Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”

LNV - Sáng nay, ngày 24/6/2022, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” tại Hội trường UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm ra các giải pháp quản lý, sử dụng, khai thác nước sạch theo phương thức tổng hợp và toàn diện, phù hợp với vùng miền, nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch.


Chủ trì: Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống

Khách mời tham dự buổi tọa đàm:

1. Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT

2. Ông Bhling Mia - Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Tây Giang , Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

3. Ông Phạm Quang Đông - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam

4. Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

5. Ông Coor Le - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Giang.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm


Ngoài ra, buổi tọa đàm còn có mặt của bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, đại diện huyện ủy Tây Giang, các phòng ban chuyên môn của huyện Tây Giang và PV, BTV Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, các PV của các báo đài đến dự và đưa tin về tọa đàm.

Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Tạp chí điện tử trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (https://www.facebook.com/moitr...)

Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu khai mạc tại buổi Tọa đàm


Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cho biết: Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi.

Lâu nay, nhiều địa bàn trên cả nước, chủ yếu thuộc vùng DTTS và miền núi, không cân đối được nguồn nước tại chỗ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống dân sinh. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo đảm nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt, không hề nhỏ. Đây là thách thức lớn cho việc bảo đảm đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước nói chung và các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Tây Giang và Đông Giang là 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có địa hình phức tạp, hầu hết là núi cao, vào mùa mưa bão, lũ ống, lũ quét thường xuyên xuất hiện gây nguy cơ sạt lở, thiệt hại lớn về người về tài sản. Mùa khô, nắng nóng kéo dài khiến mực nước ở các con sông, suối đầu nguồn cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước cho người dân.

Thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình; mực nước tại các đập chứa, các khe, suối giảm đáng kể, trong khi nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao nên nhiều công trình không đủ nguồn nước cung cấp hoặc chỉ đủ cho một số cụm dân cư, làm giảm hiệu quả đầu tư của công trình. Mặt khác các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo quản lý, vận hành, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có.

Thực trạng thiếu nước sinh hoạt, là một rào cản cho sự phát triển bền vững cho các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ trong kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước để giải quyết nhu cầu bức thiết này cho người dân.

Vậy, làm thế nào để giải quyết bài toán thiếu nước sinh hoạt cho người dân các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nắng nóng và kéo dài hiện nay là điều mà các cấp chính quyền và người dân thật sự trăn trở.

Để tìm ra các giải pháp quản lý, sử dụng, khai thác nước sạch phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm vùng miền của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch, Tạp chí Môi trường và Cuốc sống tổ chức Tọa đàm “Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”.

Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm


Phát biểu khai mạc Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Tây Giang là huyện miền núi cao, nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 180 km, cách thành phố Đà Nẵng 120 km, huyện có 10 đơn vị hành chính xã, 63 thôn, 115 mặt bằng dân cư, trong đó có 8 xã giáp với biên giưới nước bạn Lào, nơi đây chính là điểm đầu nguồn nước, với các sông chính như: Sông Bung, Sông Lăng, Sông Avương, uốn lượn quanh co, chảy qua địa bàn huyện, qua các huyện Đông Giang, Nam Giang đổ về Sông Vu Gia trước khi đổ ra Biển Đông. - Thời gian qua, được sự quan tâm của trung ương, của tỉnh về hỗ trợ kinh phí, huyện đã đầu tư xây dựng trên 85 công trình nước sinh hoạt quy mô nhỏ (hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy), trên 55 công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho 920 ha ruộng lúa nước (tưới 2 vụ) qua đó đã từng bước đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt tại một số xã trên địa bàn huyện, nhất là vào thời điểm nắng, nóng (thường xảy ra vào tháng 4-tháng 6 hằng năm), gây khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

- Tình trạng thiếu nước trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Sự biến đổi khí hậu, lượng mưa hàng năm giảm, dẫn đến thời tiết khô hạn, làm cạn kiệt nguồn nước.

Thứ hai: Các công trình đầu tư cấp nước sinh hoạt quy mô nhỏ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện; cơ chế, chính sách của tỉnh chưa thu hút được nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này, nhất là ở các huyện miền núi cao, ít dân cư, địa bàn rộng.

Công tác quản lý, khai thác và sử dụng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, ý thức của người dân chưa nhận thức rõ, dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả đầu tư.

Đặc biệt, thời gian gần đây nhất năm 2020 trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam, trong đó huyện Tây Giang phải hứng chịu thiên tai tàn khốc đó là trận lũ ống, lũ quyét xảy ra vào rạng sáng ngày 17-18/9/2020; gây thiệt hại lớn về hạ tầng giao thông, tài sản, cây cối và hoa màu của người dân, ước thiệt hại khoảng trên 500 tỷ đồng; và nặng nề nhất đó là hư hỏng, cuốn trôi gần như toàn bộ hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt của các xã trên địa bàn huyện; đến nay mới chỉ khắc phục được một phần rất nhỏ.

Qua buổi tọa đàm hôm nay sẽ có nhiều ý kiến trao đổi, bàn bạc, thảo luận về tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; qua đó tôi mong muốn các đại biểu đến từ Hội nước sạch và môi trường Việt Nam, các đại biểu đến từ Sở, ban ngành của tỉnh, địa phương miền núi Quảng Nam có nhiều ý kiến tham gia, đóng góp, nhằm tìm ra những giải pháp giúp tốt nhất, ưu việt nhất cho các địa phương để giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ttrong thời gian đến. . .

Thực trạng suy kiệt nguồn nước tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Tình trạng suy kiệt nguồn nước cả trên bề mặt và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên, do điều kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động của con người khai thác vào các mục đích kinh tế khác nhau, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm, kiểm soát xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt... khiến nguồn nước suy giảm, nước sạch đang ngày càng khan hiếm.

Ông Phạm Quang Đông - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam


BĐKH ngày càng thể hiện rõ nét, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền núi không chỉ mùa nắng hạn mà ngay cả khi mưa lũ.

Ông Phạm Quang Đông - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam

Theo ông Phạm Quang Đông - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam, trước thực trạng biến đổi khí hậu thì cần có kế hoạch điều tiết nguồn nước, tập trung xây dựng chứa nước đáp ứng nhu cầu người dân sử dụng nước sạch.

Về cơ chế tỉnh Quảng Nam đã có Nghị quyết 03 về hỗ trợ đầu tư cấp nước sạch nông thôn. Cùng với đó, Tây Giang là huyện miền núi cũng đã được đầu tư xây dựng.

Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 60 công trình, các công trình này giao cho thôn xã quản lý nên hiệu qủa chưa được như mong muốn.

Trước thực trạng này còn thiếu sót về nguồn nhân lực, thiếu chi phí duy tu bảo dưỡng làm giảm hiệu xuất cần thu hút đầu tư xây dựng nước sạch nông thôn, để nâng cao tỷ lệ người dân được sử đụng nước sạch.

Cần có cơ chế chính sách riêng đối với doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng các công trình nông thôn, cơ chế hỗ trợ giá; có chương trình tập huấn để nâng cao hiệu quả và sự đồng thuận chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng.

Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nói về thực trạng thiếu nước trên địa bàn huyện Tây Giang, ông Lê Hoàng Linh cho biết: Huyện Tây Giang có các con sông như sông Bung, sông A Vương, Tuy nhiên, hiện nay tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn, Mặc dù đã được đầu tư các công trình nhưng hiện nay nước sinh hoạt trên địa bàn thiếu hụt 15-20%, dặc biệt trong các tháng 4, tháng 5, tháng 6. Thời gian tới, hiện tượng thiếu nước cục bộ trên địa bàn huyện được dự báo là khoảng 25-30%, điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân .

Ông Coor Le - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Giang

Ông Coor Le - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Giang


Nói về thực trạng thiếu nước tại huyện Đông Giang, ông Coor Le - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Giang chia sẻ: Đông Giang và Tây Giang là 2 huyện miền núi, lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống bà con và phát triển kinh tế xã hội. Đối với Đông Giang, sông lớn bắt nguồn từ Tây giang chảy về Đông Giang, ảnh hưởng đến đời sống bà con và phát triển kinh tế xã hội, mong cơ chế đầu tư cho bà con miền núi.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT

Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT


Nói về thách thức suy giảm nguồn nước sạch có thể sử dụng được sẽ tác động đến chúng ta như thế nào?, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết:

Nước là khởi nguồn của sự sống, hết sức quan trọng, bên cạnh vai trò thiết yếu, việc sử dụng nước không đảm bảo, theo số liệu của WHO, Tổ chức Môi trường thế giới, nước không hợp vệ sinh là nguyên nhân 90% các loại bệnh tật sức khỏe con người.

