Thứ năm, 09-03-2023 | 09:49GMT+7

Nhờ sự đồng hành của chương trình khuyến công, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại bánh kẹo Ba Xuyên (thành phố Sóc Trăng) đã cho ra đời sản phẩm sữa chua gói, góp phần tăng doanh số cho đơn vị.
Để đồng hành, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất, kinh doanh, trong năm 2022, trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với phòng kinh tế, kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành 19/19 đề án, đạt 100% kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện là 6 tỷ 68,3 triệu đồng, trong đó, chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện 2 đề án với số tiền là 900 triệu đồng; chương trình khuyến công địa phương hỗ trợ thực hiện 17 đề án với số tiền hỗ trợ là 2 tỷ 162,8 triệu đồng, kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng là trên 3 tỷ đồng. Qua đó, hỗ trợ 15 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã, sử dụng hiệu quả nhiên liệu, nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải tiến chất lượng môi trường, sức khỏe người lao động, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trong tỉnh.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí khuyến công, trung tâm hỗ trợ 4 doanh nghiệp, 1 hộ kinh doanh, 1 hợp tác xã đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022, kết quả có 5/6 sản phẩm được cấp chứng nhận. Tổ chức 4 hội nghị tập huấn về công tác khuyến công cho 178 cán bộ, công chức phụ trách công tác khuyến công cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện: Mỹ Tú, Trần Đề, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Tổ chức 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 36 cơ sở công nghiệp nông thôn. Tổ chức 1 đoàn công tác tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả như: công nghệ sản xuất xơ dừa tại Bến Tre, quy trình sản xuất, chế biến thanh long tại Long An và mô hình ứng dụng công nghệ sấy tiên tiến trong chế biến thủy sản (tôm khô, cá khô) tại tỉnh Cà Mau, qua đó, giúp cán bộ quản lý Nhà nước; các doanh nghiệp tiếp cận, học tập kinh nghiệm về phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng mô hình hiệu quả của tỉnh bạn để nhân rộng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh, các chương trình khuyến công đã cụ thể hóa các giải pháp hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất theo hướng bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Sóc Trăng.
Sóc Trăng: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
LNV - Nắm bắt được khó khăn của các cơ sở công nghiệp nông thôn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thành công 19/19 đề án khuyến công, với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng qua đó, đã hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong tỉnh vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm 2022.

Nhờ sự đồng hành của chương trình khuyến công, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại bánh kẹo Ba Xuyên (thành phố Sóc Trăng) đã cho ra đời sản phẩm sữa chua gói, góp phần tăng doanh số cho đơn vị.
Để đồng hành, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất, kinh doanh, trong năm 2022, trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với phòng kinh tế, kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành 19/19 đề án, đạt 100% kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện là 6 tỷ 68,3 triệu đồng, trong đó, chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện 2 đề án với số tiền là 900 triệu đồng; chương trình khuyến công địa phương hỗ trợ thực hiện 17 đề án với số tiền hỗ trợ là 2 tỷ 162,8 triệu đồng, kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng là trên 3 tỷ đồng. Qua đó, hỗ trợ 15 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì mẫu mã, sử dụng hiệu quả nhiên liệu, nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải tiến chất lượng môi trường, sức khỏe người lao động, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trong tỉnh.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí khuyến công, trung tâm hỗ trợ 4 doanh nghiệp, 1 hộ kinh doanh, 1 hợp tác xã đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022, kết quả có 5/6 sản phẩm được cấp chứng nhận. Tổ chức 4 hội nghị tập huấn về công tác khuyến công cho 178 cán bộ, công chức phụ trách công tác khuyến công cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện: Mỹ Tú, Trần Đề, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Tổ chức 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 36 cơ sở công nghiệp nông thôn. Tổ chức 1 đoàn công tác tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả như: công nghệ sản xuất xơ dừa tại Bến Tre, quy trình sản xuất, chế biến thanh long tại Long An và mô hình ứng dụng công nghệ sấy tiên tiến trong chế biến thủy sản (tôm khô, cá khô) tại tỉnh Cà Mau, qua đó, giúp cán bộ quản lý Nhà nước; các doanh nghiệp tiếp cận, học tập kinh nghiệm về phương thức tổ chức, quản lý và ứng dụng mô hình hiệu quả của tỉnh bạn để nhân rộng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh, các chương trình khuyến công đã cụ thể hóa các giải pháp hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương để tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất theo hướng bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Sóc Trăng.
Hoàng Lan
Tag :