Quảng Nam: Phát triển và hội nhập, thích ứng trong tình hình mới
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chương trình hành động thiết thực. Cụ thể, hoàn thành và trình Tỉnh ủy các đề án, báo cáo quan trọng theo chương trình công tác về: Giảm nghèo bền vững; kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh cải cách hành chính; định hướng phát triển vùng Đông Nam; nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2021 – 2025... Ngoài ra, tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch vùng huyện; điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đông tỉnh, tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Ông Lê Trí Thanh- Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút vốn đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao để hợp tác, quảng bá, xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Cùng với đó, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm trọng điểm có lợi thế so sánh của địa phương…
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi bởi dịch bệnh Covid - 19, kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng không vững chắc, nhiều địa phương trong cả nước trong đó có Quảng Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng với tinh thần nỗ lực vượt khó, đoàn kết thống nhất, Quảng Nam đã phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 đề ra với những điểm sáng về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,04%, xếp vị thứ 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 2/5 tỉnh, thành phố trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt hơn 102.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành), xếp vị thứ 18/63 tỉnh, thành phố cả nước, thứ 2/5 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp thứ 4/14 tỉnh, thành phố Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù chịu tác động của dịch bệnh nhưng vẫn luôn giữ mức ổn định, tăng 3,56% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng có sự đột phá, phục hồi với mức tăng trưởng 7,78% so với cùng kỳ, trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng 9,07%; khu vực thương mại - dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng, chưa hồi phục, có mức tăng 0,35% so với cùng kỳ; lĩnh vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có dấu hiệu tăng trưởng do nhiều hoạt động sản xuất tăng trở lại, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 23.773 tỷ đồng, đạt 123% so với dự toán; trong đó, thu nội địa 19.563 tỷ đồng, đạt 122% so với dự toán ; thu xuất nhập khẩu 4.124 tỷ đồng, đạt 123% so với dự toán ; điều tiết về NSTW trên 2.126 tỷ đồng.
Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện; các cấp, các ngành chủ động, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hành chính về đầu tư, giải phóng mặt bằng, cấp phép, giao đất và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Công tác lập và quản lý quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm chú trọng; công tác giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án, công trình trọng điểm, động lực thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc thực hiện để thúc đẩy tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng chế độ, chính sách; tổ chức an toàn, thành công các kỳ thi và tổ chức năm học mới học sinh được học tập trực tiếp trong môi trường kiểm soát được dịch bệnh; đời sống Nhân dân tiếp tục được chăm lo, cải thiện..
PV: Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM và sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được những kết quả gì, thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về xây dựng NTM và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương triển khai các dự án, như: Trồng rừng gỗ lớn, phát triển chăn nuôi tập trung; phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển vùng nguyên liệu và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, sắp xếp, ổn định dân cư miền núi và hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai. Tập trung các biện pháp tổ chức sản xuất và liên kết theo chuỗi nông sản; tiếp tục đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm; xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp công nghệ cao. Tổ chức triển khai cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Qua 04 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (2018 -2021), toàn tỉnh có 268 sản phẩm của 207 chủ thể được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, có 222 sản phẩm 3 sao, 45 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Những địa phương đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3-4 sao qua 04 năm gồm: Tiên Phước (32 sản phẩm), Thăng Bình (24 sản phẩm), Tam Kỳ (21 sản phẩm), Điện Bàn, Nam Trà My (mỗi địa phương 18 sản phẩm). Năm 2022, có 120 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Kế hoạch số 2134/KH-UBND ngày 08/4/2022 về triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ sở làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ để phát triển hơn nữa, trong đó có Chương trình OCOP; đồng thời rà soát, đánh giá để có cơ chế hỗ trợ phù hợp. Cũng trong năm 2021, có thêm 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn NTM lên 118/194 xã, đạt tỷ lệ 60,8%. Bình quân số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn của toàn tỉnh là 16,48 tiêu chí/xã (tăng 0,52 tiêu chí/xã so với năm 2020). Có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 209 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu/thôn NTM. Có 4 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Phú Ninh, Điện Bàn, Tam Kỳ, Duy Xuyên). Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 41,7 triệu đồng (tăng 1,2 triệu đồng/người/năm so với năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016-2020) giảm còn 4,4% (giảm 0,83% so với năm 2020).
PV: Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, Quảng Nam đã có những biện pháp gì để duy trì và phát triển, thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 4 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó, có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; 4 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và 15 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, đan lát, cơ khí nhỏ…. Các làng nghề ngoài việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, còn bảo tồn không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Toàn tỉnh hiện có 96 HTX và 61 tổ hợp tác tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng, các ngành nghề ở các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động thường xuyên và hơn 3.000 lao động không thường xuyên với thu nhập trung bình 5,2 triệu đồng/người/tháng. Nhiều tổ hợp tác, HTX được thành lập đã góp phần thúc đẩy sự kết nối giữa các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần phát huy hiệu quả kinh tế tập thể, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát triển giá trị các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Theo kế hoạch, “Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022” sẽ chính thức khai mạc vào tối 30/4/2022 tại quảng trường Sông Hoài (TP Hội An) và diễn ra trong 5 ngày. Festival là một trong những hoạt động trọng tâm của Năm du lịch quốc gia 2022, tái hiện sinh động nhất các giai đoạn phát triển nghề truyền thống của Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người Quảng Nam đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước… Tôn vinh các nghệ nhân có đóng góp cho việc gìn giữ, phát triển làng nghề Việt Nam.
PV: Xin ông cho biết, những giải pháp mang tính tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch của tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo?
Ông Lê Trí Thanh: Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên thời gian vừa qua hoạt động du lịch của địa phương bị ảnh rất nhiều. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng phương án, giải pháp phát triển du lịch và kích cầu, khôi phục thị trường du lịch, nhất là thu hút khách quốc tế; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Triển khai thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.
UBND tỉnh chỉ đạo các dịa phương tập trung thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng khả năng thích ứng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp bền vững theo chiều sâu. Thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội miền núi và kinh tế biển. Thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Đặc biệt là tập trung phục hồi và phát triển ngành du lịch, dịch vụ, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19. Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết hàng không và du lịch; tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách kích cầu du lịch. Tập trung triển khai phương án đón khách quốc tế đến Quảng Nam đảm bảo an toàn, hiệu quả và kế hoạch đón khách du lịch nội địa. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có lợi thế của du lịch Quảng Nam gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch (Hội An, Mỹ Sơn,...). Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch phía Tây và phía Nam của tỉnh. Đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với phát triển làng nghề và khu vực nông thôn.
Du lịch Xanh sẽ là xu hướng du lịch tất yếu được lựa chọn của nhân loại, bởi nó đề cao ý thức của con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học. Ngày 4/12/2021, được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, Quảng Nam là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Bộ Tiêu chí du lịch Xanh áp dụng cho các điểm đến và các doanh nghiệp làm du lịch, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Nam cùng chung sức đồng lòng tạo lập môi trường du lịch mới mẻ, thân thiện, an toàn và có trách nhiệm.
Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch vùng Sâm,... Phấn đấu có thêm ít nhất 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2022 lên 123 xã/194 xã, đạt tỷ lệ 64%.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đinh Văn Bình (thực hiện)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Tin khác
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
11:01 | 20/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Tiên Phong coi trọng giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
09:27 | 20/11/2024 Tin tức
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên
11:36 | 19/11/2024 Tin tức
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20- 24/11 tại Hà Nội
08:00 | 19/11/2024 Tin tức
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Sơn Đông giữ vững an ninh trật tự nâng cao ý thức người dân trong chấp hành luật pháp
09:39 | 18/11/2024 Tin tức
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 | 14/11/2024 Tin tức
Bình Định: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bok Tới
17:10 | 13/11/2024 Tin tức
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 | 13/11/2024 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 | 13/11/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 | 12/11/2024 Tin tức
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
15:50 | 12/11/2024 Tin tức
Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24: Đa dạng sản phẩm nông nghiệp đến từ nhiều quốc gia hội tụ tại Việt Nam
14:00 | 12/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân