Huyện Thanh Oai (Hà Nội): Lễ Dâng hương Đức Quốc tổ Lạc Long Quân tại Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh năm 2019
Đến dự Lễ Dâng hương Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, có đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội; Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Cùng các đồng chí trong ban thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, đại biểu các Sở, ban, ngành Thành phố, Đại biểu các quận, huyện, Thị xã của Thành phố Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ huyện Thanh Oai. Các đồng chí Đại biểu các xã, thị trấn; đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
Dâng hương Đức Quốc tổ Lạc Long Quân là nghi lễ thể hiện sự thành kính của con cháu nhớ về Tổ tiên; tri ân Đức Quốc tổ; dâng những nén hương thơm, những đóa hoa tươi và những lễ vật vào Đền thờ của Quốc tổ, để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho Quốc thái Dân an, dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển. Cầu mong Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân phù hộ cho đất nước luôn thái bình hưng thịnh, phù hộ độ trì cho bách gia trăm họ luôn có cuộc sống an khang thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý.
Các Đại biểu tham dự Lễ Dâng Hương
Theo truyền thuyết và lịch sử, Quốc Tổ Lạc Long Quân được vua cha giao cai quản một vùng Lạc Việt rộng lớn, Quốc tổ Lạc Long Quân đã thể hiện sự "Oai dũng siêu phàm", Người "Diệt quái trừ tinh", chống giặc ngoại bang, đem lại sự yên lành cho nhân dân, chính vì vậy “Quốc Tổ Lạc Long Quân” là vị cứu tinh, của dân tộc Việt và được toàn dân Bách Việt suy tôn bởi bốn chữ vàng son “Vi Bách Việt Tổ” (Nghĩa là: Tổ Dân Bách Việt”). Bốn chữ này được tạc trên bức đại tự trước cửa Đền, hiện còn lưu tại Đền nội Bình Đà.
Vở diễn về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
Lễ hội Bình Đà là Lễ hội cổ truyền từ xa xưa, lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu của nhân dân địa phương nhằm tưởng nhớ công lao của bậc tiền nhân đã có công với đất nước, với dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc đối với nhân dân. Đồng thời giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cha ông ta để lại, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực học tập, lao động, công tác xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh
Hàng năm cứ từ ngày 26 tháng 2 âm lịch đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch, trong đó lễ chính hội từ ngày mồng 4 đến ngày 6/3. Chính quyền và nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công lao của Quốc Tổ Lạc Long Quân đã khởi dựng cơ đồ và đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam. Ký ức về buổi đầu của trời đất mới mở mang và truyền thuyết cha Lạc long Quân cùng mẹ Âu Cơ sinh ra “Trăm trứng nở trăm trai”, 50 người con theo Cha về vùng biển, 50 người con theo Mẹ lên non khai sơn lập địa, những tình cảm đó đã nói lên nghĩa tình gắn bó keo sơn, về quan niệm “Non nước, đồng bào”, tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của các dân tộc trên đất nước Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Lễ hội còn là dịp để nhân dân và du khách tri ân và dành tình cảm về với Quốc tổ "Lạc Long Quân", với những lễ vật dâng cúng như một trăm vật phẩm để dâng lên 100 người con của lạc Long Quân và Âu Cơ. Đặc biệt sau buổi lễ dâng hương, nhân dân tổ chức lễ rước “Bánh thánh” thả xuống Giếng Ngọc với ý nghĩa dâng cúng đối với những người con trai theo cha ra vùng miền biển để cai quản, trị vì lãnh thổ đất nước Lạc Việt xưa kia. Đây là nghi lễ quan trọng trong Lễ hội cổ truyền của địa phương. Với những giá trị văn hóa của lễ hội, ngày 01/04/2014, Lễ hội Bình Đà đã được Bộ Văn hóa thông tin đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đền Nội Bình Đà thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đã được nhân dân từ bao đời nay lập thờ và đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Đặc biệt, trong Đền vẫn lưu giữ được Bức Phù điêu (Bức giá tượng) được chạm nổi hình tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trong tư thế Người ngồi trên ngai, đầu đội mũ miện, mình mặc áo bào có cân đai, tay cầm hốt, chân đi hia, ngồi đặt trên bệ. Đây là Bức giá tượng duy nhất có nội dung phản ánh về Đức Quốc Tổ và các nhân vật thời đại Hùng Vương. Độc đáo nhất của bức giá tượng với nét chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ được sơn son thiếp vàng, miêu tả cảnh Lạc Long Quân cùng với các lạc tướng, lạc hầu, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương. Với những giá trị lịch sử, nghệ thuật độc đáo của Bức Phù điêu, năm 2016 bức giá tượng Lạc Long Quân tại Đền Nội Bình Đà đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Vinh dự cho quê hương Thanh Oai nói riêng và cả nước nói chung, hàng bao đời nay vẫn bảo tồn được di tích lịch sử Đền thờ “Quốc Tổ Lạc Long Quân”. Tại ngôi Đền còn lưu giữ được nhiều các cổ vật quý như: Tấm Bia thời Lý, thời Lê Trung hưng; nhiều thần phả và các sắc phong, chuông đồng, đồ tế tự, hoành phi câu đối, đặc biệt trong đền còn lưu giữ bức Phù điêu (giá tượng Lạc Long Quân độc nhất vô nhị) của Việt Nam và là bảo vật Quốc gia, cùng với kiến trúc nghệ thuật độc đáo của ngôi Đền. Do vậy, năm 1985 Đền Nội đã được Bộ văn hóa công nhận di tích lịch sử và nghệ thuật. Năm 1990, Đền Nội tiếp tục được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Một số ảnh tại Lễ Dâng Hương
Cùng với lễ hội Bình Đà là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, huyện Thanh Oai còn sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú, có 147/266 di tích đã được xếp hạng, trong đó, 69 di tích cấp quốc gia, 72 di tích cấp Thành phố, 05 di tích lịch sử cánh mạng, 87 lễ hội truyền thống, 51 làng nghề truyền thống. Đặc biệt, Thanh Oai là huyện vinh dự được đón Bác Hồ 6 lần về ở, thăm và làm việc trong đó Bác về ở và làm việc tại thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương 25 ngày đêm từ ngày 19/12/1946 - 14/01/1947, ngay sau khi Bác ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tại Vạn Phúc - Hà Đông.
Thanh Oai còn được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt: có đến 46 nhà khoa bảng được ghi danh tại Văn miếu Quốc Tử giám qua các triều đại, tiêu biểu như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, Trạng cậu, trạng cháu và Nguyễn Thiến. Nguyễn Đức Lượng... Thực hiện Nghị quyết 06 của Thành ủy Hà Nội, Huyện Thanh Oai đã xây dựng các chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn để khai thác các tiềm năng du lịch của huyện, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, kết nối một số tour đến các điểm du lịch văn hóa, làng nghề, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.
Tại lễ hội Bình Đà năm nay, cùng với các hoạt động của lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đã bố trí 22 gian hàng để giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống tiêu biểu của các xã, thị trấn trong huyện và một số huyện bạn, mong muốn rằng qua hoạt động này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của huyện Thanh Oai đến quý khách thập phương, khuyến khích tạo động lực cho các làng nghề của huyện phát triển, quảng bá thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa,xã hội xây dựng huyện Thanh Oai ngày càng giàu đẹp, văn minh và lưu giữ các giá trị văn hóa tuyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
14:34 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Khi lòng biết ơn đi vào văn hóa truyền thống
11:03 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống Bích Câu Đạo Quán – Dấu ấn văn hóa giữa lòng Thủ đô
09:28 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT 2025 – ĐIỂM HẸN VĂN HÓA VÀ THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ TOÀN CẦU
11:35 | 01/03/2025 Tin tức

Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc Ea Tam: “chợ tình” giữa đại ngàn Tây Nguyên
11:33 | 01/03/2025 Tin tức

Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng): Hòa Khánh Nam phát triển văn hóa đảm bảo an sinh xã hội
11:32 | 01/03/2025 Tin tức

Khi xuân chạm đất trời
11:31 | 01/03/2025 Tin tức

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









