Hà Nội: Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề
Sở Lao động- Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Thành phố quan tâm, chỉ đạo. Từ năm 2016 đến nay, có 55 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Toàn Thành phố đã tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 76.203 người. Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm đạt 88,46%. Trong đó, tỷ lệ lao động được doanh nghiệp/đơn vị tuyển dụng chiếm 11,26%; doanh nghiệp/đơn vị bao tiêu sản phẩm chiếm 10,97%; tỷ lệ lao động sau học nghề tự tạo việc làm chiếm 76,69%. Đáng lưu ý, số lao động thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp chiếm 1,08%. Đoàn giám sát cho rằng, việc rà soát, đề xuất bổ sung danh mục các nghề đào tạo, chương trình đào tạo chưa được cập nhật thường xuyên, dẫn đến một số nghề mới, cần thiết nhưng chưa có trong danh mục đào tạo nên chưa thực hiện được. Đặc biệt, thời gian đào tạo theo chương trình đào tạo sơ cấp được Thành phố phê duyệt 3 tháng tại một số địa phương chưa phù hợp, không đáp ứng được với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Giáo viên Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) hướng dẫn nghề may cho học viên. Ảnh: ĐẶNG MINH
Chính sách tín dụng sau học nghề còn nhiều khó khăn, nên số lao động nông thôn sau học nghề có nhu cầu vay vốn nhưng nguồn vốn vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay giải quyết việc làm cho người lao động. Vì thế, kết quả sau đào tạo nghề chưa được như mong muốn...
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đề nghị Sở Lao động- Thương binh & Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách đối với người học nghề và các chính sách khác có liên quan không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Ngoài ra, các sở, ngành, đơn vị cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh mục nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu người lao động và thực tế của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp.
Trưởng đoàn giám sát cũng đề nghị các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố kiến nghị với Trung ương về thời gian đào tạo nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp cho phù hợp với thực tế; ban hành các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...
Với phương châm lấy người học làm trung tâm, TP Hà Nội đã linh hoạt, chủ động triển khai đề án. Nếu như ở giai đoạn đầu, thành phố ban hành danh mục đào tạo 49 nghề, gồm 37 nghề phi nông nghiệp; 12 nghề nông nghiệp, thì từ năm 2017 đến nay, Hà Nội chỉ tập trung đào tạo 33 nghề, gồm 16 nghề nông nghiệp, 17 nghề phi nông nghiệp. Việc lựa chọn các nghề đào tạo căn cứ nguyện vọng của người lao động, bám sát nhu cầu của địa phương, không chạy theo số lượng đã mang lại hiệu quả vững chắc.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết: Năm 2020 là năm cuối thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Mới đây, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện đề án để có đánh giá tổng thể, khách quan kết quả, hạn chế cần khắc phục, giải pháp trong thời gian tới đối với công tác này. Là đơn vị trực tiếp thực hiện, sở mong muốn Chính phủ tiếp tục triển khai đề án. Trong trường hợp đề án không được triển khai tiếp, đơn vị sẽ tham mưu, đề nghị Thành phố ban hành chính sách phù hợp, bảo đảm cho lao động nông thôn có cơ hội đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, tay nghề, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.
Theo kết quả điều tra dân số mới nhất, hiện TP Hà Nội có 50,8% người dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Những năm tới, Thành phố tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Vì thế, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thủ đô hết sức cần thiết. Để nâng cao hiệu quả công tác này, thời gian tới các địa phương của Hà Nội cùng các cơ quan chức năng cần nghiên cứu giảm thời gian đào tạo đối với một số nghề nông nghiệp, tăng thời gian đào tạo đối với một số nghề phi nông nghiệp, nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học.
Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động, chính quyền và doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và việc làm, giúp người học có thể nâng cao chất lượng công việc, nâng cao thu nhập sau khi tham gia các khóa đào tạo. Có như vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới của Thành phố thật sự phát huy hiệu quả.
Bài Nguyên Khôi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024
22:32 | 06/11/2024 Khuyến công
Bình Định: Nghiệm thu đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến tại xã Phước An
08:00 | 03/11/2024 Khuyến công
Kiên Giang: Trên 9,97 tỷ đồng thực hiện đề án khuyến công
10:07 | 01/11/2024 Khuyến công
Khuyến công Bắc Giang: Hỗ trợ thiết bị trong sản xuất rượu men lá truyền thống
10:07 | 01/11/2024 Khuyến công
Quảng Bình: Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm vươn xa
10:06 | 01/11/2024 Khuyến công
Cà Mau: Nghiệm thu đề án khuyến công, trong sản xuất thực phẩm
10:06 | 01/11/2024 Khuyến công
Tin khác
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
20:50 | 25/10/2024 Khuyến công
Hà Nội: Thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
09:22 | 25/10/2024 Khuyến công
Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024
09:22 | 25/10/2024 Khuyến công
Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024
09:22 | 25/10/2024 Khuyến công
Huyện Phú Xuyên Khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
08:55 | 25/10/2024 Khuyến công
Nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
18:09 | 24/10/2024 Khuyến công
Trà Vinh: Đồng loạt nghiệm thu các đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến
09:06 | 23/10/2024 Khuyến công
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
00:00 | 19/10/2024 Khuyến công
Bình Dương: Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024
23:49 | 17/10/2024 Khuyến công
Bình Định: Ngành Công thương xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP
12:55 | 15/10/2024 Khuyến công
Sóc Trăng: Nghiệm thu Đề án khuyến công
12:55 | 15/10/2024 Khuyến công
Quảng Bình: Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
12:54 | 15/10/2024 Khuyến công
Khuyến công Bến Tre: Triển khai hiệu quả các đề án khuyến công
12:54 | 15/10/2024 Khuyến công
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2024
12:54 | 15/10/2024 Khuyến công
Hà Nội: Kết nối sản xuất và tiêu dùng trong chế biến nông sản
12:54 | 15/10/2024 Khuyến công
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 Tin tức
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội tại huyện Đan Phượng
23:00 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2024
22:32 Khuyến công
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 Văn hóa - Xã hội
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 OCOP