Hơn 10 năm trước tôi đã được tham dự triển khai thực hiện một dự án có ý nghĩa về môi trường gồm 3 tỉnh: Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam nhằm nâng cao điều kiện dân sinh, đặc biệt trong đó vấn đề điều kiện nước sạch sinh hoạt rất khó khăn, tại Tây Giang (Quảng Nam) đã chứng kiến khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, địa hình miền núi, bà con dân tộc thiểu số có nhiều thách thức, hơn 10 năm qua chứng kiến những đổi thay của huyện trong nâng cao đời sống, cũng như điều kiện nước sạch, sự nỗ lực của địa phương đã có những cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn về sử dụng nước sạch sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính phủ năm 2008, đã đưa các chương trình cung cấp nước sạch sinh hoạt, đặc biệt cho các khu vực nông thôn miền núi, phối hợp với các tổ chức thế giới đáp ứng yêu cầu sử dụng nước sạch. Có thể thấy từ những giai đoạn đổi mới đất nước vấn đề nước sạch được các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm.

Những bất cập, tồn tại cần tháo gỡ

Ông Bhling Mia - Bí thư huyện ủy Tây Giang , tỉnh Quảng Nam

Nói về thời tiết cực đoan, mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình; mực nước tại các đập chứa, các khe, suối nguồn nước đến việc cấp nước sạch cho người dân ông Bhling Mia cho biết: Tôi thống nhất cao với ý kiến của các đại biểu khách mới về sự cần thiết việc sử dụng nguồn nước trong cuộng sống sinh hoạt của con người. Tôi rất chia sẻ với sự nhận thức đầy đủ có ý nhĩa của ban tổ chức, đây là thông điệp, hướng đi cho Quảng Nam nói chung và các huyện miền núi nói riêng.

Năm 2020 Quảng Nam phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu hết sức phức tạp, cực đoan. Đặc biệt là tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, trong đó có huyện Tây Giang đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, đặc biệt là tính mạng của người dân.

Trước đây, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã nhận thức được vấn đề này rất sớm. Từ năm 1995 chương trình nước sạch môi trường đối với dân tộc thiểu số đã được đưa ra. Khi đó, 100% người dân chưa biết được khái niệm về nước hợp vệ sinh chứ chưa nói nước sạch.

Sau này có các chương trình 135, nghị quyết 34, nghị quyết 32, nghị quyết 26 đầu tư hỗ trợ nước sạch cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Từ đó đến nay, theo đánh giá tổng thể, các hộ dân tộc huyện miền núi, dân tộc thiểu số cơ bản trên địa bàn huyện đều được cấp nước sạch, đáp ứng được với cuộc sống trc mắt

Thời gian tới đây, nguy cơ tiềm ẩn thời tiết cực đoan như lũ ống lũ quét có nhiều lý do: Do nhận thức của người dân, tác động của con người bởi cuộc sống đồng bào miền núi 80 - 90 % người dân sống nhờ vào núi. Có những tác động, chính sách đầu tư thu hút hạ tầng, các dự án thủy điện lớn nhưng giờ bắt đầu đi vào ổn định.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tư duy đổi mới cho người dân bằng công tác tuyên truyền vận động, mỗi cán bộ, đảng viên công chức trong Đảng bộ phải thay đổi tư duy nhận thức, đổi mới phương thức sản xuất thay đổi sinh kế cho người dân. Chính phủ có chương trình trồng 1 tỷ cây xanh. Năm vừa qua, huyện Tây Giang đã trồng được 500 – 800ha rừng hay có dịch vụ chi trả môi trường rừng để gìn gìn rừng.

Về chất lượng nước các huyện miền núi và đồng bào dân tốc thiểu số: Cơ chế thu hút các doanh nghiệp vào công trình cấp thoát nước của các huyện miền núi rất khó khăn. Các dự án công trình cấp nước sinh hoạt khó nhất là quản lý sau đầu tư. Chính phủ và các bộ ngành Trung ừng bằng ngân sách có cơ chế hỗ trợ thêm cho các tổ quản lý, vận hành, duy tu, bảo hưỡng hằng năm để bảo vệ chất lượng nước.

Đông Giang cũng là địa phương hứng chịu nhiều tác động của thiên tai, bão lũ. Chia sẻ về vấn đề này, ông Coor Le cho biết: Đối với huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có lũ ống lũ quét xảy ra đột ngột ảnh hưởng nhiều đến các công trình, cơ sở hạ tầng ở các huyện trong đó có huyện Đông giang. Sau cơn bão 2020 ảnh hưởng đến công trình nc sinh hoạt của huyện. huyện đã kịp thời khắc phục cho người dân có nước sinh hoạt. huyện miền núi địa hình phức tạp nên ko thể đầu tư chung mà phải đầu tư riêng. Huyện mong muốn được đầu tư các công trình nước sạch để người dân ổn định cuộc sống.

Nhiều con suối cạn kiệt nguồn nước


Có ý kiến cho rằng, nạn phá rừng đầu nguồn cũng như mở rộng diện tích trồng keo là nguyên nhân khiến mạch nước ngầm cạn kiệt. Cùng với đó là hệ thống thủy điện dày đặc ở thượng nguồn các sông cũng làm cho nguồn nước trên địa bàn càng suy giảm, ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước cho người dân.

Ý kiến về vấn đề này, ông Phạm Quang Đông cho biết: Hiện nay, mọi người đang rất quan tâm về nạn phá rừng đầu nguồn và thực trạng trồng keo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra về nguyên nhân này dẫn đến tình trạng thiếu nước. Chúng ta phải nói đến quy luật chung khi thiếu nước phải chủ động tích trữ nước chuẩn bị, có các công trình cấp nước tập trung. Bởi việc thiếu nước phụ thuộc vào việc điều hòa cung cấp nước.

Bàn luận về chính sách, quy định hiện nay đồng bộ dẫn đến việc không kêu gọi được việc xã hội hóa trong ngành nước, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho hay: Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác xã hội hóa, phát triển ngành nước đều đã có, ngay từ rất sớm Chính phủ đã quan tâm, như Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật tài nguyên nước, chủ trương chung là xã hội hóa, nước sạch vệ sinh miền núi càng được quan tâm khuyến khích xã hội hóa.

Chủ trương đã có, nhưng thực hiện chủ trương ra sao lại không hề đơn giản, đối với một tỉnh miền núi có những đặc thù riêng, phần lớn diện tích rừng phòng hộ, việc bảo vệ rừng làm hạn chế phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ khác.

Bên cạnh chủ trương chính sách Nhà nước cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ giá đầu tư tối thiểu về hạ tầng, thu hút về đầu tư phát triển miền núi trong đó phát triển cung cấp nước sạch.

Tây Giang, nguồn nước hợp vệ sinh có thể phải lấy rất xa, cách 7-8km dân nước về khu vực dân cư của bà con, đầu tư đường ống quản lý bền vững về lâu dài lại là vấn đề, về quản lý cũng như ý thức của người sử dụng, còng rất nhiều vấn đề cung cấp nước sạch, liên quan đến các ngành khác nhau.

Vấn đề quy hoạch là vấn đề căn cơ, còn nhiều vấn đề khác để phát triển bền vững. Cần có những chính sách riêng cụ thể để cho doanh nghiệp đầu tư phát triển lâu dài.

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư, xây dựng hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho bà con miền núi


Theo ông Lê Hoàng Linh, Tây Giang đã có sự giám sát của các cơ quan của huyện đối với các công trình cấp nước sau đầu tư.

Huyện đã thực hiện công tác nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng đối với công trình nước sạch là gắn trách nhiệm của người dân đối với việc tham gia bảo vệ các công trình cấp nước.

Đối với các công trình cấp nước cấp xã, huyện giao cho địa phương, tuy nhiên vân còn nhiều hạn chế.

Công tác duy tu, bảo dưỡng, chúng tôi đã giám sát, tổ chức triển khai thực hiện hàng năm. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nên công tác quản lý vận hành còn nhiều hạn chế.

Nói về những khó khăn trong công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước ở địa phương, ông Linh cho biết: Điều kiện địa hình ở miền núi phức tạp nên các công trình cấp nước không tập trung, còn phân tán.

Một bộ phận người dân chưa nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ các công trình cấp nước nên đã tự đục đường ống dẫn nước. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức cho người dân, khắc phục về hạn chế của việc quản lý vận hành chưa như mong muốn.

Cần giải pháp hữu hiệu về chính sách, quy hoạch và đầu tư

Sự phân bố nguồn nước không đồng đều trên cả nước đã dẫn đến tình trạng thiếu nước theo mùa ở nhiều nơi. Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết:

Nước thiên nhiên thuộc nhóm quốc gia không quá là thiếu nước, nguồn nước dồi dào nhưng lại thay đổi rất lớn theo mùa, tại các tỉnh miền núi đến mùa khô gặp rất nhiều khó khăn về nước sinh hoạt cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đây là bài toán không hề đơn giản.

Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên rà soát lại công tác quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch cụm dân cư, quy hoạch phát triển ngành nghề phù hợp để người dân tiếp cận nguồn nước và có nguồn nước bền vững, trong sản xuất kinh doanh có chất lượng cho bà con.

Để làm việc này, việc triển khai đến từng địa phương cần nỗ lực hơn nữa.

Chính sách đã có, triển khai phải giao quyền trách nhiệm ở địa phương cấp huyện, xã những người trực tiếp thực hiện.

Và vấn đề sau khi được Nhà nước cũng như việc được tư nhân dầu tư, nó còn vấn đề việc quản lý làm sao cho bền vững cũng là bài toán, việc giao cho xã có thể nhận thấy năng lực quản lý cũng còn nhiều bất cập, thiếu nguồn lực, huyện đã có chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, tuy nhiên về vai trò trách nhiệm của người quản lý trực tiếp cần phân cấp cụ thể hơn để quản lý vận hành hiệu quả hơn.

Chiến lược cung cấp nước sạch quốc gia đến 2025, tại khu vực đô thị đạt 100%, nông thôn là 75 %, có thể nhận thấy tại huyên Tây Giang đạt khoảng 60%, chỉ còn 3 năm nữa mục tiêu đạt 75% còn khá xa, địa phương cần có nỗ lực lớn hơn nữa.

Còn theo, ông Phạm Quang Đông cho biết: Để khắc phục tình trạng thiếu nước sạch, Quảng Nam thực hiện một số giải pháp công trình và giữ rừng để bảo vệ nguồn nước ngầm. Tỉnh Quảng Nam có cơ chế xây dựng nghị quyết 03, đã triển khai. Việc thu hút doanh nghiệp chưa mặn mà. phải có cơ chế riêng để thu hút đầu tư. Tiếp tục tuyên truyền người dân không chặt phá rừng, và tiếp tục trồng rừng.

Trước những khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, với vai trò của mình ông Bhlinh Mia - Bí thư huyện ủy Tây Giang cho biết: Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội 19 của ban chấp hành Đảng bộ Tây Giang nhiệm kì 2020 – 2025. Ban thường vụ huyện ủy đã ban hành nghị quyết chiến lược 4 trang về trồng rừng và cấp nước sinh hoạt cho người dân: Đến năm 2025 diện tích rừng trên địa bàn huyện Tây Giang tăng tỷ lệ độ che phủ từ 73% lên 74,8 % mục đích góp phần cải thiện môi trường sống và sinh kế cho người dân. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tầm nhìn nhìn đến năm 2030 đạt trên 98%.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Huyện ủy, UBND huyện đưa ra các giải pháp: Quy hoạch chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ sinh kế cho người dân sang sản xuất phi nông nghiệp tập trung trồng cây ăn quả, cây dược dược liệu…

Tập trung trồng cây gỗ bản địa, huyện đang nhân rộng cây giống pơ mua, lim, phân bố 500ha ở phía Nam giáp với huyện Nam Giang. Tăng cường trồng thêm 1 số cây lâm nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng của Tây Giang nhằm đảm bảo vừa giữ rừng vừa đảm bảo sinh kế.

Rà soát lại những xã liền kề đầu tư cấp thoát nước liên vùng, vừa đảm bảo cung cấp thường xuyên nguồn nước sinh hoạt cho bà con nhưng không thất thoát tài nguyên nước.

Về giải pháp con người: Kiến nghị UBND tỉnh, TW có cơ chế phân cấp các dự án cấp nước theo thẩm quyền, công trình cấp thoát nước cần phân cấp vì người địa phương ở đó họ biết chỗ nào là mạch nước, chất lượng nguồn nước ở đó ra sao. Công tác quản lý, chăm sóc, vận hành, sau đầu tư để cung cấp đầy đủ nguồn nước cho người dân.

Nghị quyết 46 của tỉnh, khoán theo nhóm, hộ, tuyên truyền cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch.

Để giải quyết bài toán thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nắng nóng và kéo dài hiện nay, huyện Tây Giang ngay từ đầu năm đã rà soát giám sát các công trình cấp nước để có phương án phòng tránh thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa nắng nóng.

Có 2 giải pháp trọng tâm là giải pháp công trình và phi công trình.

Trong đó, giải pháp phi công trình, chúng tôi tập trung vào công tác thông tin, tuyền truyền về tác động của biến đổi khí hậu để có giải pháp, phương án hiệu quả, từ đó phát huy vai trò của địa phương trong việc đảm bảo nguồn nước cho người dân phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Kiện toàn các tổ đội trong việc vận hành các công trình cấp nước, khơi thông dòng chảy nhằm đảm bảo nguồn nước, cung cấp nước hiệu quả cho người dân.

Vận hành đồng bộ các biện pháp, tuyên truyền tiết kiệm nước đến từng người dân, cộng đồng.

Các biện pháp công trình, huyện đã tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng các công trình chứa nước. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ thông qua các chương trình xây dựng các công trình cấp nước cho người dân. Thực hiện các biện pháp căn cơ, tập trung các nguồn vốn, đó là biện pháp ưu tiên trong phòng tránh hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cho người dân từ nguồn vốn của Chính phủ, của tỉnh Quảng Nam…

Còn với Đông Giang, viêc suy giảm nguồn nước ngầm đang là thách thức, vậy huyện có phương án ngắn hạn và những dự án nào để bảo vệ nguồn nước ngầm bền vững và giải quyết bài toán thiếu nước sinh hoạt cho người dân? Chia sẻ về vấn đề này, ông Coor Le cho biết: Đối với Đông giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với người dân. Về quản lý các công trinh nước sạch, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn, đẩy mạnh chuyển đổi rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, phát huy vai trò của nguồn nước.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm


Nước có tầm quan trong trong mọi mặt của đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Nếu không có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước hợp lý, có trách nhiệm thì tất yếu sẽ dẫn đến thiếu nước, đến một thời gian nhất định chúng ta sẽ phải mua nước sạch để sử dụng.

Tiếp cận nguồn nước an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng - điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Tầm quan trọng của nước đối với xã hội, sức khỏe con người, phát triển kinh tế và hệ sinh thái đã được xác định. Nguồn nước hữu hạn, nhu cầu ngày một cao nên việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển bền vững là rất cần thiết. Qua buổi tọa đàm ngày hôm nay, các ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia sẽ là một kênh thông tin quý báu để các cấp, các ngành, địa phương nỗ lực chung tay, vào cuộc, đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong những việc làm cụ thể hằng ngày, hướng tới mục tiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước.

Moitruong.net.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Gian Hàng Xanh ESG - Mô hình thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

LNV - Ngày 28/09 vừa qua, tại Vincom Plaza Cộng Hòa (Quận Tân Bình, TP. HCM), dự án “Gian Hàng Xanh ESG và thương hiệu Gian Hàng Xanh ESG – ESG Store” đã được Công Ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Gian Hàng Xanh ESG thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM giới thiệu đến công chúng.
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi đã khiến nhiều chủ thể OCOP bị thiệt hại, trong đó HTX Nông nghiệp Sông Hồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, (Hà Nội) của ông Lê Văn Tám đã bị tổn thất nhiều hàng hóa và tài sản do nước sông Hồng dâng cao bất ngờ.
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Nhằm bảo vệ môi trường làng nghề, ngành nghề nông thôn, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 1784 về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2022 – 2025.
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh

Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh

LNV - Chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có ngành may mặc. Các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nước, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và giảm thiểu rác thải.
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024

Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024

LNV - Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024 - Hội thảo Giao lưu kinh nghiệm nông nghiệp quốc tế” dự kiến từ ngày 10 đến ngày 14-10-2024 do Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức.
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Việc phát triển các làng nghề là định hướng lâu dài của mỗi địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội, giải quyết bài toán lao động dư thừa vùng nông thôn. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên

Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên

LNV - Tại buổi lễ trao nhà tình nghĩa, chị Hà Thị Lượt xúc động bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và các mạnh thường quân.
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê

Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê

LNV - Ngày 4/7, Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị bàn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn

LNV - Ngày 5/7, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với UBND thị xã An Nhơn tổ chức Lễ phát động phong trào xây dựng “Môi trường du lịch an toàn - thân thiện - hấp dẫn”. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện du lịch hè Bình Định năm 2024.
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng

Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng

LNV - Làng nghề và làng có nghề truyền thống, đa số các làng có nghề đều thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường. Nguyên nhân dẫn đến việc phải đánh giá tác động môi trường là do không ít làng nghề phát triển tự phát nằm xen kẽ trong các khu dân cư, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống xử lý rác thải làng nghề không đầy đủ… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc làng nghề phát triển kém bền vững, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người làm nghề và làng nghề.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã

LNV - Thực hiện Kế hoạch số 326/KH-SNN ngày 01 tháng 02 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố năm 2024. Ngày 24 tháng 5 năm 2024, Chi cục Kiểm lâm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã .
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề

LNV – Để phát triển làng nghề theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tỉnh Bắc Ninh đang tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề…
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết

Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết

LNV - Với vị trí địa lý, điều kiện địa hình thuận lợi, Tam Quan của thị xã Hoài Nhơn là một trong những tụ điểm lớn của nghề cá tỉnh Bình Định. Việc đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết hợp dịch vụ hậu nghề cá, sẽ hình thành một đầu mối hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bình Định và khu vực trong tương lai.
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

LNV - Do ý thức kém của một bộ phận hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, cũng như sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở nên hiện nay tại một số làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn tái diễn tình trạng xả rác trái quy định, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

LNV - Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”, sáng 9/4 Nhóm thiện nguyện Tây Đô đã hỗ trợ nước uống và nước sinh hoạt cho bà con tại ấp Cù Lao Thuận Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi  hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

LNV - Sáng 5/4, tại Hà Nội, Chi hội Viên nén (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm Vai trò của viên nén trong chuyển đổi nhiên liệu nồi hơi – Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam. Tọa đàm nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi nguồn nhiêu liệu phát thải cao như than đá, dầu sang sử dụng viên nén gỗ có mức phát thải thấp tại các cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng hệ nồi hơi.
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

LNV - Nhân Ngày nước Thế giới (22/3), sáng 22/3/2024 tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp với Hội Hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích (JAIMA) và các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học: "Chất lượng nước- những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng".
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trước thực trạng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) và nhất là khu vực các xã Minh Châu, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài là nơi đàn bò sữa phát triển mạnh. Người dân xử lý bằng hầm Biogas và các biện pháp thủ công khác không xuể, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn, sáng 11/03/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội (HAVIFA) phối hợp cùng với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

LNV - Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội không bị ô nhiễm đang là vấn đề được quan tâm.
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

LNV - Với những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững, Vinamilk liên tục ghi tên qua hàng loạt giải thưởng danh giá trong lĩnh vực này
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn K
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Thời gian qua, các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện thành công đều có sự đóng góp đáng ghi
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

LNV - Bến Tre, xứ dừa xanh mướt của miền Tây Nam Bộ, không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc hữu tình mà còn nổi danh với nghề làm kẹo dừa truyền thống. Từng chiếc kẹo dừa thơm béo, ngọt ngào là kết tinh của thiên nhiên, văn hóa và lòng nhiệt huyết của người dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động