Quận Đống Đa (Hà Nội): Lễ hội truyền thống Đền - Đình Kim Liên 2019
Lễ hội truyền thống Đền - Đình Kim Liên 2019
Muôn nơi hội tụ về đây dâng hương truyền thống với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tầm tông bái tổ tỏ lòng thành kính, nhớ đến ơn sâu, nghĩa nặng của Thượng Đẳng Tối Linh Thần Cao Sơn Đại Vương đã có công trấn sơn, trị thủy, bảo vệ mùa màng, phù trợ, che chở cho nhân dân muôn nơi được bình yên, phát triển, hưng thịnh và giàu đẹp.
Đại biểu tham dự lễ hội
Kịch bản Lễ hội truyền thống di tích quốc gia Đền - Đình Kim Liên năm nay, bao gồm: Màn trình diễn “Tứ linh” của đoàn Đục Khê; màn trình diễn “Trống hội chào mừng” của đội trống Hạ Yên Quyết. Chủ lễ (ông Mai Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Phương Liên) khởi trống khai lễ. Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ông Trần Vũ Đại, Phó Chủ tịch UBND phường, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội năm 2019 lên khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Đình Kim Liên. Ông Nguyễn Tiến Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Phương Liên lên tuyên chúc văn khấn “Thượng Đẳng Tối Linh Thần Cao Sơn Đại Vương”. Sau cùng là lễ dâng hương tại Đền - Đình Kim Liên.
Chủ lễ (ông Mai Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Phương Liên) khởi trống khai lễ
Về dự Lễ hội truyền thống Đền - Đình Kim Liên năm nay gồm có: Giáo sư sử học Lê Văn Lan; PGS.TS Nguyễn Công Việt, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm; Ông Nguyễn Xuân Ngư, Thiếu tướng, Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng biên tập báo Lao động; Ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ông Lê Tiến Nhật, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa; Bà Đinh Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch HĐND quận; Bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Trưởng ban Dân vận Quận ủy Đống Đa; Ông Đỗ Trọng Nam, Thường vụ Quận ủy, Chủ tịch UBMTTQ quận; Ông Phan Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận. Lãnh đạo phòng 8 - Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội; Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân.
Ông Nguyễn Tiến Lộc, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Phương Liên lên tuyên chúc văn khấn “Thượng Đẳng Tối Linh Thần Cao Sơn Đại Vương”
Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gửi lễ và hoa dâng thần Cao Sơn Đại Vươn; Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội gửi hoa và lễ dâng thần Cao Sơn Đại Vương.
Các hội tham gia trình diễn, thi chào mừng lễ hội, như: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, biểu diễn võ thuật, múa kiếm, cờ tướng, văn nghệ, hội thi cắt tóc truyền thống với chủ đề “đôi bàn tay vàng” năm Kỷ Hợi 2019 của làng nghề cắt tóc Kim Liên.
Ông Phạm Gia Ngọc, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội phát biểu
Đặc biệt trong lễ hội còn có gương mặt đại diện của vùng đất gốc tích liên quan với di tích Đền - Đình Kim Liên, đó là các ông bà lãnh đạo Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ và các đoàn thể xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Vùng đất thuộc tổng Hà Nam - Thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh, nơi đây có 14 cụ Tiên Công là người gốc Đồng Lầm - Kim Liên đã thực thi chiếu chỉ của nhà vua Lê Thánh Tông vào năm 1434 rời làng đi lập nghiệp tại nơi đây. Vùng đất Làng Hạ Yên Quyết, nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, nơi đây có 5 cụ người gốc Kim Liên về định cư tại Làng Hạ Yên Quyết và lập nghiệp cùng một số họ khác xây dựng và phát triển như ngày nay.
Ông Phạm Gia Ngọc, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội phát biểu: “Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật và đậm nét văn hiến, người dân Hà Nội không bao giờ quên những truyền thuyết về các vị Thần trấn giữ 4 hướng của kinh thành Thăng Long. Ngay từ khi dựng Đô, vua Lý Thái Tổ đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững, thấy các hướng đều có các vị Phúc Thần che chở, bảo vệ. Nhà vua đã phong cho 4 vị Thần trấn giữ 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc, dân gian quen gọi là “Thăng Long Tứ Trấn”.
Trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long là “Thần Cao Sơn Đại Vương”. Đình thờ Ngài, ban đầu gọi là Đền ở làng Kim Liên, nằm trên gò đất cao, quay mặt về hướng Nam, trông ra một hồ rộng, xưa gọi là Đồng Lầm - Kim Liên (Làng Sen Vàng), vốn là một làng đẹp, có nghề nhuộm vải, có phong tục nghi lễ phong phú. Kim Liên xưa còn có tên nôm là Làng Đồng Lầm, thời trước nữa vùng đất này còn có tên đẹp là Kim Hoa, đây là một trong 23 phường, thôn trại hợp thành tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương. Đến khoảng đầu thời vua Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Miên Tông, tức Nguyễn Hiến Tổ (1841 - 1847). Vì kiêng tên húy của bà mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên đổi từ Kim Hoa là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên.
Không khí tại lễ hội
Đền - Đình Kim Liên gắn với thờ Thần Cao Sơn, thờ phối hưởng 2 vị công chúa là Tam Tôn nữ Động Hồ Trương Vương công chúa và Huệ Minh công chúa. Thần luôn gắn bó chặt chẽ với lịch sử xây dựng và phát triển bền vững của kinh đô Thăng Long, với nhân dân kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay”.
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại
08:32 Tin tức

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị
08:32 Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 OCOP









