Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Tạo đột phá chiến lược trong phát triển Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

TBV - Nhân ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18/5), xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về định hướng, giải pháp tạo đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam.

Sự phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới thời gian qua cho thấy các mô hình tăng trưởng tân cổ điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên luôn có giới hạn và nhân loại đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Nếu chúng ta vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu hạn đó thì tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đi đến trạng thái dừng và thậm chí suy giảm. Mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) chứng minh rằng, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng. Chính công nghệ cùng với nguồn nhân lực phù hợp (có khả năng sáng tạo, sử dụng và kiểm soát công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 03 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%. Tính chung 10 năm 2011-2020 vượt mục tiêu chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm. Đặc biệt năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17 -18% của các năm trước đó. Những số liệu này cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Có thể khẳng định rằng khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức – công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28). Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học, công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho khoa học – công nghệ (KHCN), đổi mới, sáng tạo; và đã đạt được kết quả tương xứng. Điều này khẳng định tăng trưởng cao và tăng trưởng bao trùm vừa qua có đóng góp rất quan trọng của nhân tố khoa học công nghệ và cố gắng lớn lao của mỗi người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trước hết là, nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo còn chưa đầy đủ, toàn diện. Hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho ứng dụng phát triển khoa học công nghệ;

Khoa học – công nghệ chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội. Trình độ Khoa học – công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo của chúng ta còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Vẫn còn ít hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trong khu vực doanh nghiệp. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu; nếu có nghiên cứu thì tính ứng dụng không cao; rất thiếu sự kết nối hiệu quả giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực kinh doanh, dịch vụ công. Chúng ta cũng chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế tốt, hoặc đặt ra những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia đối với phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Trong những năm gần đây, kinh phí đầu tư cho khoa học - công nghệ của Việt Nam gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên, tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đánh giá: Việt Nam đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ, về đổi mới sáng tạo và về năng suất lao động so với một số nước ở Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển cả khu vực Nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới là 2,23% GDP (Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1% GDP). Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong cái hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, cả Nhà nước và và khu vực tư nhân cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho khoa học và công nghệ và ưu tiên chi cho khoa học và công nghệ một cách tương xứng hơn, hiệu quả hơn; đồng thời, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào, ứng dụng thấp, gây lãng phí.

Các doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng đầu tư cho nghiên cứu & phát triển là một trong những phương pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và có thể giành được vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta cần tìm ra điểm kích hoạt khuyến khích doanh nghiệp hăng hái đầu tư cho nghiên cứu & phát triển, chứ không chỉ kêu gọi bằng lời nói.

Việt Nam kiên định xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Phấn đấu đến những năm 2030, Việt Nam hướng tới một xã hội thịnh vượng, thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành một quốc gia phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần có một chiến lược phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ nhất là trong một số ngành, lĩnh vực mới có tiềm năng, thế mạnh. Cần phải xác định khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo phải là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước; là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Phải làm tốt hơn nữa sự phối hợp giữa nhà nước và xã hội trong phát triển khoa học và công nghệ, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Phấn đấu yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt trên 50%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng ít nhất 6,5-7,0%/năm.

Các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển khoa học & công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách, với những cơ chế đặc thù, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển. Tập trung hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm, khuyến khích sự sáng tạo của người dân, gắn kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, dịch vụ công nhằm kiến tạo và tích lũy tài sản trí tuệ, tạo ra nguồn nhiên liệu mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bao trùm và bền vững.

Theo đó, ngành Khoa học và Công nghệ cần phối hợp các bộ, ngành, tổ chức liên quan tham mưu, đề xuất giải pháp, tập trung vào 5 vấn đề lớn sau đây:

Một là, đề xuất chính sách mang tính đột phá để khuyến khích và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, dịch vụ công; nhất là hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ công. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.

Hai là, phát huy vai trò và tạo cơ chế phù hợp để các trường đại học, viện nghiên cứu có thể tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới, sáng tạo; nhất là gắn liền các hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp và nền kinh tế. Cần tạo ra một nguồn lực con người có trình độ và tính sáng tạo cao.

Ba là, thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Thúc đẩy vai trò then chốt, lan tỏa của các trung tâm trí tuệ, trung tâm đổi mới, sáng tạo đối với sự phát triển thông minh và bền vững ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Bốn là, xây dựng năng lực quản trị nhà nước đối với hệ thống đổi mới, sáng tạo, và phát huy công nghệ; hoàn thiện thể chế cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo, ứng dụng, phát triển công nghệ.

Năm là, Tái cấu trúc các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, công nghệ thông tin,...v.v.

Để thực hiện 5 vấn đề trọng tâm trên, ngành Khoa học và Công nghệ cần lưu ý một số nội dung cụ thể. Đó là:

• Cần xây dựng khuôn khổ cho việc đo lường và đánh giá hiệu quả của nền kinh tế số, của hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở có hoạt động khoa học công nghệ. Ngành thống kê nghiên cứu phương thức đo lường và thống kê hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và các hoạt động đổi mới sáng tạo theo các chuẩn mực quốc tế để có thể so sánh. Gắn các chương trình tài trợ nghiên cứu của Nhà nước với việc ứng dụng thực tế và thương mại hóa sản phẩm để tránh nghiên cứu rồi cất vào tủ, dành một phần ngân sách để chi cho các dự án, đề tài được đưa ra ứng dụng trong thực tế.

• Cần nghiên cứu thành lập ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Xây dựng chính sách nhằm thu hút và cộng tác với các chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Chú ý đặc biệt những giải pháp không theo khuôn mẫu; chúng ta muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở, và sáng tạo.

Áp dụng mô hình đối tác công - tư (PPP) nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Thử nghiệm mô hình “Nhà nước sở hữu, tư nhân vận hành”.

Chuyển từ mô hình sử dụng ngân sách nhà nước sang đồng tài trợ, tiến đến tự chủ tài chính, nhà nước đặt hàng đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở Khoa học và Công nghệ và đổi mới, sáng tạo.

• Ngành Khoa học và Công nghệ sớm hoàn thiện Chỉ thị về việc thúc đẩy hấp thụ, phát triển công nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm việc phát huy quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm xã hội để đầu tư cho nghiên cứu phá triển và thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo; đề án hoàn thiện thể chế để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.

Ngành Khoa học và Công nghệ cần phát huy vai trò điều phối, nâng cao hiệu quả công tác giữa các bộ, ngành và các cấp trong phát triển và ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhằm khai thác lợi thế, chia sẻ kinh nghiệm và tận dụng các thành tựu Khoa học và Công nghệ tiên tiến, cũng như chủ động nắm rõ các xu thế Khoa học và Công nghệ trên thế giới để có phương án vận dụng hiệu quả vào Việt Nam.

Mỗi bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp cần cần có những hành động cụ thể, thiết thực thúc đẩy sáng kiến cải tiến, đổi mới sáng tạo, coi việc sử dụng hiệu quả Khoa học và Công nghệ, đổi mới sáng tạo như là một đột phá phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thủ tướng:

Thủ tướng: 'Tiếp tục làm hết sức mình để không một liệt sĩ nào bị lãng quên'

LNV - "Chúng ta không bỏ qua một thông tin nào dù với hy vọng nhỏ nhoi nhất" và Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục làm hết sức mình, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ, "để không một liệt sĩ nào bị lãng quên, không một gia đình liệt sĩ nào phải chờ đợi trong vô vọng", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Hà Nội triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3

Hà Nội triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3

LNV - Để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt tại các bến khách ngang sông, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội đã triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Wipha).
Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

LNV - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h) tại một số khu vực. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

LNV - Nhằm đồng hành cùng hội viên làng nghề trên hành trình chuyển đổi số, thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Đầu tư Kết nối & Phát triển Công nghệ Toàn cầu (Globaltech) – đơn vị chủ quản Nền tảng số đa tiện ích VIVINA, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đưa công nghệ đến gần hơn với các làng nghề truyền thống.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

LNV - Sáng ngày 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập (19/7/1955 – 19/7/2025), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước trao tặng.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tin khác

Hội nghị thường vụ Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT: Tổng kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ cuối năm 2025

Hội nghị thường vụ Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT: Tổng kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ cuối năm 2025

LNV - Sáng 18/7, tại Trường Đại học Lâm nghiệp, TP Hà Nội, Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội nghị thường vụ nhằm đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. TS. Hà Công Tuấn – Chủ tịch Hội – chủ trì hội nghị.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Khai mạc Trại hè kết nối kiều bào trẻ Việt Nam năm 2025  tại Đắk Lắk

Khai mạc Trại hè kết nối kiều bào trẻ Việt Nam năm 2025 tại Đắk Lắk

LNV - Tối 16/7, Trại hè Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc tại Đắk Lắk với sự tham dự của 110 thanh niên kiều bào tiêu biểu trở về từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhằm tạo cơ hội cho thế hệ trẻ kiều bào tìm hiểu về cội nguồn và gắn kết với quê hương.
Công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

LNV - Sáng 14/7, tại xã Khổng Lào, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

LNV - Ngày 11/7/2025, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Nguyễn Kim Sơn ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2025. Theo đó, Tạp chí Thanh niên được tăng từ 0,5 lên 0,75 điểm đối với các bài báo khoa học thuộc ngành Chính trị học.
Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

Chủ tịch nước Lương Cường dự và khai mạc kỳ họp lần thứ 3/2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC lll)

LNV - Sáng ngày 16/7/2025 tại thành phố Hải Phòng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường Tham dự và phát biểu khai mạc kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của hội đồng tư vấn kinh doanh APEC. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cùng tham dự kỳ họp, cói sự tham gia của hơn 200 đại biểu gồm các nhà lãnh đạo của những tập đoàn lớn và công ty đa quốc gia từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

LNV - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trải dài trên địa bàn ba địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng, đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ngày 12/7. Đây là di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam, đồng thời là di sản liên tỉnh thứ hai sau vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, và cũng là di sản dạng chuỗi đầu tiên được công nhận.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival làng nghề quốc tế 2025 tại Hoàng thành Thăng Long

Hà Nội sẽ tổ chức Festival làng nghề quốc tế 2025 tại Hoàng thành Thăng Long

LNV - Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế 2025 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 14 - 18/11 tại Hoàng thành Thăng Long, quy tụ hàng trăm nghệ nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước Lương Cường Dự hội nghị xúc tiến thương mại tại Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường Dự hội nghị xúc tiến thương mại tại Hải Phòng

LNV- Trong khuôn khổ Hội nghị Lần ba Hội đồng tư vấn kinh doanh ( APEC), ngày 15/7 tại trung tâm Hội nghị Biểu diễn, thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại với chủ đề " Hải Phòng-- Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới "
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP

Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP

OVN - Trong hai ngày 15 - 16/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 công bố chiều nay

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 công bố chiều nay

LNV - Chiều nay (15/7), Bộ GD&ĐT sẽ công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trước khi điểm thi chính thức được công bố vào 8h sáng ngày 16/7.
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra hướng tiếp cận mới mẻ, đưa hình ảnh làng nghề Việt đến gần hơn với thế hệ trẻ trong thời đại số.
Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Quảng Ngãi

LNV - Các xã đang có dịch tả heo châu Phi bùng phát là Thọ Phong, Sơn Tịnh, Ba Gia, Trà Giang, Mỏ Cày, Tư Nghĩa, Vệ Giang, Trường Giang, Đình Cương.
Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

LNV - Giữa nhịp sống đô thị hóa của Hà Nội, tiếng bào gỗ, tiếng đục đẽo guốc mộc vẫn vang lên đều đặn trong góc nhỏ làng Yên Xá (xã Thanh Liệt). Nghệ nhân Trương Công Đức - người thợ cuối cùng vẫn ngày ngày níu giữ chút hồn xưa Hà Nội trên từng đôi guốc mộc giả
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Robotacon Gia Lai 2025, sân chơi khoa học khơi nguồn sáng tạo cho thế hệ trẻ

Robotacon Gia Lai 2025, sân chơi khoa học khơi nguồn sáng tạo cho thế hệ trẻ

Gia Lai lần đầu tổ chức thành công cuộc thi Robotacon quy mô cấp tỉnh, mở ra hành trình STEM đầy hứng khởi cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời đặt nền móng cho chiến lược đào tạo nhân lực số trong tương lai.
Thủ tướng:

Thủ tướng: 'Tiếp tục làm hết sức mình để không một liệt sĩ nào bị lãng quên'

LNV - "Chúng ta không bỏ qua một thông tin nào dù với hy vọng nhỏ nhoi nhất" và Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục làm hết sức mình, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ, "để không một liệt sĩ nào bị lãng quên, không một gia đình liệt sĩ nào phải chờ đợi trong vô vọng", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Hà Nội triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3

Hà Nội triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3

LNV - Để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt tại các bến khách ngang sông, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội đã triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Wipha).
Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

Làng Gốm Chăm Bình Đức: Nơi Lưu Giữ Hồn Cốt Văn Hóa Chăm

LNV - Nằm lặng lẽ ở vùng đất Bình Đức, tỉnh Bình Thuận, làng gốm Chăm Bình Đức – hay còn gọi thân thuộc là gốm Gọ – không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là nơi lắng đọng linh hồn văn hóa của cộng đồng người Chăm qua hàng trăm năm. Đây là nơi những đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của các nghệ nhân đã và đang gìn giữ một di sản sống động, vừa là kế sinh nhai, vừa là biểu hiện của bản sắc dân tộc Chăm bền bỉ trước thời gian.
Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

Biến lợi thế tự nhiên thành đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở xã Phú Cát, Hà Nội, HTX Nông nghiệp Việt Yên đã trở thành mô hình tiêu biểu cho sự chuyển đổi linh hoạt, tận dụng lợi thế tự nhiên để phát triển đa dạng ngành nghề. Từ tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, truyền tải chính sách và thay đổi tư duy nông dân, HTX ngày càng khẳng định vai trò 'hạt nhân' trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM kiểu mẫu.
Giao diện di động