Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Phụ nữ Tây Đô khởi nghiệp thành công từ giá đỗ, dược liệu

LNV - Xây dựng sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là phương châm khởi nghiệp được hai phụ nữ ở Cần Thơ hướng đến và đã thành công. Đó là chị Đoàn Thị Hồng Thắm (quận Ninh Kiều) - người đã áp dụng công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm dược trà tốt cho sức khỏe người dùng và chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (quận Ô Môn) - người phụ nữ kiên trì cải thiện quy trình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm giá đỗ sạch cung cấp cho khách hàng.


Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung ở quận Ô Môn (Cần Thơ) lựa chọn ứng dụng công nghệ để làm giá sạch, vừa đem lại năng suất vừa tiết kiệm sức lao động. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN


Khởi nghiệp từ giá đỗ

10 năm trước, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung nối gót nghề làm giá đỗ của mẹ nhưng khi ấy mới sản xuất theo phương pháp ủ giá trong lu. Áp dụng cách làm truyền thống đem lại hiệu quả và lợi nhuận không cao nên khoảng năm 2017, chị Nhung nghĩ ra ý tưởng đưa công nghệ vào việc sản xuất giá đỗ.

Thay vì trồng trong lu, như cách làm truyền thống lâu nay, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (phường Phước Thới, quận Ô Môn) trồng giá đỗ trong bồn nhựa, bật điều hòa, phun sương làm mát. Cách làm này giúp mô hình khởi nghiệp trồng giá sạch của chị thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Chia sẻ về lý do khởi nghiệp với giá đỗ, chị Nhung cho biết, sản xuất giá theo kiểu truyền thống mất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều diện tích, công chăm sóc lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dễ ảnh hưởng đến chất lượng của giá thành phẩm. Hơn nữa làm theo kiểu truyền thống sản lượng giá không cao.

Từ những trăn trở đó, chị Nhung đã lên mạng tra cứu, tìm hiểu về các mô hình hình làm giá đỗ theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Theo phương pháp này, 15kg đậu hạt có thể thu hoạch được khoảng 150kg giá đỗ chỉ trong 4 ngày ngâm bồn, tiết kiệm được nhân công và rút ngắn thời gian sản xuất…

Để trồng giá trong bồn đạt hiệu quả, chị Nhung xây nhà xưởng gắn vòi nước, điều hòa, hệ thống phun sương. Chia sẻ về lý do trồng giá trong máy lạnh, chị Nhung giải thích: “Do công suất bồn hoạt động khoảng 1.000W tỏa nhiệt nhiều nên tôi cần bật điều hòa 24/24h, nếu thời tiết quá nóng tôi phải bật thêm máy phun sương. Nhiệt độ thích hợp để giá đỗ phát triển là 25-27 độ C. Lúc đầu cũng có khó khăn lắm vì không biết quản lý nhiệt độ và lượng nước nên cũng thất thoát, tuy nhiên khoảng sau 6 tháng tôi đã vận hành trơn tru hệ thống”.

Hiện chị Nhung vẫn sản xuất song song vừa giá bồn vừa giá lu. Để sản xuất giá đạt hiệu quả, đậu (đỗ) được chọn là đậu đen, ngâm 3-4 tiếng. Nếu ủ trong lu chỉ khoảng 1,5kg đậu; còn ủ trong bồn thì 15kg đậu. Ủ đậu trong bồn bằng cách lót một lớp đậu thì trải 1 lớp đệm để đậu thông thoáng, mỗi ngày tưới nước 4 lần, cách 3-4 tiếng sau thì xả nước. Toàn bộ khâu tưới nước sử dụng hệ thống vòi hoa sen; mỗi bồn ủ đậu đều gắn van xả nước nên việc sản xuất giá rất nhẹ nhàng.

Nghề làm giá đỗ đem về nguồn thu cho chị Nguyễn Thị Hồng Nhung ở quận Ô Môn (Cần Thơ) mỗi năm trên 300 triệu đồng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN


Theo chị Nhung, hiện cơ sở kinh doanh hai mặt hàng giá ướt và giá khô với giá dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Giá ướt được trồng trong bồn phân phối ở các chợ, hàng quán, còn giá khô được trồng trong lu, chủ yếu cung cấp cho chuỗi siêu thị, cửa hàng nông sản sạch ở Cần Thơ. Ngoài ra, chị Nhung còn 4 chi nhánh sản xuất giá đỗ sạch khác ở Cần Thơ, Bình Dương và Cần Thơ.Từ chỗ áp dụng công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất giá mà mỗi ngày, cơ sở sản xuất giá đỗ của chị Hồng Nhung xuất ra thị trường khoảng 3 tấn giá thành phẩm. Nếu trừ chi phí thì mỗi năm chị Hồng Nhung thu lãi khoảng trên 300 triệu đồng từ trồng giá đỗ.

Ngoài làm giàu cho bản thân, trong những năm qua cơ sở giá sạch Hồng Nhung đã tạo công ăn việc làm cho 6 lao động thường xuyên với mức lương từ 6 triệu đồng/người, hỗ trợ bảo hiểm y tế. Là nhân công tại xưởng, anh Võ Tuấn Anh chia sẻ, trước dịch COVID-19 anh làm công nhân ở Bình Dương, khi bùng dịch bệnh anh về quê tìm công việc khác xoay sở. "Trong hơn 2 tháng qua, tìm được công việc làm giá đỗ chỗ chị Nhung tôi mừng lắm. Công việc tại cơ sở không quá cực nhọc, mức lương 6 triệu đồng/tháng và làm gần nhà nữa nên tôi cũng có dư dả chút ít", anh Tuấn Anh chia sẻ.

Mô hình sản xuất giá sạch của chị Nguyễn Thị Hồng Nhung được đánh giá là hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe. Chị Nhung đang làm hồ sơ chứng nhận OCOP cho giá sạch, hướng đến phổ biến rộng rãi tại các chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ở Cần Thơ và các tỉnh.

Theo bà Võ Kim Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ, mô hình khởi nghiệp của chị Hồng Nhung được Hội liên hiệp phụ nữ Cần Thơ đánh giá cao khi tạo được sản phẩm giá sạch theo công nghệ mới, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Chị Hồng Nhung luôn sẵn lòng chia sẻ kỹ thuật cho các chị em phụ nữ có mong muốn khởi nghiệp trồng giá sạch.

Dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm với sản phẩm dược trà do chị sáng tạo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN


Bền bỉ phát huy tiềm năng dược liệu

Xây dựng thành công một thương hiệu, sản phẩm có giá trị cao, được người tiêu dùng đón nhận là mơ ước của nhiều người đang bước đi trên con đường khởi nghiệp. Tuy vậy, quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ người khởi nghiệp. Chị Đoàn Thị Hồng Thắm (quận Ninh Kiều) là tấm gương tiêu biểu về sự bền bỉ, nổ lực vươn lên để khởi nghiệp thành công với các sản phẩm dược trà.

Xuất thân là dược sĩ, đam mê với các loại thảo dược thiên nhiên, chị Hồng Thắm đã từ bỏ công việc của một dược sĩ với mức thu nhập cao để bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 40 với dược trà.

Theo chị Thắm, sở dĩ chị chọn khởi nghiệp từ dược trà là vì tính năng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe của một số loại dược liệu đã được biết đến nhiều. Tuy nhiên, so với việc làm thức ăn mỗi ngày thì làm nước uống được ưa chuộng hơn. Khác với loại trà pha nước bỏ bã, dược trà chế biến theo dạng bột hòa tan nên tận dụng được hết tính năng, bộ phận của cây dược liệu. Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng những năm gần đây cũng ưa chuộng dòng sản phẩm thuận tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Mặc dù, sở hữu kiến thức về ngành dược cũng như am hiểu tính năng của cây dược liệu nhưng chị Thắm rất thận trọng khi bước vào con đường khởi nghiệp. Chị không ngừng tích lũy các kiến thức cần thiết cho quá trình khởi nghiệp như kinh tế học, quản trị kinh doanh, marketing…“Tôi đã chứng kiến một số trường hợp vì nóng vội nên kết cục khởi nghiệp không đẹp như ý muốn. Chuyện khởi nghiệp không phải nghĩ là làm mà cần có quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, có thể ‘chậm nhưng chắc’. Đến lúc thấy có độ ‘chín muồi’ trong tư duy thì tôi mới mạnh dạn triển khai ý tưởng. ‘Những đứa con tinh thần’ tôi đã ấp ủ từ thời còn là sinh viên, nhưng đến 40 tuổi mới quyết định hiện thực hóa ước mơ. Vì lúc này tôi mới thấy mình trang bị đủ trải nghiệm để có thể khởi nghiệp với niềm đam mê của mình”, chị Thắm chia sẻ.

Bước đầu khởi nghiệp có nhiều khó khăn, theo chị Thắm quan trọng là bản thân phải tìm cách thích ứng hiệu quả rồi dần vượt qua trở ngại. Quy trình sản xuất dược trà cần nhiều máy móc thiết bị hỗ trợ nhưng ban đầu khởi nghiệp không có đủ nguồn vốn để mua máy, chị Thắm phải ưu tiên mua những thiết bị bắt buộc có trong quy trình sản xuất. Công đoạn nào có thể làm thủ công thì sẽ làm thủ công trước, sau đó tích lũy dần và sẽ mua máy móc thay thế dần. Dù như thế sẽ tốn nhiều thời gian và công sức nhưng chị Thắm vẫn làm ra được sản phẩm để duy trì ý tưởng khởi nghiệp.

Một khó khăn nữa trong hành trình khởi nghiệp đó là không thể tuyển được nhân sự tốt, vì những nhân sự tốt họ sẽ chỉ tìm cơ hội ở các công ty, tập đoàn lớn. Một mình chị Thắm phụ trách tất cả mọi công đoạn sản xuất nên số lượng bán ra hạn chế. Mặt khác, sản phẩm còn khá lạ nên chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, với bản lĩnh, kinh nghiệm, sự quyết tâm của mình, chỉ trong thời gian ngắn chị Thắm đã khắc phục được nhiều khó khăn và tìm ra hướng đi hiệu quả.

Sau hơn 2 năm triển khai, cơ sở sản xuất dược trà của chị Thắm ngày càng ổn định, doanh thu trung bình 300 triệu đồng/tháng. Số lượng sản phẩm ngày càng phong phú đáp ứng nhiều nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho mọi người, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (chứng nhận an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế).

Các loại dược trà nổi bật chị đã tạo ra gồm: trà gừng chanh sả, trà lạc tiên tâm sen, trà rau om tía, trà cà gai leo, trà đinh lăng, trà diếp cá, trà dây thìa canh, trà hoa cúc... Mỗi sản phẩm ra mắt chị Thắm đặt rất nhiều kỳ vọng vì đó không chỉ là đam mê mà còn mang ý nghĩa góp phần nâng tầm giá trị cây dược liệu.

Theo chị Thắm, việc khởi nghiệp ngoài mục tiêu làm giàu thì việc xác định giá trị mang lại cho xã hội có một ý nghĩa quan trọng, cụ thể như trường hợp của chị đó là mang lại những giá trị sức khỏe thông qua các sản phẩm dược trà. Ngoài ra, đó còn là việc tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng, giá trị của các nông sản dược liệu. “Dân gian có câu ‘sáng rau, chiều rác’. Dược liệu tươi sau thu hoạch không sử dụng trong vài ngày sẽ bị hư hỏng, hao hụt. Nếu làm dược trà, thời gian bảo quản của nó có thể kéo dài đến 18 tháng”, chị Thắm chia sẻ.

Thông qua việc chế biến các sản phẩm trà, mỗi tháng chị Thắm thu mua hơn 2 tấn cây dược liệu các loại. Qua việc kết nối với một số hợp tác xã ở địa phương, có cả miền Trung và miền Bắc, chị Thắm góp phần giúp nhiều nông dân có đầu ra ổn định trong việc tiêu thụ nông sản sạch. Với hiểu quả về kinh tế và xã hội, dự án “Sản xuất dược trà – khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của chị Thắm đã đoạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2021 vừa diễn ra cuối tháng 2/2022.

Hành trình khởi nghiệp của dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm không hề nhanh chóng hoặc đạt được thành công một cách đột biến, nổi bật. Tuy vậy, đó là một mô hình khởi nghiệp tiêu biểu cho sự bền bỉ và nỗ lực lâu dài thông qua quá trình xây dựng và hoàn thiện từ những điều nhỏ nhất. Sau gần 20 năm ấp ủ ý tưởng, một sản phẩm dược trà mới được ra lò, nhưng kết tinh trong đó là những “tiềm năng” mà người nữ dược sĩ cho rằng sẽ là bước đệm để xây dựng được một thương hiệu mang lại những giá trị tích cực cho xã hội.

Thời gian qua, phụ nữ trong thành phố Cần Thơ đã phát huy vai trò khi tham gia phát triển kinh tế. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đem hiệu quả, vừa làm giàu cho bản thân vừa tạo việc làm cho lao động địa phương. Tiêu biểu như mô hình giá đỗ sạch của cơ sở giá sạch Hồng Nhung; mô hình “len thỏ” của Lê Thanh Ái Nhi, quận Ninh Kiều, mô hình “Thực phẩm tí hon” Minitoy của chị Phạm Thùy Thanh Thảo,... Nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp làm chủ đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào thực hiện chương trình mỗi xã/phường một sản phẩm (OCOP).

Từ những mô hình khởi nghiệp thành công của chị em phụ nữ, bà Võ Kim Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ cho biết, thời gian tới, Hội tăng cường phối hợp với Liên minh Hợp tác xã thành phố và các ngành chức năng triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; tiếp tục khảo sát, nắm bắt các ý tưởng, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ và hỗ trợ tư vấn thành lập các mô hình phát triển kinh tế tập thể của phụ nữ; tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua ngày hội phụ nữ “sáng tạo khởi nghiệp”; hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp có tính sáng tạo, phù hợp với tình hình, xu thế phát triển của địa phương theo hướng bền vững.

Khởi nghiệp thành công từ những sản phẩm gần gũi, bình dân là giá đỗ của chị Nguyễn Thị Hồng Nhung và những sản phẩm dược trà từ các nguyên liệu thân thuộc, tốt cho sức khỏe của chị Đỗ Thị Hồng Thắm góp thêm động lực để phụ nữ Cần Thơ vượt lên "vỏ bọc an toàn", mạnh dạn hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp mới, vừa làm chủ kinh tế gia đình vừa làm giàu cho xã hội.

Thu Hiền - Trung Kiên
TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.
Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

LNV - Chương trình quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân sự kiện “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”, sẽ diễn ra tại thành phố Milan (Italia) ngày 6/5, Geneve (Thụy Sỹ) ngày 8/5 và Paris (Pháp) ngày 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

LNV - Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Giao diện di động