ bằng cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Th.S Vũ Tuấn Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai
09:29 | 18/11/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 | 13/11/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
14:17 | 06/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc
13:46 | 05/11/2024 Nông thôn mới
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh
08:49 | 04/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 | 30/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
09:46 | 30/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
00:00 | 26/10/2024 Nông thôn mới
Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024
09:27 | 25/10/2024 Nông thôn mới
Bình Định thành lập thành phố An Nhơn
09:25 | 25/10/2024 Nông thôn mới
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới
19:58 | 21/10/2024 Nông thôn mới
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 | 08/10/2024 Nông thôn mới
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân