Thầy giáo viết thư pháp Hán Nôm
Thầy Phạm Thúc Hồng còn là một nhà thư pháp nổi tiếng ở Hội An.
Nói về “cơ duyên” đến với “nghề” thư pháp Hán Nôm, thầy Thúc Hồng kể, khi còn thơ ấu, sống bên những đình chùa, miếu mạo của phố phường Hội An xưa cũ, hằng ngày tiếp cận với các câu liễn, hoành phi… thấy tuồng chữ Hán rất đẹp, nhưng không hiểu nội dung chữ nói gì. Sau đó, đựơc các cụ dịch sang tiếng Việt cho nghe, thầy thích thú với những câu chữ mang nội dung: “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”; “tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức”…thầy mơ ước lớn lên sẽ học hỏi tìm hiểu về những câu chữ tượng hình nói trên.
Tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ văn của đại học Huế năm 1998, đã từng làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Văn Bé, trường Bổ túc Trung học phổ thông… Hơn 20 năm qua, bên cạnh dạy học, thầy Thúc Hồng cần cù đam mê, tự học, rèn luyện và khảo cứu thư pháp Hán Nôm. Càng học, thầy càng thấm cái nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa của chữ Hán, lại càng muốn viết thư pháp thật đẹp mới mong diễn đạt hết cái ý nhị, sâu xa của từng con chữ.
Du khách tham quan nơi trưng bày thư tháp Hán Nôm của thầy Hồng.
Thúc Hồng cho hay, các bức hoành phi, trướng có từ 2 đến 4 chữ như: Chấn gia thanh (giữ gìn gia thanh), Phước lai thành (phước đến thành công), Ẩm hà tư nguyên (uống nước nhớ nguồn); Viết liễn, trướng như các câu: Tình thâm nghĩa trọng (Tình sâu nghĩa nặng), Hỗ sơn vân ám (Mây che núi Hỗ). Câu đối: Ân đức sinh thành, bách niên vĩnh tưởng/ Nghĩa nhân giáo huấn, vạn đại bất vong (Ân đức sinh thành, trăm năm nhớ mãi/ Nghĩa nhân giáo huấn, ngàn thở không quên). Hiện nay, thầy Thúc Hồng đã viết và xuất bản gần 20 đầu sách bằng Quốc Ngữ và Hán Nôm như: “Văn học Hán Nôm trong di tích cổ Hội An, Độc hành ca, Tịnh tâm quy từ, Miếu Quan thánh (chùa Ông) Hội An, Chùa Cầu Hội An, Cổ sự giao lưu văn hoá Việt – Nhật – Trung, Hội quán Phúc Kiến Hội An, Thể thức gia phả, bài vị, văn cúng, liễn, hoành phi thời tổ tiên…”.
Để lấy ngắn nuôi dài, hằng ngày thầy Thúc Hồng ngày đêm nghiên cứu và viết hoành phi, câu đối…cho các khách hàng để có tiền xuất bản sách. Nhân các dịp lễ, Tết thầy phối hợp với võ đường Kỳ Sơn do võ sư Trần Xuân Mẫn phụ trách và Biểu diễn thư pháp chữ Hán-Nôm và chữ Quốc ngữ trong các khách sạn tại Hội An (phối hợp cùng Võ đường Kỳ Sơn, Hội An); Viết thư pháp tại tư gia: Câu đối, hoành phi, bài vị, văn bia chữ Hán theo yêu cầu của khách để chạm khắc trên gỗ, đá; Dịch các văn bản chữ Hán-Nôm; Giảng dạy lớp Thư pháp chữ Hán Nôm do Trung tâm Văn hoá Thể thao thành phố Hội An tổ chức trong các đêm Phố cổ.
Thầy Hồng đang viết thư pháp.
Những người mê thư pháp Hán Nôm ở Hội An cũng công nhận thầy Thúc Hồng là một trong số hiếm hoi những người viết đúng, viết đẹp và hiểu thấu đáo ý nghĩa của thư pháp Hán Nôm viết ra. Nhiều nhà hàng, khách sạn, các shop bán hàng lưu niệm cũng tìm đến thầy Thúc Hồng đặt viết chữ. Nguyên tắc viết chữ cho khách của thầy cũng phóng khoáng, không bao giờ ngã giá trước khi viết. Viết xong, khách hàng trả bao nhiêu tuỳ ý. Nhiều trường hợp, khách hàng quá khó khăn, thầy viết tặng, không lấy tiền. Nếu muốn, du khách có thể cầm bút lông, chấm mực Tàu, tập viết một số chữ theo sự hướng dẫn của thầy Thúc Hồng.
Nói không quá, thầy Phạm Thúc Hồng đã yêu phố cổ Hội An đến từng mảng rêu xanh bám trên mái ngói âm dương. Thầy đã lặn lội bất kể giờ giấc để thực địa các văn bia, đình miếu cổ để ghi chép, sưu tầm và dịch thuật. Có thể nói, không có một di chỉ nào văn hóa ở Hội An mà thầy chưa đặt chân tới. Để công việc thuận lợi, thầy Thúc Hồng còn phải mày mò học thêm chữ Hán, Nhật, Anh, Pháp... để đọc và cắt nghĩa các văn tự trên đình chùa bia miếu... Và thầy đã trở thành một người giỏi chữ Hán, giỏi thư pháp đến mức ở thầy trở thành một địa chỉ văn hóa khi rất nhiều khách du lịch tìm đến nhờ thầy viết chữ và cho chữ. Họ xem đây là một nét văn hóa khi viếng thăm Hội An.
Nhiều lúc du khách hỏi rất kỹ với thầy Thúc Hồng về chất liệu làm ra bút lông, mực Tàu, cách cấu tạo chữ Hán, cách trình bày một bức thư pháp hoàn chỉnh hoặc quy định vị trí đóng dấu chữ triện trên bức thư pháp như thế nào. Và hầu hết họ đều tỏ ra thú vị với lối giải thích chữ tượng hình của “thầy đồ”. Cũng có lúc họ yêu cầu thầy đồ nói một vài câu bằng tiếng Trung Hoa. Thầy đồ lại có dịp trổ tài nói tiếng Trung qua những lời nói thể hiện lòng hiếu khách của người Hội An và chúc du khách có những kỷ niệm đẹp trong những ngày dừng chân, thưởng ngoạn nơi phố cổ…”.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội