Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Bến tre - Tập trung phát triển công nghiệp nông thôn

LNV - Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre đặt ra là đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 11,6% /năm. Còn từ năm 2026 đến năm 2030, tăng trưởng bình quân 11%/năm. Để đạt được mục tiêu này, Bến Tre xác định rõ phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, ổn định và phát triển thị trường.


Những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã tập trung vào ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa; đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện đạt 30.200 tỷ đồng, tăng 10,54% so cũng kỳ năm 2018 và đạt 101,51 % kế hoạch. Trong đó, doanh nghiệp trong nước đạt 15.700 tỷ đồng, tăng 1,35%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 1,75%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,04% so với năm 2018. Cũng trong năm 2019, địa phương đã phát triển mới 67 doanh nghiệp, 100 cơ sở, với tổng vốn đăng ký khoảng 490 tỷ đồng; ngành nghề chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, cơ khí,...., góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tiếp tục được quan tâm đầu tư; UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Phú Thuận, đang xây dựng hạ tầng và kêu gọi dự án đầu tư thứ cấp. KCN Giao Long và An Hiệp được lấp đầy, với 52 dự án đầu tư còn hiệu lực, ngành nghề chủ yếu là chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, cơ khí, điện tử,... với tổng vốn đăng ký 14.705,94 tỷ đồng; 10 CCN được thành lập, với tổng diện tích 347,28 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 243,45 ha, đã cho thuê 82,77 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 34,0% diện tích đất công nghiệp. Tổng số người lao động làm việc trong các CCN khoảng 2.800 lao động.

Tỷ trọng ngành công nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm ưu thế, chiếm tỷ trọng 97,61%, trong đó: Nhóm ngành sản xuất lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng 40,17%; Nhóm hàng cơ khí, điện, điện tử chiếm tỷ trọng 21,21%; nhóm hàng dệt may, da - giày chiếm tỷ trọng 21,76%; Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, hoá dược chiếm tỷ trọng 3,57%. Là địa phương có thế mạnh phát triển năng lượng tái tạo với khoảng 1.520 MW điện gió, 1.500 MW điện mặt trời, một số dự án điện gió, điện mặt trời đang thực hiện chuẩn bị đầu tư nhằm khai thác tiềm năng từ nguồn năng lượng sạch, góp phần cung ứng nguồn năng lượng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Bến Tre, qua đó góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành trong tương lai.



Đáng chú ý là hoạt động khoa học công nghệ có nhiều chuyển biến. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt 18%; Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 27%. Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tiêu dùng cho 13 sản phẩm đặc sản của tỉnh và 4 doanh nghiệp khởi nghiệp; 14 lượt cơ sở xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến… Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tăng cường thu hút mạnh mẽ đầu tư luôn được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Các đơn vị có liên quan cũng thường xuyên phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra, khảo sát nắm thông tin, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được cải thiện qua các năm. Điều này chứng minh địa phương này ngày càng cải thiện tốt hơn về môi trường đầu tư, cũng như đảm bảo tính cạnh tranh khá ổn định và xứng đáng là điểm đến để các nhà đầu tư lựa chọn tìm hiểu, quyết định đầu tư. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường và tập trung xử lý khắc phục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế, như: Sản xuất công nghiệp có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc. Quy mô, năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu. Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả đóng góp của công nghiệp vào GRDP có cải thiện nhưng chưa đủ sức để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững. Trình độ công nghệ, nhân lực và năng suất lao động trong ngành công nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công nghệ sản xuất tại phần lớn doanh nghiệp của tỉnh còn lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao; hoạt động chế biến trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản còn hạn chế; tính liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực chưa cao. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; công nghiệp nông thôn phát triển chậm và chưa tương xứng với tiềm năng. Triển khai thực hiện các kế hoạch xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tinh còn hạn chế; liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu tính bền vững, chưa tạo được niềm tin với nhau. Đã thế, năm 2020, do dịch bệnh COVID 19, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn bị gián đoạn.

Với quan điểm phát triển công nghiệp theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, chuyển dần chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre đã xác định rõ phải tập trung hoàn chỉnh hạ tầng các KCN, CCN; Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến, liên kết với ngành nông nghiệp khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp; Tập trung ứng dụng công nghệ cao cho phát triển điện năng lượng; Phát triển các dự án năng lượng tái tạo và các dự án điện lưới phân phối, truyền tải; Khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn. Mục tiêu mà địa phương đặt ra là phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 11,6% /năm. Trong đó, hoàn chỉnh hạ tầng và đưa vào hoạt động KCN Phú Thuận đưa vào hoạt động 5/12 CCN theo quy hoạch (ưu tiên phát triển các cụm ven biển); Kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cải tiến công nghệ ngành công nghiệp chế biến dừa và thủy sản. Còn trong giai đoạn 2026 - 2030 đưa giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 11%/năm. Triển khai phát triển 3 KCN; Hoàn chỉnh hạ tầng và đưa vào hoạt động thêm ít nhất 2/12 CCN theo quy hoạch và tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, địa phương đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của địa phương. Thứ hai, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp. Thứ ba, đẩy mạnh hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, tăng cường hoạt động hỗ trợ khoa học công nghệ và khuyến công. Thứ tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Thứ năm, thực hiện tốt việc cung ứng điện phục vụ sản xuất công nghiệp. Thứ sáu, thực hiện tốt giải pháp về đất đai và các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, phát triển công nghiệp. Thứ bảy, đẩy mạnh cải cách hành chính, liên quan đến thu hút đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng với đó, kiến nghị với Bộ Công Thương hỗ trợ vốn ngân sách giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, xây dựng hạ tầng các KCN, CCN để thu hút đầu tư thứ cấp. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Công Thương tin rằng Bến Tre sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra “phát triển công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, bền vững, góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và hoàn thành mục têu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Bài và ảnh Bích Thuỷ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân...
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông

LNV - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu đang khẳng định vai trò là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hợp, giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ

LNV - Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Doãn Vũ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mà còn mở hướng làm ăn mới cho thanh niên vùng nông thôn.
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm

LNV - Hà Nội có một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết; kiểm soát an toàn thực phẩm; đầu tư chế biến sâu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng.

Tin khác

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang

LNV - Khác với nhiều địa phương có tình trạng ruộng bỏ hoang, ở huyện Ứng Hòa, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu

LNV - Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, thời gian qua, Hà Nội tích cực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất gạo hàng hóa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị. Cùng với đó, Hà Nội nỗ lực kết nối xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo…
Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận

OVN - Ngày 11/6, UBND huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) tổ chức Hội thảo – Đào tạo với chủ đề “Sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận Định vị thương hiệu – Mở rộng thị trường”, nhằm quảng bá và nâng cao giá trị ba sản phẩm đặc trưng được xác lập nhãn hiệu chứng nhận gồm: Bánh tráng làng Tày, dứa mật Đam Rông và sầu riêng Đam Rông.
Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”

LNV - Thông tin từ UBND huyện Mê Linh cho biết, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng.
HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn

LNV - Thành lập từ năm 2018, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau màu xã Dân Lý (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã trở thành mô hình hiệu quả trong liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn. Nhờ sự đồng lòng của các thành viên, đặc biệt là vai trò chủ chốt của phụ nữ địa phương, HTX không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, bền vững.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động