Anh Lê Kha: Bỏ phố về vườn để trồng cỏ
Vườn cỏ thạch xương bồ của anh Lê Kha - Ảnh: NT
Phóng viên: Xin anh vui lòng chia sẻ những công việc trước khi anh bỏ phố về vườn trồng cỏ?
Anh Lê Kha: Tôi có 10 năm làm việc cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel với vị trí là giám đốc tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đến năm 2017, tôi quyết định lên TP. HCM để tìm môi trường làm việc mới. Và từng quản lý thị trường mắt kính khu vực phía bắc. Từ đó, tôi được phiêu lưu tìm hiểu nhiều đặc sản và thú chơi từ Bắc chí Nam trong khoảng 1 năm. Đến năm 2019, công việc cuối cùng ở TP. HCM tôi làm là giám đốc vùng cho 2 công ty về giáo dục kỹ năng.
Phóng viên: Động lực và lý do nào để anh chọn về vườn trồng cỏ thay vì phát triển sự nghiệp ở thành phố?
Anh Lê Kha: Sau một thời gian dài công tác đó đây, tôi thấy rằng môi trường làm việc văn phòng chưa phù hợp với mình. Công việc dù năng động nhưng sau tất cả vẫn quá nhàm chán lại thêm không khí ở TP. HCM ngột ngạt và tôi cũng không quen lắm với không khí này. Thế là quyết định về lại quê hương của mình ở Cao Lãnh, Đồng Tháp trước để tịnh dưỡng tinh thần rồi mới tính đến kế hoạch trở lại TP. HCM hay không. Tuy nhiên, khi về đây, tôi có cơ duyên với 9 loại cỏ thạch xương bồ thông qua nhiều kênh khác nhau, bạn bè có, mạng xã hội có, người giới thiệu cũng có. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ rằng đây cũng chỉ là thú chơi và chưa từng có ý nghĩ sẽ phát triển nó thành một loại hình kinh doanh.
Anh Lê Kha đang cắt tỉa cỏ xương bồ - Ảnh: NT
Dường như đây là một cơ duyên được định sẵn cho tôi. Lúc về quê, cuối năm 2019, đầu năm 2020 thì dịch Covid-19 bùng phát, tôi dành thêm nhiều thời gian nghiên cứu, chăm sóc cỏ thạch xương bồ. Và tôi bắt đầu thấy được nhiều điều thú vị từ nó.
Đến giữa năm 2020, lượng người chơi ở các diễn đàn thạch xương bồ tăng trưởng một cách đột biến. Nhận thấy rằng đây là một sân chơi rộng lớn, có khả năng phát triển thành một thị trường kinh doanh. Từ đó, tôi tập trung nghiên cứu và dành toàn bộ thời gian để phát triển thú chơi này.
Tác phẩm thạch xương bồ khi kết hợp với đá thiên nhiên - Ảnh: NT
Phóng viên: Làm sao để một người bình thường có thể dễ dàng tiếp cận với thú chơi khá mới mẻ này, thưa anh?
Anh Lê Kha: Có một số bộ môn nghệ thuật đòi hỏi những nhóm người chơi khác nhau. Ví dụ như trà đạo, người không thích sự đắng chát thì khó mà thưởng thức. Còn với cỏ thạch xương bồ thì không phân biệt người chơi. Ở độ tuổi nào, tầng lớp nào hay sở thích như thế nào thì vẫn có thể chơi được cỏ thạch xương bồ. Vì cơ bản cỏ thạch xương bồ không kén chọn người chơi. Cho nên, một người bình thường sẽ dễ dàng tiếp cận với thú chơi này.
Phóng viên: Quá trình “trồng cỏ, chơi cỏ và thương mại cỏ” của anh đã diễn ra như thế nào?
Anh Lê Kha: Ban đầu tôi đến với cỏ thạch xương bồ như một người đam mê, yêu thích cỏ cây hoa lá. Đến một thời điểm đủ chín, tôi nhận thấy mỗi loại cỏ thạch xương bồ đều có một vẻ đẹp riêng. Tôi thử phối cỏ với đá để tạo ra tiểu cảnh, làm cho cuộc chơi càng thêm đa dạng và sinh động.
Lúc ban đầu, có một vài người bạn cũng mong muốn tìm hiểu, sau thêm vài người lạ quen biết trên mạng xã hội và dường như tất cả đều họ có nhu cầu về các loại giống xương bồ khác nhau. Nói đến giống thạch xương bồ thì từ 9 loại lúc mới biết đến khoảng giữa năm 2020, tôi đã nghiên cứu và sở hữu hơn 20 loại khác nhau nữa. Với số lượng lớn cỏ thạch xương bồ hiện tại, tôi tiến hành chia sẻ rộng rãi đến các bạn cùng chơi và dần phát triển thành thương mại.
Chậu thạch xương bồ được kết hợp đan xen giữa cỏ, rêu và đá tự nhiên - Ảnh: NT
Ngoài việc phân phối giống thạch xương bồ, tôi thương mại các tác phẩm tiểu cảnh do mình chế tác. Kết hợp đan xen giữa cỏ, rêu và đá tự nhiên, từng tác phẩm tôi thực hiện mang lại sự sinh động và hấp dẫn hơn cho cỏ thạch xương bồ. Chính vì vậy, cỏ thạch xương bồ dần dà được đông đảo mọi người biết đến.
Phóng viên: Nói thêm về tiểu cảnh khi kết hợp giữa đá tự nhiên và thạch xương bồ. Vì sao lại có sự kết hợp như vậy, thưa anh?
Anh Lê Kha: Thạch xương bồ vốn xuất phát từ thiên nhiên. Xương bồ mọc ở trên các hòn đá hoặc dọc theo bờ suối. Khi chúng ta mang vào trong nhà, chúng ta cũng nên tái tạo lại phong cảnh thiên nhiên nhưng với sự sắp đặt có chủ ý. Từ đó, với công phu chế tác, chúng ta tạo thêm các giá trị thẩm mỹ cho chậu cỏ thạch xương bồ.
Phóng viên: Có thể nói, chơi cỏ thạch xương bồ cũng như chơi kiểng bonsai hay các loại kiểng khác. Vậy cỏ thạch xương bồ này có gì khác biệt so với các loại khác?
Anh Lê Kha: Thạch xương bồ giống như các loại kiểng khác nhưng nó có những đặc tính riêng. Những loại hoa kiểng khác thì theo mùa riêng của nó, ví dụ như mùa xuân có mai, mùa hè có sen, v.v… còn với thạch xương bồ, nếu ta chăm sóc tốt, nó sẽ xanh mướt quanh năm.
Chăm sóc cỏ thạch xương bồ cũng khá đơn giản nhưng cần phải chú tâm. Hoa kiểng nào cũng vậy, đã chơi thì phải chăm sóc, đã chăm sóc thì phải dành trọn tâm tư tình cảm cho nó thì mới xanh tốt được.
Thạch xương bồ có thể trở thành một nghề, một lĩnh vực chuyên nghiệp chứ không đơn giản chỉ là một thú chơi - Ảnh: NT
Thạch xương bồ là cỏ nhưng đây là một trong những dòng linh thảo. Loại linh thảo này ngoài có công dụng trưng bày giải trí, thạch xương bồ còn có tính dược liệu, có giá trị ẩm thực, nhưng tùy loại mà có cách dùng khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm mà khó có cây kiểng nào sánh được.
Ngoài ra, thạch xương bồ là một trong những loài thực vật hiếm hoi chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Từ giá buốt tới khô hạn, cỏ thạch xương bồ vẫn vững mạnh chống chọi với khó khăn mà vươn mình xanh mát cho đời.
Phóng viên: Vậy thạch xương bồ có công dụng gì trong y học không?
Anh Lê Kha: Chữ thạch trong thạch xương bồ chỉ là một cách gọi theo môi trường sinh trưởng của nó. Ví dụ xương bồ mọc dưới nước gọi là thủy xương bồ, loại mọc trên đá là thạch xương bồ nhưng tựu trung, đây là giống cỏ gọi là cỏ xương bồ.
Những tác phẩm tiểu cảnh thạch xương bồ - Ảnh: NT
Trong xương bồ có dược tính, nhất là tinh dầu, hoạt chất asoron nên có công dụng chữa trị về tim mạch, giúp an thần, chống co giật, tăng tiết đường tiêu hóa, v.v… Tuy nhiên, dược liệu xương bồ này không phải ai cũng sử dụng được. Khi chiết xuất, cần phải thông qua các công cụ khoa học kỹ thuật y học bào chế thì mới có thể dùng được. Nhưng có một đặc tính mà ai cũng có thể ứng dụng, là mùi hương tỏa ra của thạch xương bồ, giúp tinh thần sảng khoái. Mùi hương này còn lan tỏa trong không gian tĩnh mịch hoặc dùng tay chạm nhẹ lên thân và lá của nó.
Phóng viên: Để đạt được “độ chín muồi” trong thú chơi này, anh có bí quyết hay công thức gì không, thưa anh?
Anh Lê Kha: Chúng ta cần phải hiểu đến đặc tính của nó, ví dụ: điều kiện khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, v.v… Khi chúng ta hiểu được, việc đầu tiên là trồng một cách bình thường. Sau đó, phát triển thành tiểu cảnh khi kết hợp với đá thiên nhiên được chế tác.
Để đạt được độ chín muồi trong thú chơi thạch xương bồ, đòi hỏi duy nhất chính là thời gian và sự trải nghiệm. Bạn trải nghiệm càng nhiều, kiến thức mang lại cho bạn càng nhiều. Bạn có sự trải nghiệm trong nhiều giống xương bồ, bạn sẽ hiểu được đặc tính của từng giống và thấy được cái thú vị riêng của chúng. Bạn chế tác tiểu cảnh, bạn sẽ nắm được kiến thức về bố cục, cách sử dụng loại đá nào là phù hợp, tạo tác như thế nào thì có ý nghĩa, v.v… Từ đó, bạn sẽ đưa ra các so sánh, chọn lựa, đúc kết được kinh nghiệm cho riêng mình và cho những người bạn cùng chơi.
Phóng viên: Thú chơi cỏ thạch xương bồ có thể trở thành một ngành nghề phổ biến không thưa anh?
Anh Lê Kha: Theo tôi, những gì làm đẹp cho đời, cho xã hội trong một mức độ phổ quát. Chắc chắn đến một mức độ nào đó, thạch xương bồ có thể trở thành một nghề, một lĩnh vực chuyên nghiệp chứ không đơn thuần chỉ là một thú chơi. Giống như nghề làm cây cảnh, xuất phát điểm của nó cũng là một thú chơi, lâu dần cũng trở thành một nghề rất phổ biến.
Phóng viên: Những dự định trong tương lai của anh đối với bộ môn này như thế nào?
Anh Lê Kha: Trong tương lai, việc đầu tiên là tôi sẽ giúp mọi người tiếp cận một cách dễ dàng nhất với thạch xương bồ. Để làm được điều đó, tôi cần phải chia sẻ thật nhiều những trải nghiệm về thạch xương bồ như: giống, chất đất, cách trồng, cách chăm sóc, cách chế tác ra tác phẩm tiểu cảnh sơn thủy và kể cả cách bày trí chậu thạch xương bồ như thế nào cho đẹp mắt đến rộng rãi những người có sở thích về thiên nhiên xanh xinh đẹp.
Tôi có nhiều hoài bão cho tương lai. Tôi dự định xuất bản một quyển cẩm nang về thạch xương bồ cho người mới tập chơi. Tổ chức những buổi triển lãm, workshop nhằm chia sẻ đến mọi người về cái đẹp, cái hay của thạch xương bồ. Và còn rất nhiều thứ nữa để phát triển bộ môn này.
Phóng viên: Rất cảm ơn những chia sẻ chân thành của anh về thú chơi rất tao nhã và nhiều lợi ích. Xin chúc anh nhiều sức khỏe và thành công với con đường tạo tác cái đẹp cho cuộc sống.
Bài, ảnh: Nguyễn Tuấn
Thạch xương bồ là một loài thực vật có hoa trong họ Xương bồ. Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789. Loài này phân bố ở Đông Á. Thân rễ chứa tinh dầu có asoron, glucosid đắng acorin. Là cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Sông Hương được đặt tên vì có loài này mọc hai bên sông tỏa mùi thơm.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân