Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Người lãnh đạo gần dân
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ở cương vị công tác nào, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân.
Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001), đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931, tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Sinh ra và lớn lên trong một dòng họ nổi tiếng ở một vùng đất địa linh nhân kiệt - cái nôi của người Việt cổ với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ - được hun đúc bởi truyền thống quật cường của quê hương và dân tộc, đồng chí đã sớm được giác ngộ cách mạng và nhiệt huyết tham gia các phong trào ở địa phương.
Từ người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, qua năm tháng rèn luyện đồng chí trở thành người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu. Gần 90 tuổi đời, đồng chí đã có hơn 70 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Người lính, người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm
Tháng 5/1950, đồng chí Lê Khả Phiêu được điều động vào quân đội và đứng trong quân ngũ gần 50 năm, cầm súng chiến đấu qua các nẻo đường kháng chiến, từ Bắc vào Nam và khắp các chiến trường Đông Dương từ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rồi 10 năm giúp bạn.
Từ người lính trực tiếp cầm súng đánh giặc, qua năm tháng đã tôi rèn đồng chí trở thành người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy chiến đấu.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, trên cương vị Chính ủy Trung đoàn, sau đó kiêm Trung đoàn trưởng, đồng chí đã chỉ huy trung đoàn tiến công làm chủ cố đô Huế và chốt giữ, bảo vệ thành cổ suốt 26 ngày đêm khốc liệt.
Cũng tại chiến trường ác liệt này, sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, đồng chí được để bạt làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên-Huế.
Tháng 5/1974, đồng chí được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 và trong cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam năm 1975, Quân đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Do yêu cầu của nhiệm vụ mới sau chiến tranh, đồng chí được điều động về làm Phó Bí thư Quân khu ủy, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta vừa kết thúc thắng lợi, thì tập đoàn phản động Pol Pot-Yeng Sari, về đối nội, đã thi hành chính sách diệt chủng tàn sát dân tộc Khmer; về đối ngoại, chúng cho quân đánh phá, xâm lấn lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới từ Gia Lai đến Kiên Giang, kể cả các hải đảo của nước ta ở vùng biển phía Tây Nam.
Để bảo vệ bờ cõi và cứu một dân tộc khỏi thảm họa diệt vong, theo yêu cầu khẩn thiết của nhân dân Campuchia, tháng 1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam đã vào Campuchia phối hợp với lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia, đánh đổ chế độ Khmer đỏ diệt chủng và trong 10 năm giúp bạn (1979-1989) làm cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh.
Trong đội quân tình nguyện ấy, đồng chí Lê Khả Phiêu là người tham gia chỉ huy những trận đánh đầu tiên ở một cánh quân, một mặt trận. Đồng chí lần lượt đảm đương vị trí Chủ nhiệm Chính trị rồi Phó Tư lệnh về chính trị Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia cho đến ngày thắng lợi trở về Tổ quốc vào năm 1989.
Từ người cán bộ chính trị dày dạn trận mạc ở cấp binh đoàn, đồng chí được điều động bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tháng 9/1991. Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 4/1984, Trung tướng tháng 6/1988, Thượng tướng tháng 7/1992 và là đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.
Trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), đồng chí đã cùng tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối quân sự, quốc phòng; lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng Quân đội Nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.
Tổng Bí thư tâm huyết với công tác xây dựng Đảng
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tháng 6/1991, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, và tháng 6/1992, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Bí thư Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 1/1994, đồng chí được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội VIII của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.
Tháng 12/1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu đã dành toàn bộ tâm huyết của mình cho công tác xây dựng Đảng để Đảng xứng đáng là đội tiên phong chiến đấu lãnh đạo đất nước tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Trong các bài diễn văn, các bài phát biểu ở những dịp lễ trọng đại của đất nước, người ta thấy toát lên từ Tổng Bí thư sự kiên định, nhiệt huyết và trung thành với mục tiêu lý tưởng.
Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), với tinh thần rất cao trước Đảng và nhân dân, Tổng Bí thư đã phân tích thực trạng của Đảng một cách đầy nhiệt huyết và sâu sắc. Chính từ Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương đã có một quyết định đặc biệt quan trọng là phải tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình.
Một trong những nguy cơ của Đảng cầm quyền là xa dân, thiếu dân chủ và dân vận ngày càng ít được chú trọng, vì vậy trong nhiều bài nói, bài viết của mình đồng chí thường xuyên nhắc nhở vấn đề dân chủ, dân vận và đại đoàn kết dân tộc.
Trung ương Đảng đã nỗ lực để ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở và lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Một trong những biện pháp cốt lõi để phát huy và mở rộng dân chủ cơ sở là thông qua phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.”
Đồng chí cho rằng “thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính trị… Tổ chức đảng và hệ thống chính trị yếu kém thì không thể nói gì đến dân chủ đúng hướng.
Người lãnh đạo gần dân
Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí quan tâm đến nhiều giới, nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, từ khoa học, giáo dục-đào tạo đến văn hóa, văn nghệ, báo chí, từ công tác xóa đói giảm nghèo đến giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ… Ở diễn đàn nào cũng thấy toát lên từ đồng chí sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm rất cao.
Mặc dù công việc của người lãnh đạo cao nhất của Đảng rất bộn bề, song đồng chí luôn dành thời gian đi nhiều địa phương, thăm và làm việc với nhiều cấp, ngành, để lại dấu ấn là người quan tâm, am hiểu, sâu sát.
Phát biểu tại Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Khả Phiêu (ngày 25/8/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trân trọng đánh giá: là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, ông luôn có tác phong gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở, tôn trọng và lắng nghe cấp dưới, phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động lãnh đạo, tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho lớp người đi sau. Chúng tôi luôn học tập ở ông về phương pháp, tác phong làm việc sâu sát, cụ thể và hiệu quả.
Là người lính dày dạn kinh nghiệm, đi qua các cuộc chiến tranh, kinh qua nhiều chức vụ, cho đến lúc đã nghỉ hưu, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vẫn luôn là một người nhiệt huyết, hết mình cống hiến, có trách nhiệm với Đảng, với dân, với nước.
Đúng như lời đồng chí từng bày tỏ: tuy tôi đã được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu, nhưng không có nghĩa là chỉ ăn và nghỉ, mà phải tiếp tục nghĩa vụ của người đảng viên cộng sản là làm được điều gì có lợi cho Đảng, cho nước, cho dân, khi tim còn đập thì còn cống hiến.”
Đồng chí Lê Khả Phiêu mất đi nhưng hình ảnh một Tổng Bí thư hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân sẽ còn sống mãi trong chúng ta.
Theo TTXVN
Theo Thông cáo đặc biệt của T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, tang lễ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức với nghi thức Quốc tang từ ngày 14.8-15.8. Linh cữu đồng chí Lê Khả Phiêu được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 8 giờ, ngày 14.8.2020 đến 12 giờ, ngày 15.8.2020.
Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 phút, ngày 15.8.2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và Hội trường 25B (đường Quang Trung, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Trong hai ngày Quốc tang (14.8 và 15.8.2020), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải Ban lễ tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu gồm 35 người. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 | 03/12/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Tin khác
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
11:46 | 27/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 | 26/11/2024 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:59 | 26/11/2024 Tin tức
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”
10:41 | 26/11/2024 Tin tức
Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước
10:37 | 26/11/2024 Tin tức
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 | 25/11/2024 Tin tức
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân