Gia Lai: Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Jrai, Bahnar
Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai, Bahnar sinh sống tại Gia Lai diễn ra vào tháng 11 dương lịch hằng năm – thời điểm vụ mùa vừa kết thúc. Lúc này, người có uy tính trong cộng đồng - già làng sẽ chọn lựa một đám lúa tốt nhất để tổ chức lễ cúng lúa mới – lễ cúng thần Ia Pôm (thần lúa, thần nông nghiệp) ngay ruộng lúa. Theo phong tục, lễ mừng lúa mới gồm 02 phần là phần lễ và hội, trong đó phần lễ cúng gồm 03 phần là cúng ở rẫy lúa, chòi rẫy, nhà chủ lúa.
Lễ hội mừng lúa mới có thể kéo dài một hoặc nhiều ngày và được tổ chức lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quá trình bội thu khi thu hoạch từng gia đình. Vào ngày lễ quan trọng này, người dân trong thôn bản đều tới góp vui, mỗi người một ít phục vụ cho việc cúng lễ như một vài chóe rượu cần hoặc một con gà, miếng thịt.
Đối với lễ cúng ở rẫy lúa, người dân chuẩn bị 01 chén rượu và 01 con gà, thầy cúng (Riu Yang) cùng già làng sẽ soạn mâm lễ cúng theo nghi thức và khấn để mong thần Ia Pôm mang lại sự ấm no đến với dân làng. Sau đó già làng chọn khoảng 10 thanh niên nam, nữ đại diện dân làng xuống ruộng nắm lấy từng bụi lúa. Khi nghe lời khấn từ thầy cúng, nhóm thanh niên này giơ cao bó lúa lên trời và đồng thanh hô, hát và múa theo. Hành động này vừa thiêng liêng vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của dân làng Tây Nguyên. Đặc biệt, động tác 07 lần chạm vào chén rượu lúc dâng lễ và cầu khấn 07 vị thần (thần đất, thần trời, thần nước, thần nuôi dưỡng, thần che chở, thần bảo vệ, thần lúa) tượng trưng cho mong ước những giống lúa đã trồng luôn tốt tươi, chín vàng, thơm ngon.
Kết thúc phần cúng dâng lễ là phần mời rượu tại chòi lúa với lễ vật gồm 01 chóe rượu (1 bình đựng rượu), 01 đầu gà. Đồng bào Jrai, Bahnar ửo Gia Rai theo chế độ mẫu hệ nên lúc mời rượu, người phụ nữ (vợ chủ lúa và mẹ vợ chủ lúa) là người đầu tiên được mời rượu trước. Khi dâng lễ xong, các thành viên trong gia đình bắt đầu uống rượu. Xong phần lễ cúng chòi rẫy, tất cả nam, nữ cùng nhau thực hiện việc tuốt lúa để đưa cất vào chòi lúa và kết thúc phần cúng ngoài rẫy và chòi lúa.
Lễ cúng mừng lúa mới tại nhà chủ lúa gồm các lễ vật: 03 chén rượu, 01 con heo. Thầy cúng thực hiện lại động tác 07 lần chạm vào chóe rượu khi dâng lễ và cầu khấn 07 vị thần nhằm xin phép các thần cho gia đình rước hồn lúa và lúa mới về nhà. Sau phần lễ rước hồn lúa, dân làng tổ chức giã gạo, lựa ra những hạt gạo tốt nhất cất vào kho. Kết thúc phần lễ, mọi người tổ chức phần hội với tiết mục văn nghệ sôi nổi, vui tươi. Đây là dịp để người dân các buôn làng quây quần bên nhau, cùng múa hát, chơi đùa, ăn uống và nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc vất vả.
Được hình thành và phát triển mạnh mẽ, lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai, Bahnar là nét văn hóa phản ánh sinh động đặc trưng nông nghiệp vùng đất Gia Lai. Dù trải nhiều bao thăng trầm, lễ hội mừng lúa mới vẫn luôn giữ nét đẹp truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với tổ tiên và thiên nhiên, cũng như trân trọng thành quả lao động người nông dân. Đồng thời, gửi gắm những điều tốt đẹp đến mọi người, mọi nhà cho một vụ mùa bội thu tiếp theo.
Bài và ảnh Cẩm Nhung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"
23:47 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
23:46 | 17/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - ASEAN “Báo công dâng Bác” 2024 với khát vọng vươn xa
16:13 | 16/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống