Hà Nội: 15°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Phụ nữ mê làm mộc

LNV - Nghề mộc tưởng chỉ dành cho đàn ông, bởi ngoài đôi tay khéo léo, đầu óc sáng tạo, nó đòi hỏi ở người thợ phải có sức khỏe tốt mới đáp ứng được.
Nhưng từ tình yêu với nghề truyền thống của gia đình và quê hương, cô gái Nguyễn Thị Hảo đã chứng minh quan niệm đó đã không còn đúng.

Tâm huyết với đồ chơi trẻ em

Tôi biết Hảo qua một lần đến De L’archi - đồ gỗ tái chế để mua bộ đồ chơi sáng tạo mang tên "Toán học vĩ đại". Ðây là sản phẩm đem đến cho trẻ em những trải nghiệm học tập sáng tạo, độc đáo với thế giới quan sinh động, giúp trẻ hoàn thiện não bộ và rèn luyện tính tập trung, trẻ có thể học toán ở bất kỳ đâu và khi nào. Ðây cũng là giáo cụ hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo áp dụng để việc giảng dạy trở nên sinh động hơn. Trong căn phòng nhỏ ở chung cư Dương Nội 2 với la liệt các bộ toán học mới làm xong phần thô, Hảo đang chăm chú tô vẽ hoàn thiện nốt những công đoạn cuối của sản phẩm. Hảo cho biết: "Ngày trước, khi còn là sinh viên Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tôi thường xuyên đi thiện nguyện và nhận thấy, trong ánh mắt trẻ thơ vùng cao, đồ chơi của chúng rất đơn giản. Ðôi khi chỉ với một miếng gỗ nhỏ cũng khiến bọn trẻ vui cả ngày. Ðó là động lực thôi thúc tôi tạo ra những sản phẩm như vậy cho trẻ em thành thị. Tâm hồn trẻ em trong sáng với góc nhìn hoàn toàn khác người lớn, nếu mình muốn đồ chơi thật sự thu hút thì phải có sự sáng tạo, nắm được cái hồn của nó. Hơn nữa, tôi cũng muốn sản phẩm phải an toàn, có độ bền cao".


Bộ đồ chơi sáng tạo “Toán học vĩ đại”.


Ðể làm ra một bộ sản phẩm này Hảo phải mất nguyên một ngày làm bằng tay từng chi tiết sau đó ghép lại, căn chỉnh chính xác rồi trang trí bắt mắt. Bắt đầu làm sản phẩm đầu tiên từ tháng 4 vừa qua, sau bốn tháng tự mày mò hoàn thiện, đến nay bộ sản phẩm "Toán học vĩ đại" đã được thị trường đón nhận. Ðơn đặt hàng với Hảo ngày càng nhiều. Sản phẩm cũng đã xuất hiện tại các trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội. Nhiều gia đình đã mua về để cả nhà cùng học, bố mẹ cùng làm toán với con, giúp trẻ xa rời các thiết bị điện tử. Cưa, đục, bào, đánh bóng... liệu có quá nhọc nhằn đối với phụ nữ? Hảo mỉm cười và kể cho tôi nghe lý do thứ hai cô lại chọn công việc này.

Chị Nguyễn Thị Hảo đang thực hiện một công đoạn chế tạo bộ đồ chơi.


Thỏa ước nguyện của bố

Hảo tâm sự: Người dân làng Thọ An, xã Liên Hà, huyện Ðan Phượng (Hà Nội) vốn có nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ dân dụng. Sinh ra từ đất nghề, từ nhỏ, Hảo đã được tiếp xúc với gỗ, mùn cưa và các dụng cụ làm mộc trong quá trình phụ bố làm việc. Bố cô vốn là thợ có tay nghề cao, những sản phẩm do ông làm ra đều bán rất chạy. Tuy nhiên, năm Hảo 16 tuổi, bố bị tai biến nặng, buộc phải dừng nghề mộc. Sau này, mỗi khi nghe bố nói chuyện với hàng xóm những công việc về nghề, ánh mắt của bố vẫn ánh lên nỗi đam mê của nghề và ẩn sâu trong đó vẫn còn nhiều tiếc nuối. Câu chuyện với gỗ đang dang dở của bố chính là nguồn động lực lớn giúp cô đưa ra quyết định: Cần phải làm một cái gì đó tiếp nối sự nghiệp của bố.

Tháng 4 vừa qua, sau nhiều đêm suy nghĩ, Hảo quyết định từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao tại một tập đoàn bất động sản, để bắt đầu tìm hiểu và làm nghề mộc theo cách của riêng mình. Quyết định của Hảo đã khiến nhiều người không đồng tình ủng hộ vì nghĩ công việc đó vốn chỉ dành cho đàn ông. Không phải nghề mộc chỉ dành riêng cho đàn ông. Người nhỏ làm việc nhỏ, không đóng được giường, tủ thì mình làm các đồ trang trí, dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ em. Ðôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ sẽ luôn phát huy giá trị", Hảo tự động viên mình.

Hảo mua sắm cưa, đục, các loại máy cắt, máy mài, thế nhưng, khi bắt tay vào làm lại không biết sử dụng. Ngày xưa bố Hảo làm mộc toàn dùng dụng cụ thô sơ cho nên ông cũng chẳng rành về máy móc để tư vấn. Hằng ngày, Hảo đành lên in-tơ-nét tự học, tham gia các hội nhóm làm mộc, trao đổi kiến thức với người có kinh nghiệm. "Ban đầu tôi mua cái gì cũng lên mạng hỏi, làm gì cũng hỏi, hỏi những thứ mà dường như ai cũng biết. Phụ nữ làm mộc đương nhiên là khó rồi. Những lúc máy móc hỏng không biết sửa. Rồi khi gặp những cây gỗ to, nặng phải nhờ người vận chuyển mới về được tới nhà. Nhưng may mắn là mọi người đều nhiệt tình chỉ bảo. Thế rồi, tôi bắt tay vào làm, làm sai thì làm lại, cứ thế cho đến khi nào quen tay", Hảo nhớ lại thời kỳ mới bắt đầu. Xưởng mộc nơi Hảo làm việc rất đặc biệt, đó là cái chuồng gà được cô tận dụng. Nguyên liệu đầu vào cũng được Hảo tận dụng hết mức: "Làng tôi có nhiều nhà làm mộc, đều là anh em họ, hàng xóm quen biết cho nên tôi đến xin lại những loại gỗ thừa về để tái chế". Trước mắt tôi lúc này là một cô gái với thân hình mỏng manh, cân nặng chưa đến 40 kg, đang sử dụng thành thạo các loại máy móc. Hảo tâm sự: "Tôi làm việc này một phần cũng vì bố và vì đam mê. Chỉ cần hằng ngày bố được vui khi nghe tiếng cưa, tiếng đục là tôi mãn nguyện lắm rồi. Từ ngày tôi bắt tay vào làm, sức khỏe bố tốt hẳn lên và bố đã có thể giúp tôi làm một số công đoạn thô sơ cho sản phẩm ban đầu".

Một ngày của Hảo thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng tại xưởng gỗ và kết thúc vào 2 giờ sáng hôm sau để hoàn thiện nốt các khâu cuối cùng cho sản phẩm: "Có làm việc ở xưởng, dưới mái tôn, không quạt mát, điều hòa, ngoài trời nắng có lúc đến 40oC... thì mới biết trân quý hơn những ngày ngồi điều hòa mát lạnh". Những ngày đầu, để trau dồi kỹ năng và làm quen với máy móc, vật dụng làm mộc, khách hàng đặt gì Hảo cũng làm, nhiều sản phẩm tỉ mỉ đòi hỏi từ 2 đến 3 ngày để hoàn thiện mà chỉ nhận được 50.000 đồng tiền công, Hảo vẫn cảm thấy vui vẻ bởi vì đó là cách giúp rèn luyện tay nghề. Bà Phương Thị Chúc, mẹ chồng Hảo chia sẻ: "Tôi lên đây ở với vợ chồng con trai, lúc nào cũng khuyên Hảo đi theo cái nghề được đào tạo bài bản chứ đi làm nghề mộc nặng nhọc và vất vả lắm. Ngày nào cũng đi lại gần trăm cây số, sáng sớm từ đây về quê làm xong chiều lại quay trở lại. Nhiều hôm đi làm về mệt còn bỏ bữa sau đó lại quay sang hoàn thiện sản phẩm để kịp giao hàng. Thấy con dâu say mê quá, chỉ biết động viên con làm gì cũng phải giữ sức khỏe cho mình".

Sức khỏe cũng là một rào cản đối với việc theo đuổi đam mê của Hảo. Cổ tay nhỏ, bàn tay yếu, Hảo không cầm dụng cụ mộc được lâu. Khi cắt ghép những đồ vật lớn, việc đứt các đầu ngón tay thường xuyên xảy ra, những vết thương chi chít, cứ chồng lên nhau mỗi ngày trên đôi tay nhỏ bé đó, vết này chưa lành thì vết khác lại tới không làm Hảo nhụt chí mà còn khiến em càng có thêm động lực để cố gắng mỗi ngày.

Tôi hỏi: Với những gì được đào tạo ở Trường đại học Kiến trúc, em có áp dụng được với công việc hiện nay không? Hảo cho biết: "Nhìn chung, em thấy hai công việc trước kia và hiện tại hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Nghề kiến trúc hay làm mộc đều là sự kết hợp khéo léo giữa khoa học, nghệ thuật và kỹ thuật. Thí dụ, thay vì vẽ nhà cửa, cảnh quan thì mình vẽ sản phẩm, tìm ý, phối mầu cho đồ chơi". Cái khó khi làm đồ chơi bằng gỗ là luôn phải sáng tạo, bởi nó không có khuôn mẫu nhất định. Thế nên, từ khâu lên ý tưởng, lựa gỗ, đóng đồ đều do một tay Hảo đảm nhiệm. Hảo luôn trăn trở làm ra các sản phẩm độc đáo, kích thích sự sáng tạo và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho con trẻ: "Mặc dù mẫu mã của đồ chơi do tôi tạo ra có thể không đẹp như những sản phẩm được bày bán trên thị trường nhưng mỗi món đồ thật sự trở thành người bạn đồng hành trên con đường học tập và khám phá của các bạn nhỏ".

Hiện tại, Hảo đang mong muốn mở rộng hơn nữa các sản phẩm được làm từ vụn gỗ, đưa những sản phẩm đó vào các trường mầm non, tiểu học. Cô cũng muốn truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường, tận dụng và tái chế các nguyên liệu sẵn có để tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên và hy vọng một ngày nào đó có thể tiếp tục công việc thiện nguyện để mang được những sản phẩm của mình đến với trẻ em vùng cao còn nhiều khó khăn.

Với Hảo, mỗi ngày qua đi là một ngày cô được sống với đam mê của mình, của bố, là một ngày nuôi dưỡng giấc mơ, rằng các sản phẩm từ gỗ vụn, gỗ thừa sẽ trở nên có ích qua bàn tay nhiều trầy xước của mình. "Thất bại chưa chắc là mẹ thành công, nhưng thà làm để thất bại còn hơn không làm gì cả! Thế nên, sợ gì mà không thử, cuộc đời dài - nhưng lại quá ngắn để đứng mãi trong vùng an toàn. Dũng cảm bước ra ngoài để trải nghiệm nhiều hơn", đó là những điều mà Hảo tâm đắc.

Tuấn Dũng
Theo Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.

Tin khác

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Chào năm đặc biết 2025!

Chào năm đặc biết 2025!

LNV - Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

LNV - Thực hiện NQ số1286 ngày 14/11/2024 của UBTV Quốc Hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội, ngày 01/01/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ huyện Ba Vì tổ chức trọng thể Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường v
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động