Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai đất nước

LNV - Dự lễ công bố chương trình sức khỏe học đường quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa.


Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Chiều 10/02, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, đại diện các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương. Lãnh đạo các địa phương tham dự tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Tại lễ công bố, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đã ký kết Chương trình phối hợp về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022-2026. Đại diện lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2026.

Trước đó, ngày 2/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025. Chương trình xác định 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ, trẻ em, học sinh; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao học đường; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nêu rõ, cùng với việc mở cửa trường học trở lại trên phạm vi cả nước, đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa xã hội thiết thực, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả, góp phần khẳng định quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, học sinh, dành những tình cảm tốt đẹp nhất có thể cho thế hệ tương lai - thế hệ góp phần quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong những năm tới, những thập kỷ tới.

Đối với mỗi người trong chúng ta và cả xã hội, sức khỏe luôn là vốn quý nhất. Đặc biệt, đối với gần 23 triệu trẻ em, học sinh, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho các cháu lại càng quan trọng, bởi đây là thế hệ tương lai của đất nước chúng ta. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các cháu là trách nhiệm không chỉ của gia đình, mà còn của cộng đồng, của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn đề cao vai trò của việc rèn luyện sức khỏe. Người cho rằng sức khỏe bao gồm sự lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Người đặc biệt quan tâm và coi thế hệ trẻ, học sinh là tương lai, vận mệnh của đất nước.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới giáo dục, đào tạo và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và sức khỏe học đường nói riêng. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có sức khỏe của học sinh các cấp.

Nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án tổng thể về giáo dục thể chất và thể thao trường học, Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Đề án về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên…; và gần đây nhất là Chương trình y tế trường học, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng được ban hành đầu năm 2022).

Cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục, y tế, thể dục, thể thao và các bộ, ban, ngành, địa phương; sự tham gia, hỗ trợ, phối hợp tích cực của các tổ chức trong nước và quốc tế, các cá nhân, từng gia đình và nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cải thiện đáng kể điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, nhất là về dinh dưỡng, thể chất, điều kiện vệ sinh trường học, dự phòng bệnh tật học đường; đặc biệt là phòng chống dịch COVID-19 hiện nay.

Một ví dụ cụ thể là chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam năm 2020 đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm; nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm so với 10 năm trước. Nếu so với thời điểm 20 năm trước, chiều cao nam thanh niên tăng 4,4 cm, nữ tăng 3,6 cm; so với năm 1985, nam giới tăng 8,6 cm, nữ tăng 5,7 cm.

Mặc dù vậy, so với yêu cầu thì hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức. Nhiều trẻ em vẫn chưa được an toàn ngoài xã hội, trong nhà trường và ngay trong gia đình. Tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn, có một số vụ nghiêm trọng, nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến… làm giảm sự quan tâm của trẻ em, học sinh đối với hoạt động thể chất và sinh hoạt hợp lý. Vẫn còn không ít học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần vì nhiều lý do khác nhau. "Và rất đau lòng, đã có không ít em tìm đến những giải pháp tiêu cực. Tất cả chúng ta đều phải trăn trở, suy ngẫm sâu xa hơn về vấn đề này", Thủ tướng nói.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng của học sinh năm 2019 ở mức khá cao, khoảng 13,9%, trong khi đó tỷ lệ thừa cân-béo phì cũng tăng nhanh, khoảng 20%. Cơ sở vật chất tại các trường học còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn thiếu trường học, thậm chí các điểm trường quy hoạch chưa hợp lý, chưa đủ điều kiện tổ chức học bán trú, ảnh hưởng đến sức khỏe cho các cháu khi đi học.

Một trong những hạn chế chúng ta nhìn thấy rõ là điều kiện các nhà vệ sinh trong trường học chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ở những thành phố lớn. "Ngay cả cách gọi nhà vệ sinh là 'công trình phụ' cũng đã cho thấy nhận thức, sự quan tâm không đầy đủ tới vấn đề nhà vệ sinh trường học", Thủ tướng chia sẻ.

Điều kiện rèn luyện thể chất hạn chế, ảnh hưởng đến việc rèn luyện sức khỏe của các cháu, nhất là các môn liên quan đến kỹ năng sinh tồn của trẻ như bơi lội, phòng tránh thiên tai… Hằng năm vẫn còn hàng nghìn trẻ em bị đuối nước. Đây là vấn đề mà chính quyền các cấp cần có giải pháp kịp thời, hiệu quả. Chương trình học cho trẻ còn nặng về kiến thức và thiếu các kỹ năng sống. Điều đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và gây áp lực cho trẻ.

Theo Thủ tướng, những hạn chế nêu trên có một số nguyên nhân chủ quan, khách quan. Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe học đường, về chăm sóc sức khỏe cho học sinh vẫn chưa thực sự toàn diện, tổng thể, liên thông, nhất là về sức khỏe tinh thần, có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ; chưa có sự quan tâm, đầu tư xứng tầm cho công tác này. Việc bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong trường học còn khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nhiều giáo viên, nhà trường, phụ huynh và gia đình chưa coi trọng việc liên hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề liên quan tới học sinh. Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm đủ tới lúc con ở trường và nhiều giáo viên chưa quan tâm đủ tới lúc học sinh ở nhà, chưa thực sự lắng nghe các em.

Kiến thức chung về dinh dưỡng, sức khỏe học đường và phòng, chống dịch, bệnh tật thông thường còn hạn chế. Giáo dục về thể chất và hoạt động thể thao trường học vẫn còn bất cập, chưa thật sự hợp lý; ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe học đường chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác truyền thông giáo dục về sức khỏe học đường còn hạn chế, cần quan tâm thêm.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp và gián tiếp đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, trẻ em. Trên thế giới, dữ liệu gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục.

Tại Việt Nam, những đợt giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và việc hạn chế di chuyển khi chưa có đủ vaccine, thuốc, chưa hiểu hết về biến chủng Delta, năng lực y tế còn hạn chế… đã khiến nhiều trẻ em, học sinh phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, thầy cô, rời xa những không gian, những trò vui đùa của tuổi thơ. Các cháu ít được vận động ngoài trời, thiếu tương tác xã hội, không được giao lưu với bạn đồng lứa. Đặc biệt, nhiều cháu phải trải qua những mất mát quá lớn, hàng nghìn cháu nhỏ rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, người thân. Dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ ba, và đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tinh thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Chương trình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Suy nghĩ, chung tay, quyết tâm hơn nữa, hành động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa

Trên cơ sở nhận thức và xác định rõ những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân nêu trên, ngày 2/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan, địa phương, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức, triển khai lồng ghép với các đề án, chương trình, kế hoạch liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động chăm sóc toàn diện, đồng bộ về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tấm lòng của mỗi người thẩm quyền.

Theo đó, cần quán triệt tinh thần chung là: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục và ngành y tế đóng vai trò nòng cốt; các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp về chuyên môn. Cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng phục vụ đặc biệt và coi trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang với sức khỏe thể chất. Gia đình và nhà trường phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chúng ta còn phải suy nghĩ, phải chung tay, phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ, phải quyết tâm hơn nữa, hành động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa khi bên cạnh chúng ta vẫn còn những trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được chăm sóc, còn đối mặt những nguy cơ mất an toàn về tính mạng, sức khỏe, tinh thần.

Có những chương trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề ảnh hưởng tâm sinh lý, sức khỏe tâm tinh thần của trẻ em, nhất là những tác động từ đại dịch để chúng ta có những biện pháp, giải pháp, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục phù hợp cho các cháu - thế hệ tương lai của đất nước.

Thủ tướng nêu rõ những việc cụ thể chúng ta cần chung tay giải quyết sớm và quyết liệt. Cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở trường học, tăng cường xây dựng quy hoạch các điểm trường đảm bảo hợp lý, khoa học, chất lượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tiếp tục cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, bếp ăn trường học và cơ sở vật chất để các cháu có không gian rèn luyện sức khỏe, chú trọng dạy các kỹ năng sinh tồn cho trẻ, nhất là có giải pháp giảm tỷ lệ trẻ đuối nước. Cải thiện bữa ăn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt ở những khu vực ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19. Giảm tải chương trình học, trước hết là ở bậc tiểu học để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Phòng chống dịch COVID-19 khoa học, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT, có phương án cụ thể trước khi mở cửa trường học.

Để thực hiện được những việc đó, Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện tốt vai trò đầu mối, chủ trì; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan; rà soát để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện và công tác phối hợp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân, đặc biệt là thay đổi mạnh mẽ về nhận thức thức, tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường.

Chú trọng, phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể trong nhà trường. Lưu ý việc đề xuất cơ chế, chính sách, bố trí nguồn nhân lực về giáo dục thể chất và chăm sóc tâm lý cho học sinh trong nhà trường.

Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề trước mắt thời sự hiện nay là mở cửa lại trường học trực tiếp sau 2 năm gián đoạn. Bộ GD&ĐT phải có giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, hiệu quả, khoa học, hợp lý để phụ huynh học sinh yên tâm khi các cháu trở lại trường học. Cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là người đứng đầu, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát trong công tác này.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở các vùng miền khác nhau để có phương án dinh dưỡng phù hợp, ví dụ đối với trẻ thành phố tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể béo phì tăng cao thì chế độ dinh dưỡng cần khác với vùng nông thôn; phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục phát động chiến dịch tiêm chủng cho các cháu từ 5 đến 12 tuổi an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.

Bộ Xây dựng đảm bảo quy hoạch, tỉ lệ xây dựng trường học, nhà trẻ, nhất là tại khu đô thị và khu công nghiệp, chú ý các công trình cần thiết trong trường học, nhà trẻ, đảm bảo các cháu có cơ sở vật chất tốt để học tập và phát triển thể chất. Tính toán xây dựng phương án phòng, chống dịch khi cần thiết.

Bộ VHTT&DL là đầu mối phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đưa ra tiêu chí, xây dựng cơ sở vật chất rèn luyện thể dục thể thao cho các cháu, đặc biệt liên quan đến kỹ năng sinh tồn của trẻ và phát triển phong trào thể thao đại chúng để nhiều trẻ em tham gia rèn luyện sức khỏe.

Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chú trọng phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học. Có hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn về dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn học đường bảo đảm phù hợp về dinh dưỡng, phù hợp đặc điểm vùng miền, địa phương. Ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện mục tiêu của Chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho sức khỏe học đường trên tinh thần đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai.

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tích cực phối hợp tuyên truyền, phổ biến và huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai Chương trình. Từng nhà trường, gia đình, từng học sinh, người dân cần chủ động, tích cực hưởng ứng Chương trình vì chính sức khỏe của con em mình, thông qua những hành vi, lối sống lành mạnh và các hoạt động tự bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của bản thân.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đồng hành cùng Chương trình Sức khoẻ học đường, cũng như các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nói chung.

Thủ tướng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực, hiệu quả của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các quốc gia đối với công tác chăm sóc sức khỏe học đường nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung cho nhân dân Việt Nam.

"Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định 'tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước'; 'gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam'. Trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng chúng ta chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước, mà còn hơn thế nữa. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, 'Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì'. Ấm no, hạnh phúc của mỗi trẻ em, của mỗi người dân là mục đích tự thân, mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của chúng ta", Thủ tướng nói

Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, quyết tâm, ủng hộ của nhân dân cả nước, sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, bạn bè quốc tế, sự tham gia hưởng ứng, trách nhiệm của nhà trường, thầy cô, Chương trình Sức khỏe học đường sẽ được triển khai thành công, phát huy mạnh mẽ hiệu quả, tạo ra những bước đột phá trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và Bộ VHTTDL về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022-2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Theo Bộ GD&ĐT, Chương trình thể hiện sự quyết tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đây là chương trình thiết thực, tổng thể và dài hạn về sức khỏe học đường, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lựa chọn các nội dung ưu tiên đối với sức khỏe trẻ em, học sinh trên cả nước, tránh sự trùng lặp, triển khai chồng chéo.

Theo Chương trình, hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học. Điều này sẽ tiết kiệm được khoản kinh phí lớn dành cho công tác điều trị, giảm bớt gánh nặng của bệnh tật cho gia đình và toàn xã hội, cải thiện tầm vóc, chất lượng giống nòi. Nguồn kinh phí tiết kiệm được sẽ tăng cường cho đầu tư phát triển. Học sinh có sức khỏe tốt sẽ học tập và thành đạt hơn trên con đường học vấn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chương trình tạo cơ chế chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút sự tham gia đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh.

Lễ công bố cũng chính thức kích hoạt chuỗi hoạt động truyền thông sức khỏe học đường do Bộ GD&ĐT thực hiện, với sự phối hợp các bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo các địa phương; các tổ chức liên quan, các đơn vị báo chí truyền thông từ Trung ương tới 63 điểm cầu kết nối các tỉnh, thành phố và trên 41.950 trường học trên cả nước.

Hà Văn/Báo Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

LNV - Ngày 22/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1226/QĐ-TTg, chính thức công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là kết quả của quá trình hơn một thập kỷ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân Thủ đô.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

LNV - Vào ngày 21/6, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam (Vietnam Record Association) long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025 - 2030).
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

LNV - Sáng 20/6/2025 tại Hà Nội, trong không khí trang trọng và ấm áp, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt thân mật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng của báo chí cách mạng, tôn vinh nghề báo - một nghề cao quý, vinh quang nhưng cũng đầy thử thách.

Tin khác

Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Sáng nay 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động

Bình Định vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, bước đệm cho tỉnh Gia Lai mới hoạt động

LNV - Từ ngày 20/6/2025, tỉnh Bình Định chính thức vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 58 xã, phường. Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình chuẩn bị cho việc sáp nhập hành chính giữa hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, hình thành một tỉnh mới có tên gọi Gia Lai.
Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng

Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng

LNV - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng" của PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương).
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương

LNV - Ngày 18-6, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Khai mạc Triển lãm Chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành Gốm sứ - Sơn son thếp vàng năm 2025

Khai mạc Triển lãm Chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành Gốm sứ - Sơn son thếp vàng năm 2025

LNV - Sáng 17/6, Sở Công Thương Hà Nội khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ-sơn son thếp vàng năm 2025 tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô”.
Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

LNV - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng vừa tổ chức cuộc họp triển khai Chương trình tour đêm tại Đình Hàng Kênh trên nền tảng ứng dụng công nghệ số 4.0, kết hợp trình diễn 3D Mapping.
Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Nam (21/6/1925-21/6/2025) Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan Báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố và biểu dương 44 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí của thành phố.
Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

LNV - Điện Biên – vùng đất đa dạng về văn hóa và giàu bản sắc dân tộc – đang lưu giữ nhiều nghề truyền thống độc đáo gắn liền với đời sống, tín ngưỡng và tâm hồn của đồng bào. Dù một số ngành nghề đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, hành trình bảo tồn và phát triển các giá trị ấy vẫn còn nhiều gian nan. Giữa làn sóng hiện đại hóa, bài toán đặt ra không chỉ là bảo tồn nghề mà còn là làm sao để người dân sống được bằng nghề tổ truyền.
Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên

LNV - Ngày 12/6, tại Tỉnh ủy Phú Yên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An và Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên - Đắk Lắk.
Lời toà soạn

Lời toà soạn

LNV - Cách đây 100 năm, Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập ra số đầu tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 1925. Đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ những người làm báo cả nước luôn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ những trang sử vẻ vang đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Từ những trang sử vẻ vang đến bước chuyển mình cùng công nghệ số

LNV - Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành với con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã chọn, đồng hành với lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về ‘bộ tứ trụ cột’

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về ‘bộ tứ trụ cột’

LNV - Tổng Bí thư Tô Lâm nói Nghị quyết 57 thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế, Nghị quyết 68 phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 66 đổi mới toàn diện thể chế là “bộ tứ trụ cột” giúp đất nước cất cánh.
Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

LNV - Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy kiến góp ý định hướng Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 12-6, Hội đồng Thẩm định Trung ương họp xét, thống nhất bỏ phiếu công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố năm 2024. Đây là kết quả xứng đáng từ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong suốt gần 15 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

LNV - Ngày 22/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1226/QĐ-TTg, chính thức công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là kết quả của quá trình hơn một thập kỷ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân Thủ đô.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong h
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tr
Giao diện di động