Nguyễn Văn Long- thần thức thơ Phật và lịch sử
Vốn là sinh viên Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội, ra trường nhân duyên lại theo đuổi con đường doanh nhân, võ sư và hiện tại là cán bộ quản trị truyền thông của một trường đại học (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Truyền thông của Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội), nhưng Nguyễn Văn Long vẫn yêu thích thơ văn, và là một cây bút khỏe và một tâm hồn thơ phong phú.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long (bên phải)
Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, thi từ linh hoạt. Nội dung chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ, sự thể nghiệm và chiêm nghiệm về đời người, về những nhân vật lịch sử, và Phật giáo. Đặc biệt mảng thơ về Phật giáo được anh sáng tác nhiều, và có những cảm xúc rất “thần thức” như chính trong thơ anh từng nhắc đến. Do đó mà cảm về thơ anh, người ta luôn thấy có một thiền xuyên suốt. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Khai minh giác ngộ kiếp phàm trần, Mơ chân Bồ đề suối mây, Tuổi mãi an nhiên, Treo bóng mộng hồ, Côn Lôn bát ngát thành sương thi tập, Huyền Không nhập nguyện thi tập, Huyền âm mộng nguyện thi tập…
Viết về tình cảm, sự hoài niệm, tứ thơ rất tự nhiên, âm hưởng tha thiết mà dư âm:
Hãy đến đi em cho nguyện cầu
Thời gian đốt chóng, vọng ca lâu
Để làm tim đập luôn thổn thức
Treo bóng, trăng về suốt canh thâu..
(Treo bóng mộng hồn)
Nhà thơ Nguyễn Văn Long với tập thơ Huyền Không Nhập Nguyện
Trao đổi với tôi, anh Long cho hay: tôi làm thơ như hơi thở của cuộc sống, nhẹ nhàng, là cách cân bằng thân tâm, không phải gồng mình trăn trở, ràng buộc về câu kệ, niêm luật…. Đôi khi nhắm mắt một chút rồi “nó” đến, như nguồn mạch tuôn trào rót vào, thế là thành bài thơ tự lúc nào, thậm chí ghi lại không kịp có thể bị đứt mạch.
Âm linh như nhắc gọi tên
Về miền xưa cũ, động trên ngút ngàn
Bùn đen, lá úa se hàng
Nước trôi thân gỗ, nước tràn đá khe…
Thơ của anh khi đưa ta vào miền cổ tích, lúc khơi gợi “phật tính” từ tâm, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ… hơn tất thảy, thơ của Nguyễn Văn Long da diết với tình sư đạo thày trò, da diết hướng về tổ tiên cội rễ, về dòng họ gia phong, về các mối quan hệ gia đình, nhân quả trong đời sống…
Đây là những vần thơ về chị Võ Thị Sáu với âm hưởng hào hùng, ngợi ca tha thiết:
Côn Lôn bát ngát mây sương
Nhấp nhô rừng núi sóng nương vào bờ
Đường hoa rợp sắc màu cờ
Hàng dương xanh mát mắt mờ rừng thông
Trăm sen cánh trắng cánh hồng
Kim ngân mã ngọc nắng trong Chị về
Anh hùng một kiếp xin thề
Vì dân vì nước tứ bề cũng qua
Chị Sáu sáng mãi sơn hà
Cùng nhiều chiến sỹ hát ca đảo này…
Khi viết về đề tài Phật giáo, thì những cảm tác của anh lại du mộng nương theo đạo nghiệp của thuyết, của góc nhìn nhân sinh chân thiện mỹ, quán niệm về đạo đức, con người trong nhân thế. Với bút danh là Văn Trang Thượng Sư anh đã cho ra đời Huyền Không Nhập Nguyện thi tập- là tập thơ gồm những sáng tác về Phật giáo. Đó là Khai minh giác ngộ kiếp phàm trần, Kính thức thủy tổ hồi nguyên, Cha con chân bái đường chùa, Chân mơ Bồ đề suối mây…
Cuộc đời thoáng chốc lời thơ
Trà xanh, quả chín vườn chăm giữa rừng
Suối đêm lạnh chảy ngang mùng
Vo ve âm thú hú cùng xanh ca
Kinh dòng chảy cuộn tâm can
Thức theo thần thức nhập công tạo vần
Cầu vòng hoá sắc định phần
Tầng quy hiển ngộ pháp huyền vũ môn
Bồ đề tĩnh tọa chân không
Sương mây mờ động đá phong cửu tuyền
Chân mơ mộng giấc bỏ phiền
Trời cao, tam giới, luân hồi non tiên…
Màn đêm mơ mộng, ánh trăng tà xuyên khe qua từng kẽ lá, tiếng muông thú kêu vang tự nhiên, như tiếng suối thác reo, tiếng gió vờn. Con người trần gian, cõi Ta Bà như vận động song song, luân hồi, với các cõi giới Tam Thiên Thế giới, Đại Thiên thế giới, các Châu xưa huyền ký. Mỗi người, thảng giống ai đó, hay là mây gió đi về. Cảnh giới ngàn năm, thần thức, thần hồn nhân sinh tồn tại, biến hoá tựa vào nghiệp của chính con người hay thực thể nào đó.
Thơ Nguyễn Văn Long được viết thành Thư pháp treo tại nhiều chùa và di tích
Có lẽ, phải đủ trải nghiệm, thấm thía với với những hương vị nhân gian mới “cảm’ được chất “thiền” trong thơ của Nguyễn Văn Long mộc mạc mà tinh tế, chậm rãi, khoan thai mà tràn đầy nội lực, như chính cuộc sống giữa bộn bề của tác giả, mà vẫn dành cho mình “một con đường”, một cảnh giới của tu đạo, của thiền học.
Đúng như Aimatop từng nói: Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tri…, những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Văn Long sẽ đi cùng năm tháng và đưa hồn độc giả tiếp cận được nhiều cái hay, triết lý và chiêm nghiệm về cuộc sống.
Bài, ảnh: Ngọc Đình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2025
09:19 | 12/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng ra mắt vở múa rối “Bầy chim Thiên Nga”: Lan tỏa thông điệp yêu thương tới trẻ em dịp hè 2025
14:46 | 11/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Tiếng trống gọi hội, nét riêng văn hóa Chăm Hroi
15:20 | 10/06/2025 Văn hóa - Xã hội

"100 chuyện nghề” - Nơi lưu giữ ký ức nghề báo, tiếp lửa cho những cây bút hôm nay
15:20 | 10/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
09:41 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khúc làng Diềm - món ngon đặc sản Bắc Ninh
09:39 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bên Hồ Tây nói chuyện trà sen
09:39 | 09/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định triển khai mô hình “Đại lý dịch vụ công trực tuyến”
15:14 | 06/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tập tiểu phẩm truyền cảm hứng cho các thế hệ làm báo
14:03 | 06/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Quy Nhơn đăng cai mùa 3 cuộc thi Hoa hậu & Nam vương siêu mẫu thể hình Thế giới 2025
09:41 | 06/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tập thơ “Đuốc Sáng” chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
13:59 | 03/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc tại “Ngày hội gia đình” tháng 6
10:10 | 03/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức