Huyện Hoài Nhơn (Bình Định): Người thầy 14 năm mòn mỏi đợi công bằng
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi có dịp về Hoài Nhơn, Bình Định thăm lại mái trường xưa, tri ân các thầy cô đã không quản ngại khó khăn dìu dắt chúng tôi thành người. Những cảm xúc lắng đọng ban đầu bỗng vỡ òa trong nháy mắt khi gặp lại người thầy của chúng tôi - thầy Hồ Chí Khải (SN 1965) có hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, hiện thầy đang giảng dạy môn Hóa học tại Trường THCS Bồng Sơn. Vẫn gương mặt ấy nhưng mái tóc đen ngày nào nay đã bạc màu, giọng thầy run run tay vỗ vai chúng tôi hỏi thăm về công việc, cuộc sống hiện tại.
Rời trường, chúng tôi hẹn nhau ghé thăm nhà thầy. Căn nhà nhỏ, mái ngói sờn màu, đây là nơi mà thầy sống bao lâu nay, cũng chính là nơi lớp chúng tôi hay tụ tập mỗi chiều cuối tuần. Trong buổi trò chuyện, tôi chợt hỏi việc thầy có dự định sửa sang nhà không, thầy bỗng khựng lại rồi lắc đầu cho qua chuyện. Tuy nhiên, sau đó tôi vô tình nghe được câu chuyện của thầy...
Vì vài mét đất…bỗng dưng bị kiện
Hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề giáo, thầy Khải không ngờ rằng một ngày mình lại vướng vào vụ án tranh chấp đất đai với chính học trò cũ.
Vụ tranh chấp phát sinh từ phần đất giữa nhà ông Nguyễn Bá (SN 1943) và nhà của thầy Khải (phần đất sử dụng từ trước năm 1954, riêng ngôi nhà được xây dựng từ năm 1998) nằm trên mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo đó, giữa 2 ngôi nhà cách nhau khoảng đất chưa đến 10 m2 và khoảng đất này vô tình khiến tình cảm thầy trò dần trở nên phai nhạt.
Thầy Khải bên bục giảng.
Vào năm 1998, ông Nguyễn Bá nhận chuyển nhượng nhà và đất từ ông Huỳnh Sơn với diện tích 80 m2 giáp ranh nhà ông Khải. Đến năm 2005, ông Bá xây dựng lại nhà ở và cho rằng trước đây ông Hồ Chí Khải khi sửa nhà đã lấn chiếm sang phần đất của ông. Cụ thể, phần không lưu lấn 0,25m, công trình phụ phía sau lấn sang chiều ngang 0,5m, chiều dài 10,15m. Do vậy ông Nguyễn Bá ủy quyền cho con trai là ông Nguyễn Văn Lân (cũng chính là người học trò cũ) khởi kiện ông Hồ Chí Khải về việc lấn chiếm đất.
“Đợi một bản án anh minh”
Vụ án tranh chấp đất đai này đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đưa ra xét xử vào ngày 27/9/2006, theo đó Tòa bác đơn yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá vì không có căn cứ.
Ông Lân tiếp tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định. Ngày 31/05/2007, TAND tỉnh Bình Định ra bản án phúc thẩm số 153/DS-PT chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá và “Buộc ông Hồ Chí Khải phải tháo dỡ toàn bộ các công trình phụ đã xây trên phần đất ông Bá (phía sau) và phần mái ngói (đường xúc) lấn sang không gian của ông Bá (phía trước)…”.
Thế nhưng, theo Biên bản họp ngày 21/4/2005 tại trị trấn Bồng Sơn, kết luận: “Việc khiếu kiện ông Nguyễn Bá cho rằng ông Hồ Chí Khải lấn đất của ông là không có căn cứ pháp lý (vì hiện trạng diện tích đất của ông Nguyễn Bá đang sử dụng dư thừa 8,72m2) so với giấy CN QSD đất…”
Căn nhà nhỏ, mái ngói sờn màu - nơi mà thầy sống bao lâu nay.
Sau đó, Thường trực Hội Đồng Nhân Dân Thị trấn Bồng Sơn liên tiếp làm đơn kiến nghị gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao, TAND tối cao yêu cầu xem xét lại bản án số 153/DS-PT của TAND tỉnh Bình Định, “…bản án phúc thẩm – TAND tỉnh Bình Định đã tuyên xử là không đúng thực tế nên rất khó cho việc thi hành bản án này…”
Ngày 19/3/2010, TAND tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm số 97/2010/DS-GĐT hủy hai bản án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ sơ cho TAND huyện Hoài Nhơn xét xử. Vào ngày 23/7/2012, TAND huyện Hoài Nhơn vẫn giữ nguyên phán quyết không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá vì không có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Định lại hủy án sơ thẩm với lý do án sơ thẩm đã bỏ sót người tham gia tố tụng, thu thập chứng cứ không đầy đủ là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Đến nay đã gần 14 năm, vụ tranh chấp vẫn đang trì hoãn, người thầy giáo màu tóc bạc quá nửa đầu trầm ngâm không biết đến bao giờ mới tìm lại được công bằng. “Bản thân là nhà giáo với niềm tin tuyệt đối vào Đảng, nhà nước, tôi luôn cho rằng TAND là cơ quan thực thi công lý, là cán cân đảm bảo quyền lợi của công dân. Còn vài năm nữa thôi là tôi đã về hưu rồi, nhưng nhìn cảnh kiện tụng chưa dứt, tôi cũng đến tuổi nghỉ ngơi nhưng tất cả cũng chỉ vì đợi một bản án anh minh.”– thầy Khải chia sẻ.
Qua sự việc trên, không hiểu vì lí do gì vụ án lại cứ xử rồi hủy mà vẫn không có kết quả. Việc khiếu kiện kéo dài tiêu tốn, công sức thời gian khiến tâm lí người trong cuộc mệt mỏi, bế tắc; thậm chí về lâu về dài làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một người giáo viên, người Đảng viên.
(còn tiếp)
Bài và ảnh An Hòa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lưu ý quan trọng với học sinh lớp 12 năm nay thi tốt nghiệp THPT
10:50 | 18/06/2025 Bạn đọc và tòa soạn

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 Du lịch làng nghề

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang
11:03 Khuyến nông

Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng
11:01 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 Nông thôn mới