Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Mô hình 4D phát triển nông nghiệp Việt Nam

LNV - Những ngày đầu năm 2022, nông nghiệp (NN) Việt Nam vẫn đối mặt những thách thức rất cũ, diễn ra hàng chục năm nay. Đó chính là hàng hóa nông sản xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc bị ùn tắc. Bao giờ thì chúng ta mới giải quyết được thực trạng này một cách hệ thống và triệt để?


Thay đổi tư duy chuyển đổi sang kinh tế số nông nghiệp

Có nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này từ phía Nhà nước, tư nhân và xã hội. Các cách tiếp cận này rất đáng quý và khá hiệu quả, nhưng chưa thực sự thay đổi tận gốc vấn đề, vì thế chưa giúp chuyển đổi hoàn toàn nền NN Việt Nam. Có lẽ chúng ta nên có một cách tiếp cận hệ thống và sâu sắc hơn: dựa trên mô hình 4D - Digital economy (Kinh tế số), Digital agriculture (Nông nghiệp số), Digital village (Làng số) và Digital farmer (Nông dân số).

Nền tảng quan trọng nhất chính là tư duy chuyển đổi sang Kinh tế số mọi lĩnh vực, trong đó có NN. Chúng ta hay nói tới chuyển đổi số doanh nghiệp nhưng ít khi chú ý tới bản chất của nó. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, quan trọng nhất là bán được hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, chuyển đổi số nhìn từ góc độ kinh tế là bài toán làm thế nào để phát triển các hàng hóa và dịch vụ số hướng tới người tiêu dùng số. Lực đẩy mạnh mẽ và triệt để nhất, chính là người tiêu dùng đã chuyển sang người tiêu dùng số trong những năm gần đây.

Động lực thúc đẩy người tiêu dùng số tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đó là: Các thiết bị cầm tay như smartphone ngày càng có năng lực xử lý và chức năng mạnh, nhiều hơn; 5G và sắp tới 6G sẽ tạo ra những kết nối siêu tốc độ mạnh ổn định cho các dịch vụ số; Các công nghệ mới ngày càng được thương mại hóa và đưa vào triển khai; Vũ trụ ảo ra đời tạo ra kết nối và tương tác liên tục giữa các cá nhân với nhà sản xuất; Các công cụ và phương tiện tài chính số ngày càng nhiều.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng số, kinh tế - trong đó có NN - cần tập trung chuyển đổi và phát triển các sản phẩm số cho khách hàng số.

Các hướng quan trọng để phát triển sản phẩm số bao gồm: Phát triển thuộc tính số mới cho sản phẩm (các giải pháp truy xuất nguồn gốc đã tạo ra thuộc tính số mới cho sản phẩm NN khi người dùng số có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc sản phẩm NN); Hỗ trợ nâng cao cho các sản phẩm NN truyền thống (các giải pháp bán hàng trên sàn TMĐT chính là ví dụ khi chuyển đổi số giúp số hóa việc bán hàng NN truyền thống); Kiến tạo các mô hình NN mới (giải pháp cùng đầu tư, canh tác và sử dụng các sản phẩm NN sạch giữa khách hàng và các hộ nông dân thông qua các nền tảng số); Kết hợp NN và các ngành kinh tế khác trong các sản phẩm số (NN có thể kết nối với giáo dục tạo ra những sản phẩm hướng nghiệp NN cho các em học sinh cấp 1 trên online, rất thích nghi với bối cảnh giáo dục từ xa trong đại dịch Covid-19).

Những mục tiêu quan trọng trong chuyển đổi số nông nghiệp

Khi nhìn từ góc độ Kinh tế số NN như đã nói ở trên, Chuyển đổi số NN - Digital Agriculture sẽ hướng tới hai mục tiêu quan trọng. Một là chuyển đổi các hoạt động canh tác NN thông qua áp dụng công nghệ, công cụ và nền tảng số. Hai là ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành và quản trị doanh nghiệp - hợp tác xã và các thực thể sản xuất NN, ví dụ như OCOP.

Chuyển đổi số các hoạt động sản xuất NN có giá trị chiến lược quan trọng, đó là kiến tạo hoặc hỗ trợ tạo ra các thuộc tính số cho sản phẩm NN. Ví dụ khi các hộ nông dân thực hiện nuôi tôm trong các hệ thống năng suất cao thông qua công nghệ, thì con tôm đã chuyển đổi hoàn toàn sang con tôm số - digital shrimp. Tất cả các thông tin nuôi tôm trong cả chu trình từ tôm post cho tới tôm thành phẩm đã được số hóa, giúp cho việc lan tỏa các thuộc tính số này trên không gian số trước khi tôm thật được tiêu thụ trên thị trường. Tất nhiên, nếu như nông dân chưa thực sự chuyển đổi hết để khai thác tất cả các thuộc tính số của tôm số, thì họ vẫn có thể triển khai một số dịch vụ số như truy xuất xuất xứ của sản phẩm. Về phần ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành và quản trị, chúng ta hoàn toàn có thể thúc đẩy và triển khai áp dụng các công cụ giải pháp số cho các quy trình kinh doanh như bán hàng, nhân sự, kiểm soát chất lượng…

Digital village (Làng số) và Digital farmer (Nông dân số) là hai thành phần đóng vai trò thực thi và triển khai những gì chúng ta đề cập trong Kinh tế số và NN số. Có thể nói sự thành bại của Kinh tế số và NN số nằm ở cách chúng ta thúc đẩy và triển khai hai thành phần này tại nông thôn Việt Nam.

Làng số, định nghĩa đơn giản chính là hạ tầng, nền tảng, môi trường và trường học số - nơi kinh tế số và NN số biến thành hiện thực thông qua các hoạt động của nông dân số. Làng số được xem là mảnh ghép còn thiếu của toàn bộ hệ sinh thái NN số. Gần đây chúng ta thường nghe nhiều về nền tảng do Bộ TT-TT thúc đẩy. Đây chính là một cấu phần quan trọng trong việc kiến tạo Làng số nhằm giúp tạo ra hạ tầng số cho nông dân số đổi mới sáng tạo và thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ số trong NN. Tuy nhiên nền tảng số không thể nào kiến tạo đầy đủ Làng số. Các thành phần khác như hạ tầng số về truyền dẫn, năng lượng cho NN, dữ liệu cũng cần được chú trọng và phát triển.

Dữ liệu số chính là động lực cho Làng số. Một Làng số đúng nghĩa sẽ cần phải được số hóa tất cả các thông tin về diện tích, vị trí địa lý của từng mảnh ruộng trên hệ thống GIS, dữ liệu về thổ nhưỡng đất đai cũng như dữ liệu về nước và thời tiết trong Làng. Làng số trong góc cạnh NN đòi hỏi tất cả các dữ liệu NN đầu vào cần được số hóa hoàn chỉnh và truy cập theo thời gian thực, tạo điều kiện cho Nông nghiệp số tại Làng. Một vấn đề quan trọng của Làng số đó chính là nền tảng thúc đẩy các tri thức, kỹ năng số cho người nông dân. Chiều ngược lại, Làng số cần giúp cho người nông dân số hóa những tri thức kinh nghiệm có từ ngàn đời nay trong hệ sinh thái tri thức số NN của Làng số. Động lực cho chuyển đổi số ngành bất kỳ đó là sự tích lũy tri thức và kinh nghiệm thông qua số hóa tri thức nhằm bảo toàn những tinh hoa tri thức của cộng đồng và xã hội.

Cuối cùng, Nông dân số là hạt nhân quan trọng nhất để tạo nên kết quả. Nông dân số cần phải có tâm thế khởi nghiệp thay đổi chính bản thân mình vượt lên mọi thách thức của thị trường cạnh tranh, biến đổi khí hậu, NN sạch và hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, phát triển cộng đồng và người tiêu dùng thay đổi. Mỗi nông dân phải là những chiến binh khởi nghiệp trên mảnh đất của mình trong ngôi làng số kiến tạo những sản phẩm NN số nhằm phát triển kinh tế số. Nông dân số cần phải quyết liệt đổi mới sáng tạo và tích cực tham gia vào các mô hình kinh doanh số mới để tạo những giá trị số vượt trội cho NN. Nông dân số phải hiểu và áp dụng thành thạo công nghệ, công cụ và nền tảng số để chuyển đổi số nền tảng tất cả các hoạt động NN. Muốn đạt được tất cả những điều nói trên, ngoài chính sách của Nhà nước, hỗ trợ của sở ban ngành, trợ giúp của cộng đồng, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế… người nông dân cần phải liên tục học hỏi phát triển không ngừng kỹ năng, tri thức và công nghệ số cho bản thân. Đây chính là mối liên hệ hữu cơ giữa Làng số với Nông dân số.

NN Việt Nam cần một cuộc cách mạng thật sự để thay đổi tận gốc rễ, giải quyết triệt để các thách thức cũng như những vấn đề tồn tại hàng chục năm nay. Điều này đòi hỏi cần có một tư duy hệ thống tiếp cận vấn đề từ cấp độ chiến lược - chiến thuật và giải quyết sự vụ cho hệ sinh thái NN Việt Nam. Hơn thế nữa, tư duy giải quyết cần phải mang được những nét đặc trưng văn hóa của nền NN Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm lịch sử. Mô hình 4D là một tiếp cận hợp lý, và cuộc cách mạng NN Việt Nam phải được tiến hành bởi những người nông dân trong ngôi làng của họ để tạo ra những giá trị cho chính họ bằng cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Th.S Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Sài Sơn nằm phía Bắc huyện Quốc Oai (Hà Nội), có diện tích đất tự nhiên 1011,66ha trong đó đất nông nghiệp 691,51ha, đất phi nông nghiệp 352,5ha, dân số 21,219 nhân khẩu, với 6,140 hộ, sinh sống ở 6 thôn và 1 khu đô thị CEO. Xã có 3 tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo và Cao Đài. Là quê hương có truyền thống Cách mạng kiên cường bất khuất, nơi có chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Sơn Tây (cũ).
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới

Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến hết tháng 6/2024, cả nước huy động hơn 2,8 triệu tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, vốn ngân sách đã bố trí đạt trên 297.000 tỷ đồng.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc

LNV - Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 1045/QĐ – TTg công nhận huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới 2022.
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

LNV - Nhờ xác định đúng, trúng nhiệm vụ trọng tâm và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Danh Thắng (Hiệp Hòa) đã phát huy nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, “Sau khi hoàn thành kết quả xây dựng NTM nâng cao, xã Sơn Đồng tiếp tục đề nghị xét và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội năm 2024 đối với 2 lĩnh vực Y tế và Giáo dục & đạo tạo. Bên cạnh đó, Sơn Đồng được công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho trung tâm thiết kế, sáng tạo và giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng góp phần nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước”.

Tin khác

Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

LNV - Ngày 28/10, UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có Tờ trình số 184/TTr-UBND gửi UBND tỉnh đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Đến nay, xã Sài Sơn đã được thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024.
Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024

LNV - Tối 22/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024 với chủ đề “Nông thôn mới - Khát vọng vươn lên”.
Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

LNV - Chiều ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm” do nguyên Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát làm chủ biên.
Quảng Nam có 275 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

Quảng Nam có 275 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Hiện nay Quảng Nam có 948 thôn của 193 xã tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Tính đến đầu tháng 9/2024, toàn tỉnh đã có 275/948 thôn được UBND cấp huyện quyết định công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 29%.
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó

LNV - Huyện Bù Đăng có xuất phát điểm thấp khi tiến hành xây dựng nông thôn mới. Nhưng người dân ở đây rất đồng tình ủng hộ phong trào xây dựng nông mới nên đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 13/15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM

LNV - Ngày 1/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Sài Sơn nằm phía Bắc huyện Quốc Oai (Hà Nội), có diện tích đất tự nhiên 1011,66ha trong đó đất nông nghiệp 691,51ha, đất phi nông nghiệp 352,5ha, dân số 21,219 nhân khẩu, với 6,140 hộ, sinh sống ở 6 thôn và 1 khu đô thị CEO. Xã có 3 tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo và Cao Đài. Là quê hương có truyền thống Cách mạng kiên cường bất khuất, nơi có chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Sơn Tây (cũ).
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công

Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công

LNV - Những tháng cuối năm, Trung tâm Khuyến công xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp Ninh Bình tập trung kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thụ hưởng kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án nhằm hoàn thành kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 đã được phê duyệt.
Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu

Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Toàn tỉnh Quảng Bình có 202 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh; 43 sản phẩm, bộ sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực; 12 sản phẩm, bộ sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia.
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024

Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024

LNV - Trường THPT Bất Bạt nằm trên địa phận thôn Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội nơi đây cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kỳ vĩ “Trên bến, dưới thuyền”, vốn là khu trung tâm huyện lỵ Bất Bạt, tỉnh Hà Tây cũ, quê hương của Danh nhân, Thi sỹ Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu. Sau trường là tuyến đê đại hà ven dòng Sông Đà chở nặng phù sa, phía trước là làng quê trù phú, nông thôn mới nâng cao hướng về dãy núi Tản Viên (Ba Vì) hùng vĩ, nhuốm màu huyền thoại...
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động