TP. Hồ Chí Minh: Nghệ sĩ lên tiếng, cơ quan chức năng có vào cuộc?
Qua một thế kỷ hình thành và phát triển (1918 – 2018), dẫu không còn như thời hoàng kim, nghệ thuật cải lương vẫn tiếp tục chuyển động cùng thời đại, vẫn còn đó những người nghệ sĩ âm thầm bám trụ với nghề, giữ vững ngọn lửa đam mê với hi vọng một ngày loại hình nghệ thuật đặc sắc này sẽ phát triển mạnh mẽ trong lòng công chúng.
Có thể nói hiện tại, việc giữ gìn và phát huy cải lương vẫn là một bài toán đang rất cần lời giải từ phía cơ quan quản lý văn hóa, các nhà lý luận nghệ thuật và chính từ các nghệ sĩ và người hâm mộ cải lương.
Thế nhưng vừa qua, một phần trình diễn cải lương - bài vọng cổ “Lòng mẹ” do Thanh Cường thể hiện trong chương trình “Hát mãi ước mơ” do công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Điền Quân (công ty Điền Quân) sản xuất, được phát sóng trên kênh HTV7 - Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh và đăng tải lên Youtube gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều ảnh hưởng không nhỏ đến người nghệ sĩ và bộ môn nghệ thuật truyền thống. Mặc dù được giám khảo Trấn Thành và Võ Minh Lâm khen “hát hay, êm ái, ngọt ngào, nhịp nào ra nhịp đó”, nhưng khi phát sóng trên HTV7 và Youtube, bài hát bị rớt nhịp từ hò 2 đến hết bài.
Chỉ sau một đêm phát sóng, Thanh Cường đột nhiên trở thành “nghệ sĩ hát sai nhịp”. Bên cạnh đó, rất nhiều cư dân mạng “ném đá” cho rằng Thanh Cường không đủ tư cách để hát cải lương và đang bôi nhọ bộ môn nghệ thuật truyền thống. Đồng thời, giám khảo Võ Minh Lâm cũng bị chỉ trích với lí do thiên vị thí sinh Thanh Cường. Quá bức xúc về vấn đề này, nghệ sĩ Thanh Cường đã nhiều lần ngỏ lời yêu cầu cũng như viết đơn gửi công ty Điền Quân chỉnh sửa lại nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Nghệ sĩ lên tiếng, cơ quan chức năng có vào cuộc
Sau khi nhận được phản ánh của nghệ sĩ Thanh Cường, PV đã liên hệ với một số nghệ sĩ cải lương và nhận được nhiều ý kiến về bài vọng cổ “Lòng mẹ” nêu trên.
“Cái này là do người dựng phim không am hiểu về cải lương, vì vậy khi đưa lên dàn máy để kéo nhạc và lời ca, trong lúc dựng người đó không biết là cái song lang nó nằm chỗ nào, câu hai câu thứ nhất thế nào…Nếu mà rớt nhịp thì người ta có thể mẻ một chút hoặc chênh khoảng chừng nửa nhịp là quá lắm rồi, còn ở đây kéo hơn gần 1 nhịp mấy 2 nhịp. Một người nghệ sĩ khi cầm micro lên hát và biết là đi thi như thế này rồi không ai lại cho rớt tới hơn một nhịp. Do người dựng không để ý dẫn đến sự cố xảy ra vô cùng nguy hiểm, thậm chí là phản cảm. Trường hợp này, cần kéo youtube này xuống, lấy bài này xuống kêu bộ phận dựng lại.” Nghệ sĩ Kim Tử Long cho biết.
Cùng quan điểm với nghệ sĩ Kim Tử Long, nghệ sĩ Dũng Nhí khẳng định rằng phần trình diễn của Thanh Cường lỗi do phần dựng: “Bởi một người nghệ sĩ đã từng đi hát lâu như Cường không thể nào hát rớt nhịp vậy được…Có thể anh được quyền sửa chữa, cắt xén nhưng không thể gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người biểu diễn. Vì không phải khán giả nào cũng có hiểu biết về cải lương, từ cảm nhận của bản thân vô tình lại có những bình luận, nhận xét phiến diện về nghệ sĩ Thanh Cường và Võ Minh Lâm …”.
Nghệ sĩ Hải Long, giảng viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh cũng chia sẻ: “Thanh Cường là đàn em của mình và anh biết Thanh Cường hát rất chuẩn, còn sai sót chắc hẳn là của kĩ thuật dàn dựng, vì Cải lương có rất nhiều khoản, đoạn, không thể rớt nhịp đều như vậy được. Anh thấy đây là những người kĩ thuật bên công ty không biết làm.” Khi nghe sự việc, Nghệ sĩ đã rất bức xúc “Khi người ta đã đúng thì cho người ta đúng, người ta đã đúng nhịp mà mình làm, sửa như vậy là xúc phạm đến nghệ thuật.”
Có thể nói, sự việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, uy tín của nghệ sĩ Thanh Cường, chia sẻ với chúng tôi, anh nói: “Bao năm đi hát, anh chưa gặp phải trường hợp nào như vậy, dẫu biết khán giả không có lỗi nhưng anh vẫn cảm thấy rất buồn phiền và bế tắc vì điều này.” Trong khi các nghệ sĩ vẫn âm thầm giữ gìn và phát triển Cải lương, nhưng những điều kiện biểu diễn, đời sống và danh dự lại không được đảm bảo, liệu các nghệ sĩ có thể tiếp tục yên tâm theo đuổi và cống hiến cho nghệ thuật?
Trước sự việc trên, ngày 28/6/2018, Cục Bản quyền tác giả đã ra Công văn số 207/BQTG-QLQTGQLQ đề nghị Công ty Điền Quân giải trình vụ việc bằng văn bản gửi về Cục Bản quyền trước ngày 9/7/2018.
Qua đó, đề nghị Sở Văn Hóa và Thể Thao TP. Hồ Chí Minh, Sở Thông Tin và Truyền Thông TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng tiến hành làm rõ sự việc cũng như trách nhiệm của công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Điền Quân, Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh nhằm trả lại công bằng, uy tín, danh dự cho người nghệ sĩ nói riêng và bảo vệ, gìn giữ nền nghệ thuật cải lương nước nhà nói chung.
Chia sẻ về sự việc trên, Luật sư Phan Vũ Tuấn cho biết, nếu như có hành vi xâm phạm pháp luật diễn ra thì nên trực tiếp xử lí hành vi đó.
Một người xâm phạm vào quyền sở hữu trí tuệ của người khác được quy định rõ ràng tại khoản 4, điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ về Hành vi xâm phạm các quyền liên quan: “Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Việc xử lí được quy định tại điều 202, 205 Luật Sở hữu trí tuệ (số 19/VBHN-VPQH ngày 18 tháng 12 năm 2013). Trong trường hợp đó nếu không xử lí được bằng hành chính thì khởi kiện ra tòa.
Bài và ảnh: An Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Từ 10/11: 3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương CBCCVC Nhà nước quy định
15:10 | 17/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Khuyến công Bình Định đồng hành cùng người dân miền núi
09:58 Khuyến công
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 Tin tức
Mô hình nuôi bò sinh sản phát huy hiệu quả kinh tế
08:30 Khuyến nông
Hoạt động khuyến nông tích cực phát huy hiệu quả sau khi sát nhập các trạm
08:30 Khuyến nông
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 Văn hóa - Xã hội