Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện ước tăng 8,66%

LNV - Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2023, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 diễn ra vào sáng 9/1/2024.
Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,66%
Các đại biểu dự hội nghị.

Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện: 9 - 9,5%

Theo báo cáo tình hình, kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2023, kinh tế của huyện đã phục hồi và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, công tác quy hoạch kinh tế ngành, lĩnh vực được tập trung chỉ đạo quyết liệt với tư duy, tầm nhìn phát triển mới.

Kinh tế huyện duy trì theo hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 22,035 tỉ đồng tăng 8,66 % so với cùng kỳ năm trước. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.16%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,46% ngành dịch vụ tăng 12,75%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng. Năm 2023, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,37%, ngành công nghiệp và xây dựng 50,68%, ngành dịch vụ 42.95%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 71,3 triệu đồng/người/năm.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế ngành được tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành việc rà soát, đề xuất, bổ sung định hướng lớn, quan trọng về quy hoạch phát triển các ngành kinh tế tích hợp vào quy hoạch Thủ đô, quy hoạch huyện đến năm 2023, tầm nhìn năm 2050 với tư duy, tầm nhìn mới nhằm khai thác hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của huyện.

Ngành nông lâm nghiệp, chăn nuôi được quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ đảm bảo duy trì ổn định sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, duy trì nhiều mô hình chuyển đổi có giá trị cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp đạt 44,77% trồng trọt, 53,23% chăn nuôi, 2% thủy sản. Các nguồn lực hỗ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên 3555,5 tỷ đồng. Về trồng trọt tổng diện tích gieo trồng đạt 23,054,4 ha bằng 99.98% kế hoạch năm, tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2022, diện tích cây rau, màu đạt 4.352,9 ha bằng 87,6% kế hoạch năm, tăng 1,97% so với cùng kỳ.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 468ha, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ước đạt 1,114 tấn giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện đã hoàn thành rà soát diện tích quy hoạch rừng sau bàn giao đối với 11 xã, thị trấn có rừng để thiết lập hồ sơ quản lý. Tổ chức kiểm tra công tác phát hiện, thiết lập hồ sơ và xử lý vi phạm lâm nghiệp tại 11 xã, thị trấn có rừng. Cơ bản hoàn thành dự án rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện làm cơ sở báo cáo, đề xuất thành phố điều chỉnh quy hoạch rừng năm 2008.

Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện ước tăng 8,66%

Trong công tác xây dựng nông thôn mới, huyện đảm bảo duy trì 25/25 xã nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, lựa chọn đúng trọng tâm xây dựng 8 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao (Nam Sơn, Xuân Giang, Quang Tiến, Phú Minh, Phú Cường, Tiên Dược, Trung Giã, và Mai Đình), 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Phù Linh, Phù Lỗ, Đức Hòa).

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện UBND xã Quang Tiến cho biết, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 76,03 triệu đồng, tăng 12,3% so với năm 2022 và tăng 1,86 lần so với năm 2017. Năm 2023, xã Quang Tiến có 18 tiêu chí đạt, 01 tiêu chí cơ bản đạt là tiêu chí quốc phòng – an ninh, xã không nợ đọng xây dựng cơ bản, không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an, không có tiêu chí bị điểm 0. Trên địa bàn xã triển khai thực hiện các dự án tổng nguồn vốn 85 tỷ đồng, trong đó các nguồn xã hội hóa trên toàn địa bàn xã gần 4 tỷ đồng. Toàn xã đã xây dựng được 17 tuyến đường văn minh “Sáng – xanh – sạch – đẹp”, trồng 463 cây hoa ban, 414 cây hoa giấy, 2.000 cây cỏ lạc, 26 cây bàng nhật,… lắp đặt 189 bóng đèn chiếu sáng.

Tuy nhiên huyện Sóc Sơn vẫn còn một số hạn chế như quy mô sản xuất nông nghiệp còn mạnh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chu thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư, chưa hình thành được mô hình kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị theo quy mô tập trung, chuyên canh, hàng hóa chất lượng cao…Hoạt động của các hợp tác xã còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò, thế mạnh của hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực…
Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,66%
ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Sóc Sơn. Qua đó, Phó Giám đốc Sở đề nghị các lãnh đạo phát huy những kết quả đạt được trong năm 2023, đồng thời thực hiện đúng các chỉ tiêu thành phố giao. Trong đó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, các ngành trồng trọt chăn nuôi, thủy sản, thú ý, UBND huyện giao cho phòng kinh tế, và các phòng chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm vụ chỉ tiêu. UBND huyện thực hiện hoạt động trung tâm dịch vụ nông nghiệp vừa được thí điểm đi vào hoạt động và có kết quả thực sự gắn với kinh tế nông nghiệp. Việc xây dựng các sản phẩm OCOP đề nghị huyện tiếp tục đầu tư và thúc đẩy các nhà sản xuất. Trong công tác xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục thực hiện theo kế hoạch huyện đề ra cũng như chỉ tiêu thành phố giao.

Qua đó, huyện Sóc Sơn cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: Xử lý dứt điểm tồn tại, vướng mắc tại chợ Phù Lỗ; ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển dự án chợ nông thôn. Huyện cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch rừng; có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp vào phát triển sản xuất, kinh doanh...

Xây dựng kế hoạch rõ sát và quan tâm đúng người, đúng việc

Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,66%
Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh phát biểu tại hội nghị.

Ông Phạm Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, năm 2024, huyện đặt mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại kinh tế huyện, tập trung hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt từ 9 - 9,5%. Công tác quản lý thị trường phát huy tích cực...

Giá trị sản xuất 8,66 %, các nguồn lực hỗ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên 355,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố 13,5 tỷ đồng, huyện 24 tỷ đồng còn các tổ chức tín dụng 318 tỷ đồng. UBND huyện sẽ tập trung ưu tiên, huy động mọi nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thành phố giao, xác định năm 2024 là năm tạo đà phấn đấu huyện về đích NTM nâng cao vào năm 2025.

Qua đó, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thông tin, ngoài việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2024. Huyện sẽ thực hiện những nhiệm vụ giải pháp trong tâm như: Tập trung xử lý những vướng mắc cho chợ Phù Lỗ, đề xuất xử lý có thêm nhà máy xử lý rác thải... Trong lĩnh vực lâm nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành rà soát đề xuất điều chỉnh quy hoạch rừng Sóc Sơn, tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ phát triển rừng, phóng cháy, chữa cháy rừng, ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu, quy hoạch...

Tập trung tháo gỡ những khó khăn mời gọi nhà đầu tư, triển khai đồng bộ các hoạt động xúc tiến. Các chương trình hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề cho người dân cần được triển khai. Thường xuyên cải tạo, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi, các hồ đập phục vụ cho sản xuất. Trong ngành điện cần di dời cột điện, cải tạo nâng cấp phục vụ cho bà con nông dân đặc biệt các tiểu thương... Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm...xử lý nghiêm vi phạm các công trình thủy lợi, hồ đập. Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, làm tốt công tác phối hợp với đơn vị các Sở đóng quân trên địa bàn... cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện.

Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện ước tăng 8,66%
Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,66%
Sóc Sơn: Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,66%
Các tập thể, cá nhân được khen thưởng vì có đóng góp tích cực phát triển kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2023.
Tại hội nghị, huyện Sóc Sơn đã tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023 cho 18 chủ thể; giấy chứng nhận vùng sản xuất VietGAP, chuyển hoá hữu cơ và được cấp mã số vùng trồng cho 16 chủ thể. 37 tập thể, 22 hộ gia đình và 65 cá nhân đã được UBND huyện Sóc Sơn trao giấy khen vì có đóng góp tích cực trong phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2023. 18 tập thể và 39 cá nhân cũng đã được UBND huyện Sóc Sơn khen thưởng vì có thành tích trong công tác xây dựng, phát triển ngành kinh tế huyện năm 2023.
Thanh Hậu - Quỳnh Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.

Tin khác

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

LNV - Xã Lục Bình, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã tạo nên một “nét mới” trên vùng quê qua hành trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã và đang phát triển tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người, góp phần nâng cao giá trị của nông sản và đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

LNV - Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy kiến góp ý định hướng Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động