Quảng Ninh hướng đến phát triển du lịch cộng đồng
Môi trường sống gắn với sông nước của người Dao ở Ba Chẽ cũng là một đặc điểm
tạo sự hấp dẫn,khác biệt cho sản phẩm du lịch nơi đây. Ảnh: baoquangninh.com
Giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh sẽ xây dựng thêm 9 điểm du lịch cộng đồng khác có giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, đáp ứng tiêu chí về khả năng cung ứng, tính cộng đồng và giá trị bền vững. Giai đoạn sau năm 2025, tỉnh sẽ tập trung vào việc đánh giá và rà soát kết quả thực hiện chính sách, điều chỉnh, cập nhật số lượng các điểm phát triển du lịch cộng đồng còn lại theo điều kiện thực tế và cân đối nguồn ngân sách.
Các địa phương miền Đông như Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái sẽ phát triển mạnh về du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa bản địa vùng miền núi, sinh thái khu vực ven biển. Miền Tây của tỉnh gồm các địa phương Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên và khu vực Hoành Bồ cũ sẽ phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Khu vực trung tâm gồm thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn thực hiện mục tiêu là trung tâm đón khách, kết nối với các địa phương.
Dự kiến, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2020-2025 của tỉnh là trên 9.800 tỉ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 11.500 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư này được huy động từ ngân sách tỉnh, ngân sách các địa phương và xã hội hóa.
Thời gian qua, du lịch cộng đồng được đánh giá là những mô hình phát triển du lịch có nhiều đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du khách, trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tại cộng đồng. Du lịch cộng đồng thúc đẩy vai trò của người dân địa phương trong việc tham gia và hoạch định phát triển du lịch.
Thực tế, một số địa phương như: Đông Triều, Vân Đồn, Bình Liêu, Ba Chẽ… đã có những mô hình du lịch cộng đồng, tuy nhiên còn manh mún, chưa bền vững, chưa được đầu tư, định hướng phát triển tương xứng với tiềm năng.
Để phát triển được du lịch cộng đồng, ngoài tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa bản địa, cần phải có các yếu tố thiết yếu về hạ tầng như giao thông đi lại thuận lợi, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thông tin, dịch vụ cho khách, an toàn sức khỏe trong khu vực du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực... Mặt khác, cần hoạch định, xác định các khu vực có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ để đảm bảo việc xây dựng các mô hình cộng đồng có tính bản sắc, hiệu quả và khả thi.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, văn hóa các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số; tăng cường tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào dân tộc, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản, giữ gìn cảnh quan, môi trường. Việc phát triển du lịch cộng đồng cũng tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện sống cho người dân; phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Quảng Ninh đặt ra mục tiêu năm 2025 sẽ đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.
Tổng thu từ khách du lịch cộng đồng dự kiến năm 2025 đạt 5.950 tỉ đồng; năm 2030 đạt 12.160 tỉ đồng. Năm 2025, du lịch cộng đồng dự kiến sẽ tạo ra 4.200 việc làm; năm 2030 tạo ra 9.500 việc làm.
Theo Văn Đức (TTXVN)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 Tin tức

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại