Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Hơn 130 tỷ đồng thực hiện cho hoạt động khuyến công các tỉnh phía Bắc

LNV - Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2021 của cả nước là 258,75 tỷ đồng; kinh phí thực hiện 234,01 tỷ đồng. Trong đó, tổng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2021 của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 130,39 tỷ đồng.


Phát huy những lợi thế tiềm năng, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các Bộ, Ngành Trung ương và sự quyết tâm, đoàn kết cao của toàn Đảng bộ, chính quyền, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực trên cả nước đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp và thương mại đã đề ra, trong đó phải kể đến công tác triển khai các hoạt động khuyến công.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1881/QĐ-TTg (ngày 20/11/ 2020) của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách. Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT (ngày 19/02/ 2021) về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và thiên tai tại một số khu vực đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở CNNT; Cục CTĐP đã báo cáo Bộ Công Thương có văn bản đôn đốc, hướng dẫn triển khai kế hoạch kinh phí KCQG, đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên cả nước. Qua đó, các địa phương đã phối hợp rà soát, nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở CNNT để duy trì, ổn định sản xuất...


Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công thương


Bước sang năm 2022, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với những thời cơ thuận lợi, đan xen nhiều khó khăn, thách thức. Với sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, phát huy mọi nguồn lực để đẩy lùi dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân và phục hồi nền kinh tế; Bộ Công Thương cũng đã triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm khôi phục lại chuỗi cung ứng, kết nối giao thương hàng hóa; Đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở CNNT quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, thích ứng với bối cảnh hậu Covid-19.

Riêng đối với hoạt động khuyến công, Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 3384/BCT-CTĐP (ngày 15/6/ 2022) về tăng cường chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; Kịp thời tham mưu đề xuất nhiều giải pháp cụ thể đối với các nội dung hoạt động khuyến công nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT; Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2021 của cả nước là 258,75 tỷ đồng; kinh phí thực hiện 234,01 tỷ đồng. Trong đó, KCQG được phê duyệt là 75,64 tỷ đồng, kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 183,1 tỷ đồng.

Riêng kinh phí khuyến công thực hiện năm 2021 của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 130,39 tỷ đồng. Trong đó, KCQG có tổng kinh phí thực hiện là 50,25 tỷ đồng, chiếm 38,48% kinh phí khuyến công toàn vùng; KCĐP có tổng kinh phí thực hiện là 80,14 tỷ đồng, chiếm 50,49% tổng kinh phí thực hiện KCĐP của cả nước năm 2021 và chiếm 61,46% kinh phí khuyến công toàn vùng. Một số địa phương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương ở mức khá trong khu vực cho hoạt động khuyến công là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An, Thái Bình,...

Tính đến hết tháng 9 năm 2022, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2022 được phê duyệt (bao gồm cả kinh phí KCQG và KCĐP) của 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan là 329 tỷ đồng, tăng 40,59% so với thực hiện năm 2021.

Còn kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2022 được duyệt của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 174,27 tỷ đồng, cao hơn 22,62% so với kế hoạch năm 2021. Ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2022, kinh phí toàn vùng đã thực hiện ước đạt 73,65 tỷ đồng, đạt 42,26% kế hoạch năm, so với tỷ lệ thực hiện 9 tháng đầu năm 2021 cao hơn 112,84%. Trong đó: Kinh phí KCQG ước thực hiện 33,32 tỷ đồng và kinh phí KCĐP ước thực hiện 40,33 tỷ đồng.

Từ kinh phí khuyến công năm 2021, hoạt động khuyến công khu vực phía Bắc đã hỗ trợ xây dựng 08 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; Hỗ trợ 406 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường; 09 cơ sở CNNT được hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn. Trong đó, KCQG hỗ trợ xây dựng 05 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; Hỗ trợ 132 cơ sở ứng dụng máy móc hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp. Và KCĐP hỗ trợ xây dựng 03 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho 274 cơ sở CNNT, hỗ trợ 09 cơ sở CNNT đánh giá sản xuất sạch hơn. Đây là chương trình thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư xây dựng mô hình, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất với số vốn đầu tư hơn 365 tỷ đồng.

Theo kế hoạch khuyến công năm 2022, tại các tỉnh phía Bắc hỗ trợ xây dựng 12 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới; Hỗ trợ 402 cơ sở chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 05 cơ sở CNNT; Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 04 cơ sở CNNT; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho 276 cơ sở CNNT; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 05 cơ sở CNNT; Hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 04 cơ sở CNNT. Với kinh phí hỗ trợ theo kế hoạch, thu hút vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư xây dựng mô hình, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất với số vốn đầu tư hơn 435 tỷ đồng.

Ước thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2022, các đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới triển khai ký hợp đồng KCQG, có 03 mô hình đã được xây dựng và tổ chức Hội nghị trình diễn, giới thiệu mô hình; Hỗ trợ được 199 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào dây chuyền sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 01 cơ sở CNNT và 01 cơ sở CNNT được hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn; Kinh phí thực hiện 58,32 tỷ đồng; Hỗ trợ 332 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm; Hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cho 124 lượt cơ sở CNNT; Hỗ trợ đăng ký và xây dựng thương hiệu 12 cơ sở CNNT... kinh phí thực hiện trên 5,14 tỷ đồng...

Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp (TVPTCN) cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác khuyến công. Năm 2021, cả vùng phía Bắc đã có 15/28 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công thực hiện hoạt động TVPTCN, với tổng doanh thu đạt là 10,24 tỷ đồng, với 260 dự án, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 15,689 tỷ đồng, với 263 dự án. Các địa phương có nguồn thu cao như: Phú Thọ đạt 2,17 tỷ đồng; Hà Nội đạt 1,98 tỷ đồng; Bắc Ninh 1,82 tỷ đồng; Thái Nguyên đạt 1,28 tỷ đồng. Nội dung hoạt động tư vấn công nghiệp chủ yếu trong các lĩnh vực như: Tư vấn xây lắp điện, năng lượng đạt doanh thu 100 triệu đồng; Tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây lắp đạt doanh thu 4,35 tỷ đồng; Tư vấn lập quy hoạch chi tiết cụm, điểm công nghiệp đạt doanh thu 1,64 tỷ đồng; Tư vấn các dịch vụ khác đạt doanh thu 4,16 tỷ đồng.

Năm 2022, cả vùng có 15/28 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công thực hiện hoạt động TVPTCN và đặt ra mục tiêu doanh thu trong năm của hoạt động tư vấn là trên 13,698 tỷ đồng, cao hơn 33,77% so với thực hiện năm 2021, tư vấn cho trên 264 dự án. Nội dung hoạt động tư vấn công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực như: Tư vấn xây lắp điện, năng lượng; Tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây lắp; Tư vấn xây lắp điện, năng lượng; Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý sản xuất,.... Trong 9 tháng đầu năm 2022, đã tư vấn cho 128 dự án, với doanh thu ước đạt 6,73 tỷ đồng.

Công tác khuyến công của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mặc dù gặp nhiều khó khăn, song cũng có những yếu tố thuận lợi và cơ hội để bứt phá trong thời gian tới.

Nhìn chung, trong năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động khuyến công trên cả nước nói chung và các tỉnh khu vực phía Bắc nói riêng cơ bản bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình và được cụ thể hoá bằng các đề án có quy mô, chất lượng ngày càng được nâng cao; Xây dựng được các đề án khuyến công dạng nhóm, điểm với các nội dung hoạt động khuyến công hỗ trợ đa dạng, có chất lượng và tập trung trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy các lợi thế so sánh của địa phương để thúc đẩy phát triển CNNT, hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển bền vững; Việc triển khai các hoạt động khuyến công cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung, tổ chức hệ thống khuyến công được quan tâm đầu tư, kết nối hoạt động hiệu quả. Công tác xây dựng, thẩm định đề án, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và thanh quyết toán các đề án khuyến công ở nhiều địa phương có chuyển biến tích cực. Các hoạt động khuyến công nhất là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến... tiếp tục được các địa phương quan tâm, đẩy mạnh đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất CNNT. Hỗ trợ khuyến khích các cơ sở CNNT thúc đẩy sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tại địa phương. Tạo cho các cơ sở CNNT và địa phương có sự nhìn nhận tích cực về hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước…

Việc triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công thời gian qua đã góp phần hỗ trợ kịp thời và thiết thực đối với nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT, sự đồng hành của chính sách khuyến công là nguồn động viên lớn đối với các doanh nghiệp, cơ sở CNNT để nhanh chóng khôi phục, tái khởi động hoạt động sản xuất kinh doanh hậu Covid-19.

Bài, ảnh: Đài Thanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

LNV - Nhận thấy sát vườn nhà có diện tích mặt nước bỏ hoang, anh Trần Quốc Trường (thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nhận thuê lại của địa phương để nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều năm loay hoay nuôi nhiều loại cá nhưng cho hiệu quả không cao, anh Trường đã tìm hiểu và quyết định chuyển sang nuôi ếch. Thay vì nuôi hoàn toàn trong chuồng và bằng thức ăn là cám chăn nuôi như nhiều mô hình khác thì anh Trường lại nuôi theo hình thức “bán tự nhiên”.
Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh):   Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh): Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

LNV - Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Được sự động viên, quan tâm của chính quyền, thấy được hiệu quả từ nhiều hộ dân đi trước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, giúp cho cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên có kinh tế khá.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động