Xót cảnh nông sản bị đổ bỏ, 9X về quê khởi nghiệp chế biến trà mãng cầu
Năm 2018, anh Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1992) ở xã Ea Kly (Krông Pắc, Đắk Lắk) nộp đơn xin nghỉ việc để về quê khởi nghiệp, làm trà mãng cầu. Quyết định này của anh khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí, gia đình anh còn kịch liệt phản đối.
Anh Sơn kể, anh vốn sinh và lớn lên ở vùng quê nghèo Đắk Lắk, nơi người dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Do đó, gia đình luôn mong muốn anh học thật giỏi để có một công việc tốt hơn, thoát ly khỏi ruộng vườn.
Năm 2016, sau khi tốt nghiệp cao học ngành tài chính, anh công tác tại một cơ quan Nhà nước - công việc được coi là "ổn định" mà nhiều người ao ước.
"Tuy nhiên, tôi từng nhiều lần tự hỏi bản thân rằng chẳng lẽ cuộc đời mình cứ gắn bó với công việc sáng đi tối về thế sao, trong khi mình có rất nhiều điều muốn làm. Chính những suy nghĩ, trăn trở đó khiến tôi quyết định thoát khỏi vùng an toàn để về quê khởi nghiệp", anh kể.
Năm 2018, anh Nguyễn Văn Sơn quyết định bỏ việc về quê khởi nghiệp (Ảnh: NVCC).
Theo anh Sơn, quyết định về quê khởi nghiệp của anh là hoàn toàn có cơ sở, không phải tự nhiên hay ngẫu hứng. Bởi trước đó, anh đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều về nông sản Việt, nhất là quả mãng cầu.
"Ở quê tôi, mọi người trồng khá nhiều mãng cầu, tôi thấy chất lượng quả tốt, không thua kém bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, tình trạng được mùa mất giá vẫn lặp lại, tái diễn khiến người nông dân thiệt thòi, nhất là khi vào mùa mưa, thương lái không đến thu mua khiến quả bị đổ bỏ. Chứng kiến tình trạng trên, tôi rất đau lòng, tôi muốn làm một điều gì đó cho quê hương", anh Sơn tâm sự.
Xưởng sản xuất trà của anh Sơn rộng rãi với máy móc hiện đại (Ảnh: NVCC).
Nghĩ là làm, sau khi nghỉ việc, anh Sơn tập trung nghiên cứu cách chế biến trà từ mãng cầu. Do trái ngành, trái nghề nên anh 9X Đắk Lắk phải mất một thời gian dài tự tìm hiểu, tự học, đọc tài liệu. Để có tiền đầu tư, sản xuất, anh đi vay thêm bạn bè 60 triệu đồng làm vốn.
"Với 60 triệu đồng, tôi dùng để mua máy đóng gói, bao bì sản phẩm và mua mãng cầu về chế biến. Còn xưởng thì tôi tận dụng ở khu vực sau nhà nên không tốn tiền"- 9X Đắk Lắk hé lộ.
Thành công từ những thất bại
Anh Sơn cho biết, tháng 4/2018 anh bắt tay vào chế biến, sản xuất trà mãng cầu nhưng phải 2 tháng sau, anh mới làm thành công, còn trước đó, sản phẩm đều bị đổ bỏ.
Theo anh, làm ra sản phẩm không khó nhưng để làm ra một sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chí mới khó. Cho nên, anh rất khắt khe với việc sản xuất, nếu sản phẩm hỏng, anh sẽ làm lại đến bao giờ ưng ý mới thôi.
"Trong 2 tháng đầu, tôi đã đổ bỏ hàng tấn mãng cầu vì hàng làm ra không đạt chất lượng. Lúc đó, tôi cũng rất hoang mang nhưng nhanh chóng bình tĩnh, suy xét xem sai ở đâu thì rút kinh nghiệm ở đó", anh thông tin.
Sản phẩm trà mãng cầu (Ảnh: NVCC).
Công đoạn làm trà mãng cầu có 7 bước, đầu tiên là chọn quả, thứ hai là làm sạch quả, thứ ba là thái quả, thứ tư là đem sấy khô, thứ năm là sao trà, thứ sáu là ủ, cuối cùng là đóng gói. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết còn khi thực hành, người thợ phải căn chỉnh, chọn lọc nguyên liệu, công đoạn, thời gian sao cho hợp lý.
"Không phải quả mãng cầu nào cũng có thể mang đi làm trà mà mình phải chọn lọc cho đúng, tương tự với công đoạn sấy và sao cũng vậy. Ban đầu, tôi chỉ có 6 công đoạn, sau đó tăng lên 7 là vì có thêm công đoạn ủ. Đây là công đoạn quan trọng giúp trà có vị thơm, ngon và giữ được dược tính trong quả hơn", anh cho biết.
Sau khi đã tìm ra công thức, anh Sơn mua thêm máy cắt quả để tăng năng suất. Đồng thời, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết này nhanh chóng mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Cuối năm 2018, anh Sơn đạt giải 3 trong một cuộc thi khởi nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó, thương hiệu trà mãng cầu của anh được nhiều người biết đến hơn. Thừa thắng xông lên, ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp ở cửa hàng, anh còn đưa trà đi quảng bá ở các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.
"Mới đầu, việc tìm đầu ra cho sản phẩm rất khó khăn, bởi nhiều người còn chưa biết tới quả mãng cầu chứ đừng nói là trà. Do đó, tôi phải nỗ lực rất nhiều, nơi nào có khách hàng, có tiềm năng, tôi đều đi tiếp thị. Và mọi nỗ lực, cố gắng của tôi sau bao ngày tháng cũng được đến đáp", anh Sơn kể.
Anh Sơn thường tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm (Ảnh: NVCC).
Năm 2019, anh Sơn bán ra thị trường hơn 2 tấn trà mãng cầu, con số này nhanh chóng tăng lên 2,5 tấn vào năm 2020 và dự tính trong năm nay là 4 tấn. Ước tính doanh thu năm từ việc bán trà của anh Sơn sẽ đạt 1,5 tỷ đồng.
Ngoài cung cấp trà cho thị trường trong nước, 9X Đắk Lắk còn xuất khẩu trà sang thị trường Hàn Quốc. Trong thời gian sắp tới, anh Sơn dự định sẽ tiếp tục làm đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường và đưa trà mãng cầu đi xa hơn.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Hồng Oanh - Bí Đoàn xã Ea Kly (Krông Pắc - Đắk Lắk) - đánh giá xưởng xuất trà mãng cầu của anh Nguyễn Văn Sơn là mô hình khởi nghiệp tiêu biểu ở xã. Ngoài giúp bà con thu mua mãng cầu, anh Sơn còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Hoàng Dung/Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch
16:14 | 31/10/2023 Khởi nghiệp
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace
15:52 | 30/10/2023 Khởi nghiệp
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành