Gia Lâm (Hà Nội): Chính quyền xã Yên Viên đang tiếp tay cho sai phạm!?
Đổ phế thải để lấy mặt bằng
Theo phản ánh của người dân, nhiều năm qua, khu đất Cống Thôn thuộc địa bàn xã Yên Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có nhiều công trình xây dựng, tồn tại những bến bãi trung chuyển vật liệu trái phép nhưng không được cơ quan chức năng xử lý. Theo tìm hiểu của phóng viên khu đất cảng Cống Thôn do UBND xã Yên Viên quản lý với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và được nhiều cá nhân thuê lại. Khu vực này không những tồn tại bến bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép, là ổ nhóm của cát tặc mà phần diện tích đất nông nghiệp do xã Yên Viên quản lý hằng ngày được các xe chở phế thải xây dựng, đất cát đến san lấp tạo mặt bằng để làm kho, bến bãi và nhà xưởng sản xuất. Những bến bãi trái phép, nhà xưởng mọc lên đã vi phạm hành lang an toàn đê điều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Những cột khói nghi ngút không phải là điều lạ tại khu vực Cống Thôn
Bà Nguyễn Thị Lan, người dân xã Yên Viên bức xúc: “Khu đất Cống Thôn này tồn tại nhiều bất cập lắm, bến bãi tàu thuyền ra vào rồi vài năm gần đây nhà xưởng mọc lên sản xuất mà theo tôi biết thì khu vực này thì toàn là đất để sản xuất nông nghiệp. Người dân chúng tôi cũng không hiểu vì sao mà có nhiều xe đến đổ phế thải san lấp, đổ tràn ra cả khu vực đê mà không thấy chính quyền ra ngăn chặn, xử lý…”.
Có mặt tại khu vực Cống Thôn, phóng viên tận mắt chứng kiến cảnh những xưởng sản xuất gỗ ván ép xả khói nghi ngút lên bầu trời, một lượng lớn nước thải được sử dụng vào sản xuất thải trực tiếp ra môi trường khi chưa qua bất kì công đoạn xử lý nào. Chứng kiến những cụm tre bảo vệ đê gần những cơ sở sản xuất trên xơ xác, chết dần, ông Lê Văn Quang, một người dân Yên Viên cho biết: “Các chú nhìn thì thấy rõ rồi, mấy cơ sở sản xuất cứ làm liều thế đấy, khói thì cho bay lên trời, còn nước thì thải bừa bãi, đến tre còn chết nữa là…”.
Những cụm tre đã chết dần mòn do ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất gỗ ván ép
Chính quyền xã tiếp tay?
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất Cống Thôn, xã Yên Viên hiện chưa được UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cho phép hoạt động vì vậy nên việc các bến bãi tập kết vật liệu, nhà xưởng mọc lên là hoàn toàn trái phép. Và tại đây bất kể ngày hay đêm đều có những xe tải chở phế thải xây dựng, đất cát đến san lấp và thậm chí ngay chân đê cũng là nơi tập kết của đất cát, phế thải xây dựng.
Phế thải xây dựng đổ tràn lan lấp làm nhà xưởng và bãi tập kết vật liệu
Bất kể ngày hay đêm những chiếc xe đổ phế thải san lấp vẫn cứ vô tư hoạt động
Nhà xưởng mọc lên trái phép trước sự bao che của chính quyền địa phương
Vi phạm hành lang đê điều là điều thấy rõ nhất
Theo thông báo số 1242/TB – UBND ngày 15/8/2016 của UBND huyện Gia Lâm về: Kết luận của đồng chí Nguyễn Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp báo cáo kết quả xử lý, giải tỏa vi phạm tại bến bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn các xã: Yên Viên, Bát Tràng, Dương Hà, Trung Mầu; Thông báo nêu rõ UBND các xã trên: Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND huyện tập trung giải tỏa dứt diểm các bến bãi không phù hợp quy hoạch, chưa có giấy phép, nằm trong hành lang bảo vệ đê kè. Chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm là vậy nhưng không hiểu vì sao các phòng ban của UBND huyện Gia Lâm cùng lãnh đạo UBND xã Yên Viên lại không hề có bất kỳ động thái nào trong xử lý sai phạm? Đặc biệt tại khu đất Cống Thôn là một nơi phức tạp, vi phạm hành lang an toàn đê điều diễn ra công khai.
Thông báo của UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo giải tỏa các bến bãi trái phép nhưng đến nay khu đất Cống Thôn vẫn ngang nhiên tồn tại
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã liên hệ với UBND xã Yên Viên làm việc. Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Kỷ - Chủ tịch UBND xã thừa nhận khu đất Cống Thôn có tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê điều và việc đổ phế thải xây dựng. Tuy nhiên ông Kỷ lại bao biện rằng: “Việc này xã cũng đã có xử lý nhưng khó vì lực lượng mỏng”. Ông Chủ tịch xã cũng cho biết thêm: “Khu đất Cống Thôn hiện tại có hơn 20 cơ sở sản xuất, bến bãi vật liệu xây dựng và tất cả xã đều có hợp đồng cho thuê 1 năm/1 lần. Còn về việc các cơ sở sản xuất xã đang hướng dẫn họ đi làm thủ tục để cấp phép xây dựng, các thủ tục về bảo vệ môi trường. Khu vực này cũng đang chờ ý kiến của thành phố để được quy hoạch…”. Khi phóng viên đề nghị được xem các hợp đồng cũng như văn bản xin ý kiến của thành phố thì ông Kỷ lại hứa hẹn sẽ cung cấp cho phóng viên sau nhưng đến nay sau nhiều lần hẹn ông Kỷ luôn báo bận họp.
Theo Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Văn Hợi thì khu đất Cống Thôn này hiện chưa được thành phố chấp thuận quy hoạch sản xuất, còn việc xã cho thuê thầu UBND huyện đã chỉ đạo thanh lý hợp đồng.
Trước những câu trả lời của vị lãnh đạo xã Yên Viên phải chăng không cần làm thủ tục pháp lý về đảm bảo môi trường, cấp phép xây dựng theo quy định nhưng xã vẫn cứ cho thuê thầu để lấy tiền “bỏ túi” còn sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hợp thức hóa dần dần? Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi lãnh đạo xã Yên Viên có phải đang cố tình bao che, tiếp tay cho sai phạm?
Đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh sai phạm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Duy Dũng – An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









