Cục công thương địa phương - 20 năm hình thành và phát triển
Những chặng đường phát triển
Trước nhu cầu thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, Lãnh đạo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thống nhất, cần thiết phải thành lập một đơn vị chuyên trách quản lý, hỗ trợ phát triển công nghiệp ở các địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ cầu nối giữa Bộ và các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ công tác và phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Vì vậy, Bộ Công nghiệp đã quyết định thành lập Cục Công nghiệp địa phương (Cục CNĐP), nay là Cục Công Thương địa phương.
Cục Công thương địa phương được thành lập ngày 04 tháng 7 năm 2003, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp ở các địa phương trong phạm vi cả nước, với 16 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể; ngoài Lãnh đạo Cục, bộ máy giúp việc Cục trưởng có 04 đơn vị trực thuộc Cục.
Từ chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, thống nhất đặt ra phương châm hành động, là: “Bắc cầu đi tới thành công” nhằm thể hiện sự nhất quán, kiên định trong đường lối phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước; thể hiện rõ nhiệm vụ làm cầu nối giữa Bộ với các địa phương nhằm triển khai vụ chung của Ngành và chung tay vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 31/7/2007, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 01/2007/QH12 theo đó hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương. Và theo quyết định mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục CNĐP, theo đó Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về: Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu-cụm-điểm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương trong cả nước; cùng với 21 nhiệm vụ, quyền hạn và 07 đơn vị trực thuộc.
Trong bối cảnh sáp nhập 02 Bộ, Cục CNĐP vẫn được giữ nguyên là một đơn vị độc lập được xem là thuận lợi rất lớn so với các đơn vị khác thuộc Bộ.
Để giúp Cục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động khuyến công, Lãnh đạo Bộ đã đồng ý cho Cục thành lập một Trung tâm Khuyến công khu vực phía Bắc; đó là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục hiện nay. Đến tháng 01/2010, Lãnh đạo Bộ đã cho phép Cục thành lập thêm một đơn vị trực thuộc tại phía Nam, lấy tên là Văn phòng Đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến thời điểm hiện nay, thực hiện chủ trương chung của Bộ, Văn phòng đại diện đã chuyển đổi thành Tổ công tác phía Nam, trực thuộc phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Cục.
![]() |
Ông Phan Văn Bản – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Công thương địa phương nhiệm kỳ 2020 - 2025 |
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tiếp tục điều chỉnh, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục CNĐP. Theo đó, Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khuyến công, cụm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương trong cả nước; thực hiện hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục. Trong đó có một số nhiệm vụ được được giao bổ sung như: Xây dựng, tổ chức triển khai đề án, dự án cho các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; giúp Bộ thực hiện các nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đầu mối giúp Bộ quản lý hoạt động của Bộ với các địa phương, đặc biệt là theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao đối với các địa phương, v.v…
Tại Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/ 8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Cục CNĐP chính thức được đổi tên thành Cục Công Thương địa phương (Cục CTĐP). Cùng với việc đổi tên như vậy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục CTĐP được bổ sung thêm nội dung theo dõi, tổng hợp tình hình phát triển thương mại tại các địa phương trong phạm vi cả nước.
Cụ thể, Cục CTĐP được định hình là tổ chức thuộc Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (bao gồm làng nghề tiểu thủ công nghiệp); khuyến công; cụm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; tổng hợp chung tình hình phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương trong cả nước.
Và những kết quả đáng ghi nhận
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
Liên tục trong các năm, Cục đã xây dựng nhiều loại văn bản quan trọng; tính từ năm 2004 đến nay, Cục CTĐP đã chủ trì xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành 31 văn bản, bao gồm: 04 Nghị định của Chính phủ; 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 04 Thông tư liên tịch của Bộ Công Thương và các bộ, ngành; 03 Chỉ thị của Bộ Công nghiệp và Bộ Công Thương; 13 Thông tư của Bộ Công nghiệp và Bộ Công Thương; 06 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong đó có: 21 văn bản về hoạt động khuyến công; 08 văn bản về quản lý cụm công nghiệp và 03 văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn lãnh đạo Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh, quy định công nhận tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Công tác xây dựng cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng kịp thời với chủ trương, đường lối và nhu cầu của xã hội; đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp, tính khả thi trong quá trình thực hiện; sát với yêu cầu thực tế, phù hợp với nhiều đối tượng; đáp ứng kịp thời với yêu cầu công tác quản lý Nhà nước…
Công tác theo dõi tình hình phát triển công nghiệp, thương mại
Với nhiệm vụ của một đơn vị đầu mối theo dõi hoạt động quản lý Nhà nước về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, và sau này bao gồm cả thương mại của các địa phương, Cục đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Cục, không chỉ phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, thương mại của Bộ và các địa phương, nên ngay từ những năm đầu thành lập, Cục đã thường xuyên phối hợp tốt với các các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, đặc biệt là các Sở Công Thương để triển khai các nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, kịp thời đề xuất, tham mưu, kiến nghị để Lãnh đạo Bộ có những giải pháp chỉ đạo thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại đối với các địa phương; nắm vững tình hình, điều kiện sản xuất công nghiệp từng vùng, những địa phương còn gặp nhiều khó khăn, giúp Bộ tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết; hàng năm tổ chức các Hội nghị ngành Công Thương tại 3 khu vực và các hội nghị chuyên đề nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của vùng, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh được các địa phương nhìn nhận, đánh giá cao về tính cần thiết, tính hiệu quả và thành công của các hội nghị.
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ cũng rất quan trọng mà Cục đã triển khai trong quá trình phát triển đó là thường xuyên giúp Ban cán sự Đảng Bộ nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp các báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phương hướng nhiệm vụ, tầm nhìn các giai đoạn cho các vùng trên cả nước, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển các tỉnh, thành phố trọng điểm; Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có ý kiến đối với văn kiện đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố qua các nhiệm kỳ…, qua đó đề xuất, có ý kiến đối với phương hướng phát triển công nghiệp, thương mại tại các vùng, địa phương trên cả nước.
Công tác quản lý và triển khai hoạt động khuyến công
20 năm qua, có thể khẳng định, công tác khuyến công đã xác lập những bước đi quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất là tại khu vực nông thôn; góp phần giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; khai thác các điều kiện thuận lợi của từng vùng, từng địa phương cho phát triển lực lượng sản xuất; phát huy cao nội lực của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên cơ sở có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
![]() |
Khuyến công hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc hiện đại cải thiện năng suất tiểu thủ công nghiệp nông thôn |
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công ở trung ương và địa phương đã từng bước được hoàn thiện, bám sát thực tiễn, đưa công tác khuyến công đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn, các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
Tổ chức hệ thống khuyến công toàn quốc đã không ngừng được củng cố, trưởng thành, kết nối thống nhất từ Trung ương đến địa phương và hoạt động ngày càng hiệu quả. Đến nay, ngoài Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 trực thuộc Cục Công Thương địa phương, 63/63 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước có đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ về khuyến công với tổng số trên 1.300 cán bộ, viên chức. Ngoài ra còn có các tổ chức dịch vụ khuyến công khác, như: Viện, Trường, Hiệp hội... tham gia và thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công.
Chương trình khuyến công hàng năm với nguồn ngân sách hỗ trợ bình quân hơn 200 tỷ đồng (bao gồm cả kinh phí trung ương và địa phương) đã động viên và huy động được các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các nội dung hoạt động khuyến công như xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ tư vấn, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; đào tạo nghề theo nhu cầu… đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có hướng đầu tư hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong toàn ngành; tăng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá - xã hội, ổn định dân sinh ở nông thôn…Giai đoạn 2005-2010 giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng bình quân 13,77%/năm, trong đó giá trị sản xuất CNNT tăng bình quân 16,54%/năm, số lượng các cơ sở CNNT tăng bình quân 8,64%/năm; số lao động làm việc trong các cơ sở CNNT tăng 8,94%/năm. Giai đoạn 2008 - 2012, giá trị sản xuất CNNT của cả nước năm sau luôn có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước, bình quân 5 năm là 19,85 %/năm; số lượng cơ sở CNNT tăng trung bình cả giai đoạn đạt 8,74%/năm. Giai đoạn 2014-2018, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng bình quân 12,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.
Công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động khuyến công quốc gia, nhằm phát hiện và tôn vinh những sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại. Tính đến nay đã công nhận và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Hiện nay, Cục đang chuẩn bị các công việc liên quan để tổ chức bình chọn, tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.
Công tác theo dõi, quản lý phát triển cụm công nghiệp
Từ năm 2008, ngay từ thời gian đầu được Bộ giao nhiệm vụ, Cục đã tập trung thu thập thông tin, số liệu liên quan đến cụm công nghiệp; phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát tình hình thực tế để có cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp.
Hiện nay, căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Lãnh đạo Bộ, Cục CTĐP đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP), báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, trình Chính phủ theo kế hoạch, tiến độ được giao.
Công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp
Phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp có liên quan đến công tác theo dõi doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã, làng nghề tiểu thủ công nghiệp..., đây là một nhiệm vụ phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, ban, ngành khác nhau. Do vậy, để thực hiện triển khai hài hòa các nhiệm vụ, Cục đã tập trung phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để tìm những biện pháp, hướng đi phù hợp, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng bước xây dựng cơ chế, chính sách.
![]() |
Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công thương Địa phương Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023. |
Giúp Ban Chỉ đạo của Bộ triển khai các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Nhiệm vụ này Cục được giao từ năm 2010, mặc dù các tiêu chí (điện nông thôn và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn) không thuộc lĩnh vực quản lý của Cục nhưng trước nhiệm vụ được giao, Cục đã có nhiều cố gắng, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ làm đầu mối giúp Ban Chỉ đạo của Bộ về các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian quan đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thực hiện Chương trình. Đặc biệt, qua hơn 10 năm triển khai chương trình, Cục đã đầu mối, phối hợp tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành các văn bản quan trọng để thực hiện các tiêu chí được phân công theo dõi, như: Tiêu chí số 4 về điện nông thôn, tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ tiêu về cụm công nghiệp thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và huyện NTM nâng cao và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện khác…
Với thành tích đạt được trong 20 năm qua, Cục CTĐP đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua các năm 2005, 2020, cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong nhiều năm và các phần thưởng khác; nhiều cá nhân đã được Chủ tịch tặng Huân chương lao động hạng Ba, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương Bằng khen do có nhiều thành tích đóng góp vào quá trình phát triển của Cục. Đây là niềm vinh dự và tự hào của toàn thể công chức, viên chức, người lao động Cục CTĐP.
Tin liên quan

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2024
12:54 | 15/10/2024 Khuyến công
Tin mới hơn

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
21:09 | 20/02/2025 Nông thôn mới

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 | 17/01/2025 Khuyến công

Bắc Giang: Hậu kiểm các đề án khuyến công
14:23 | 13/01/2025 Khuyến công

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 | 27/12/2024 Khuyến công

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công

Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 | 29/11/2024 Khuyến công
Tin khác

Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Thái Nguyên: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè phát triển
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Thái Bình nghiệm thu đề án khuyến công năm 2024
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án hỗ trợ chế biến sầu riêng
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ mới sáng tạo
10:59 | 26/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Yên Bái: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất ván bóc
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Đồng Tháp: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào chương trình khuyến công
10:58 | 26/11/2024 Khuyến công

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 | 25/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đà Nẵng: Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
09:57 | 25/11/2024 Khuyến công

Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 | 21/11/2024 Khuyến công

Huyện Đô Lương (Nghệ An): Tập huấn công tác khuyến công
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công

Bến Tre: Thêm 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
14:17 | 21/11/2024 Khuyến công

Bến Tre: Thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công
14:16 | 21/11/2024 Khuyến công

Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín
10:03 Tin tức

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
10:03 Tin tức

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 Làng nghề, nghệ nhân









