Bác Hồ về thăm làng nghề Lỗ Khê
Vào cuối năm 1964, tại Hợp tác xã Lỗ Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội) xuất hiện một phong trào sôi nổi và độc đáo. Đó là cuộc vận động toàn thể nhân dân tích cực tham gia “Cần- kiệm xây dựng hợp tác xã”.
Độc đáo vì mỗi gia đình mỗi cá nhân đều lên kế hoạch cụ thể về chi tiêu. Cả hợp tác xã chỉ có 240 đồng tiền vốn, làm thế nào đây?. Chi bộ họp và quyết định dựa vào dân để vay vốn, chứ không ỷ lại nhà nước. Các Đảng viên phân công nhau về từng tổ để vận động bà con. Các đoàn viên bàn nhau bỏ những việc chi tiêu chưa cần thiết để góp cho hợp tác xã, thậm chí có vài người còn hoãn đám cưới… nhiều cô gái bỏ vốn riêng ra góp. Noi gương các anh chị, thiếu nhi cũng rủ nhau đi bắt cua, hái rau, bán gà vịt do mình tăng gia để giúp cha anh. Đặc biệt ở đây các cụ già xung phong xung phong đi đầu đóng được 400 đồng cho xã.
Cuộc vận động tiết kiệm này đã mang lại số vốn “không lồ” là 15 nghìn đồng so với 240 đồng khởi điểm. Kết cục bằng số tiền tiết kiệm xã đã mua được 10 con trâu, 350 con lợn giống và 3.000 đồng giống khoai tây thời vụ, công trình thuỷ lợi hoàn thành trong 5 tháng (chứ không phải là 3 năm). Biến 200 mẫu (Chứ không phải là 48 mẫu) một vụ bấp bênh thành 2 vụ… Nhưng quan trọng hơn là Lỗ Khê đã nêu một tấm gương điển hình cho cả nước về phong trào tiết kiệm, từng người dân bằng sức của mình đều có thể tích tiểu thành đại, góp gió thành bão cùng nhau chung sức xây nên đại công trường xã hội chủ nghĩa- thế giới mới cho những người áo vải. Báo chí đã đưa tin về cuộc vận động này.
Ngày 18 tháng 1 năm 1964, trên báo nhân dân, Hồ Chủ tịch đã trang trọng viết một bài báo tên là “Gương tốt của thanh niên Lỗ Khê. Tết tươi vui và tiết kiệm”, ca ngợi phong trào của nhân dân trong xã. Bài báo được ký dưới bút danh “Trần Lực”, là bút danh hay dùng của Bác. Hồ Chủ tịch đánh giá cao sáng kiến của nhân dân Lỗ Khê và mong muốn cả nước noi theo tinh thần đó. Người viết rằng: “Những việc tốt mà thanh niên Lỗ Khê làm được, thì chắc thanh niên các nơi khác làm được và mọi công dân chúng ta làm được…”. Bài báo có đoạn viết: “Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, xã Lô Khê (ngoại thành Hà Nội) đã đặt kế hoạch làm cho Tết năm nay tươi vui và tiết kiệm. Các chi đoàn Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Hải Phòng, Sơn Tây, Nghĩa Lộ, Thái Nguyên… đều hăng hái nhận thi đua với Lỗ Khê. Hoan hô sáng kiến tốt của thanh niên! Chúng ta – những người cha mẹ, cô bác- cũng cần phải thiết thực ủng hộ phong trào đó… Vì sao thanh niên Lỗ Khê là người đề xướng phong trào tiết kiệm này? Bởi vì họ có kinh nghiệm mới mẻ và thiết thực”. Trong bài báo, Hồ Chủ tịch đã nêu lên những khó khăn của làng quê Lô Khê, cách khắc phục và những thành tựu đạt được của nhân dân trong xã. Hồ Chủ tịch gửi đến nhân dân trong xã lời khen ngợi và chúc mừng.
Tuy nhiên tình cảm của Bác dành cho người dân Lỗ Khê không chỉ dừng lại ở trên mặt báo. Một món quà bất ngờ đến với họ nhân dịp Xuân Giáp Thìn. Hai tuần sau khi bài báo ra đời, Lỗ Khê đón Tết trong một không khí ấm áp, vui mừng, hứng khởi của người dân trước những thành tựu nông nghiệp vừa đạt được. Mồng một Tết, vừa hửng sáng, các gia đình đang sửa soạn cỗ bàn, bỗng từ nhà bà Nga, ở đầu làng có tiếng reo: “B…á…c về! Bác…Hồ…về!”. Cái tin Hồ Chủ tịch về thoáng cái được cả làng biết đến bởi những tiếng reo hò náo nức. Tất cả xã viên, từng nhà đều bỏ dở công việc chạy đổ xô ra đường đón Bác.
Thật kỳ diệu, thật ngạc nhiên Bác trong bộ áo ka ki quen thuộc, đôi mắt rất sáng, chòm râu hiền từ, đội chiếc mũ vải mùa đông, chậm rãi đi bộ trong làng. Nông dân Lỗ Khê cuồn cuộn như một con sông lớn theo chân Người. Vang vang tiếng: Hoan hô Bác về! Hoan hô Bác về!
Bác đi thăm một số gia đình, mừng tuổi các cụ, các cháu rồi mời toàn thể xã viên cùng Bác ra sân đình, để Người chúc tết và nói chuyện. Hàng nghìn đôi mắt dán vào Hồ Chủ tịch, nuốt lấy từng lời của Người. Bác chào hỏi thăm sức khức khoẻ của các cụ rồi nói:
-Các cụ, các cô, chú, các cháu có biết vì sao Bác về đây không?
-Thưa Bác, có ạ. Vì xã thực hành tiết kiệm ạ.
-Thế tiết kiệm là gì?
-Thưa Bác, là không lãng phí ạ.
Bác Hồ cười vui rồi nói:
-Bà con Lỗ Khê ta thực hànhh cần kiệm như vậy là tốt. Cần là xã viên bỏ nhiều công sức ra để làm thuỷ lợi, khoanh vùng chống úng, cấy tăng vụ, thâm canh tăng năng suất, có nhiều lương thực vừa nâng cao đời sống, vừa đóng góp đầy đủ cho nhà nước, chi viện cho miền Nam. Kiệm là chống lãng phí trong ăn tiêu, để dành vốn cho sản xuất, xây dựng hợp tác xã. Có tiết kiệm thì đời sống mới cao lên được, mới đóng góp cho miền Nam được nhiều hơn. Đồng bào có đồng ý thế không?
-Thưa Bác, có ạ!
Bác nhắc nhở nhân dân: ở hợp tác xã ta năng suất chưa cao vì thuỷ lợi làm chưa tốt, việc đắp đê khoanh vùng không nên kéo dài, phải dứt điểm trong 6 tháng nữa, chăn nuôi chưa tốt. Bác vào làng thấy còn ít lợn và lợn rất nhỏ. Phải chăn nuôi nhiều hơn, tốt hơn. Trồng cây còn kém, phải tích cực hưởng ứng Tết trồng cây làm cho làng xóm xanh tươi mát mẻ. Trong cây trồng, vẫn độc canh cây lúa, như thế chưa tốt. Nến trồng thêm màu, chế biến màu. Những việc ấy bà con có làm được không?. Mọi người cùng đáp: Thưa Bác, làm được ạ.
Bác chỉ hai câu thơ kẻ trên tường đình và khen hay:
Đón xuân mở hội làm giàu
Mừng xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi
Bác Hồ hỏi tiếp:
-Năm nay đồng bào ăn Tết tiết kiệm nhưng có vui không?
-Thưa Bác, vui lắm ạ!
Bác cười chúc đồng bào ăn Tết thật tươi vui rồi đề nghị tất cả cùng hát bài Kết đoàn. Bác giơ tay bắt nhịp, từ sân đình, tiếng hát của hàng trăm trái tim bốc lên vang động làm không khí ấm lại, xua tan giá rét. Mùa xuân đang về. Làng nghề Lỗ Khê chưa bao giờ có một mùa xuân vui như thế!
Bài Nguyễn Thiên Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP