Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc
![]() |
Toàn cảnh phía trước sân Đại Đình chuẩn bị diễn ra Lễ rước Thánh hoàn cung. Ảnh: Bình Phạm |
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thủ lĩnh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ An Nam của nhà Đường. Ngài sinh năm 736, nổi tiếng là người có sức mạnh phi thường, trí dũng song toàn.
Tương truyền, vùng đất Trang Khúc Giang (tên xưa của làng Triều Khúc) là nơi Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương đóng đại bản doanh, thao luyện binh sĩ. Từ đây, nghĩa quân tiến đánh Thành Tống Bình (TP. Hà Nội ngày nay) và giành chiến thắng vang dội. Năm 782 Ngài đăng quang lên ngôi vua, lấy vương hiệu là Bố Cái Đại Vương. Sau khi vua băng hà, để tưởng nhớ công lao của Ngài, người dân làng Triều Khúc đã lập đền thờ và suy tôn Ngài thành Thánh.
Từ đó, hàng năm người dân làng Triều Khúc tổ chức lễ hội truyền thống để tưởng nhớ công lao của Đức thánh Phùng Hưng và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Ngày 10 tháng Giêng - ngày Đức Phùng Hưng lên ngôi, nhân dân làng Triều Khúc tổ chức Lễ rước Thánh từ Đình thờ sắc xuống Đại Đình và Lễ rước Thánh hoàn cung là nghi lễ tối linh được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng.
![]() |
Một phần của đoàn rước từ góc nhìn trên cao. Ảnh: Bình Phạm |
Ông Nguyễn Huy Thắng - Trưởng thôn Triều Khúc cho biết: “Đoàn rước Thánh hoàn cung có sự tham gia của hơn 200 người dân làng Triều Khúc. Trong đó có 77 người đứng hàng rước, 45 người đứng hàng chầu, 40 người đội phù giá, 20 người đứng đội hình trống và nhạc, 10 người múa Trống Bồng, 8 người trong đội hình Trống Bồng, 10 người múa Sênh tiền, các cụ cao niên từ 50 - 70 người tham gia đi sau kiệu theo đội hình rước”.
![]() |
Đội Cụ Cai và Đội Thất Bát đi sau kiệu long bào. Ảnh: Bình Phạm |
Đội hình đoàn rước được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc và linh thiêng, phải đảm bảo chay tịnh, không nói năng thô tục, chỉn chu, sạch sẽ cả về hình thức và trang phục. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa rồng mang khí thế hào hùng, sôi động và đầy uy lực do các thanh niên trai tráng của làng thể hiện.
![]() |
Toàn cảnh đoàn rước nhìn từ trên cao. Ảnh: Bình Phạm |
![]() |
Đội múa rồng nhìn từ trên cao. Ảnh: Bình Phạm |
Sau đó, lần lượt là đoàn rước của ngựa Thánh (gồm ngựa đỏ và ngựa trắng), rước cờ tổ quốc và cờ hội; các đội chiêng, trống; đội rước đồng trùy, phủ, việt và bát bửu; gươm trường; long đình; đội múa sênh tiền, gươm cẩn; kiệu rước; đội cụ cai và thất bát đi sau kiệu. Đặc biệt, người rước gươm cẩn là người được tuyển chọn kỹ lưỡng với các tiêu chí: nam thanh niên chưa lập gia đình, khuôn mặt thanh tú, có đạo đức và nhân cách mẫu mực; có sức khỏe, thể lực tốt và con nhà gia giáo.
![]() |
Nam thanh niên được tuyển chọn rước gươm cẩn. Ảnh: Bình Phạm |
Trong lễ rước, kiệu Thánh được trang trí lộng lẫy, sơn son thếp vàng mang theo long bào - Triều phục của vua Phùng Hưng trở về Đình thờ sắc sau khi Thánh Nhân đã ngự tại Đại Đình dự hội và mừng ngày lễ đăng quang. Đây là nghi lễ cuối cùng trong lễ hội làng Triều Khúc.
![]() |
Kiệu vàng mang theo long bào - Triều phục của vua Phùng Hưng trở về Đình thờ sắc. Ảnh: Bình Phạm |
Hòa trong không khí sôi động, linh thiêng của lễ rước là điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Các chàng trai làng Triều Khúc giả gái, mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, đầu đội khăn mỏ quạ, mặc váy nhiễu màu đen dài tới chân, khoác trống bồng trước ngực nhảy những điệu múa lả lơi, quấn quýt bên nhau.
Ông Vũ Văn Hiếu – Thành viên Ban tổ chức lễ hội làng Triều Khúc cho biết: “Múa bồng gắn liền với sự kiện Phùng Hưng tập hợp binh sĩ, ban đầu được diễn nhằm giải trí cho binh lính khi mừng công thắng giặc. Do trong quân không có nữ, các binh sĩ đóng giả con gái rồi múa mua vui”. Ngoài ra, theo các bậc cao niên trong làng, những chàng trai được chọn múa bồng phải có tiêu chí: mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, thể lực tốt, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.
![]() |
![]() |
![]() |
Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” do các chàng trai làng Triều Khúc trình diễn. Ảnh: Bình Phạm |
Nét độc đáo trong Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc không chỉ là sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong lịch sử, hiện tại và tương lai, mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Thăng Long. Những giá trị truyền thống ấy vẫn luôn được người dân làng Triều Khúc gìn giữ và phát huy đến muôn đời sau. Năm 2019, Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trở thành điểm đến du lịch của Thủ đô theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội vào năm 2024.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân