Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 37°C Thừa Thiên Huế

Con trâu trong văn hóa các cộng đồng bản địa Tây Nguyên

LNV - Đối với các cộng đồng bản địa Tây Nguyên, con trâu là tài sản ngang giá trong trao đổi, mua bán, đánh giá các giá trị tài sản quý và là sứ giả mang những khát vọng của cả cộng đồng gửi đến Yang và các thần linh. Từ đời sống, con trâu trở thành biểu tượng sự giàu có và sức mạnh xua đuổi các thế lực đen tối, xấu xa.

Biểu tượng đầu trâu trong kiến trúc, tạo hình, âm nhạc

Trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của các cộng đồng bản địa Tây Nguyên (Bana, Giẻ Triêng, Cơ Tu, Gia-rai, Brâu…) con trâu có vai trò khá mờ nhạt. Trong khi nhiều cộng đồng dân tộc vùng núi phía Bắc, Tây Nghệ An – Thanh Hóa và nhất là người Kinh, con trâu được coi trọng “đầu cơ nghiệp” thì đối với các cộng đồng bản địa Tây Nguyên, con trâu được coi trọng ở ý nghĩa tâm linh.


Nghi thức thực hiện trước khi hiến sinh trâu của người Brâu trong lẽ hội mừng vào làng mới.

Về kiến trúc, tạo hình, biểu tượng con trâu, đầu trâu xuất hiện khá phổ biến. Mái nhà cộng đồng của nhiều dân tộc mang hình ảnh đầu con trâu. Nhà cộng đồng người Cơ Tu (được gọi là Gươl) mang hình ảnh của một con trâu khổng lồ. Nhìn từ xa, toàn bộ cấu trúc ngôi nhà Gươl này mô phỏng hình dáng con trâu, có bốn chân cao có đế vững chức, thân mình tròn, lưng có những đốt gai sống nhấp nhô. Sườn nhà chính là bộ gồm sống lưng là đòn nóc, hệ thống vì kèo là các xương sườn. Hai cái sừng hướng vào nhau nằm trên đỉnh của ngôi nhà. Trên mái nhà rông của người Giẻ Triêng cũng có biểu tượng của 2 chiếc sừng trâu vong vút.

Đặc biệt, ở các nhà mồ của các cộng đồng bản địa ở Tây Nguyên, hình ảnh con trâu, phổ biến là đầu trâu cũng xuất hiện với vị trí quan trọng. Tiêu biểu nhất là nhà mồ của người Cơ Tu. Mọi sinh hoạt đời sống, sản xuất, cuộc sống thường nhật của con người được tái hiện ước lệ ở đây nên sự xuất hiện hình ảnh đầu là điều dễ hiểu.. .


Biểu tượng sừng trâu trên nóc nhà rông của người Giẻ Triêng.

Trong âm nhạc truyền thống của các cộng đồng bản địa Tây Nguyên, chiếc tù và khá phổ biến. Được làm từ chiếc sừng trâu, tù và được người M’nông gọi là nung Ê Đê gọi là kipah và người Bana gọi T’diep. Xưa kia, nó vốn là vật dụng để các tù trưởng làm hiệu lệnh chiến đấu hay báo hiệu, thôi thúc tinh thần chiến đấu của các binh sĩ. Đặc biệt, trống da trâu ( H’gơr), nhạc cụ thiêng của người Ê Đê, mặt trống được bịt bằng da trâu sử dụng nguyên con, nguyên lông.

Con trâu – sứ giả và vật hiến sinh cao cả

Đối với các cộng đồng bản địa Tây Nguyên, đâm trâu là một nghi thức linh thiêng được tổ chức trong những lễ hội truyền thống quan trọng của cả cộng đồng trong dịp mừng nhà mới, mừng chiến thắng, mừng vụ mùa thành công hay xua đuổi bệnh tật, mừng sức khỏe…. Nghi thức này người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Bana gọi nghi thức này là x'trǎng, người Gia-rai gọi là mnăm thu, ngườ Cờ Ho ở Lâm Đồng gọi là sa rơpu.

Con trâu trở thành vật hiến tế Yang, thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng để tạ ơn vì đã độ trì cho những chiến thắng, mùa màng bội thu, gia đình, cộng đồng khỏe mạnh, bình an… và cũng để cầu xin cho những điều tốt đẹp này luôn đến với mỗi con người, cộng đồng.


Tù và của người Cơ Tu.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử cũng đã truy tìm nguồn gốc biểu tượng, vai trò của con vật này trong đời sống của chủ thể văn hóa vùng Tây Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra nghi thức hiến tế trâu gắn liền với tín ngưỡng nguyên thủy - tín ngưỡng đa thần của cư dân bản địa khu vực Đông Nam Á. Trong thần thoại của một số dân tộc bản địa người Tây Nguyên, con trâu còn là “Vật tổ” (một số tộc người có tục cưa răng cho giống tổ). Do đó, người ta nuôi trâu chỉ để làm lễ hiến sinh trong các lễ cúng quan trọng và là vật ngang giá để trao đổi, thách cưới, phạt vạ.

Các nghi thức hiến trâu ở các lễ hội truyền thống, tùy theo phong tục, tập quán cũng như điều kiện kinh tế và mỗi dân tộc mà lễ hội này được tổ chức vào những thời điểm, khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, các nghi thức này đều được tổ chức tại sân chung của cộng đồng, trước nhà cộng đồng và dưới chân cây nêu và con trâu được cột vào một cây cột gỗ hoặc tre. Các hành động hiến sinh trâu thường diễn ra hết sức mạnh mẽ, đó chính là sự cổ vũ tinh thần thượng võ, tôn vinh tinh thần chiến thắng được trao truyền từ xa xưa.

Cột buộc trâu được trang trí các liếp lát tre nứa có hoa văn, họa tiết màu sắc sặc sỡ và một con chim phượng hoàng gỗ. Người Gia-rai gọi cột này là ging ga, người gọi Ê Đê gọi là blang kbâo và người Bana là gưng sakapô.

Con trâu chọn để hiến tế phải được chọn lựa kỹ, khỏe mạnh, trước khi thực hiện nghi thức hiến tế phải được tắm rửa sạch sẽ. Đặc biệt, ở một số dân tộc, thường tổ chức tiễn biệt con trâu bằng nghi thức “khóc trâu”.

Con trâu được vỗ về, an ủi, được chia sẻ sự hy sinh cao cả này và cả sự thành kính, tiếc thương và biết ơn sâu sắc. Người Brâu còn dành hẳn một đêm để khóc trâu và trước khi thực hiện nghi thức hiến tế còn có nghi thức riêng để tôn vinh sự hiến sinh cao cả với sứ mệnh sứ giả kết nối thần linh của nó.

Sau nghi thức hiến sinh, đầu trâu được trưng trong nhà chung của cộng đồng hay treo lên cột nêu trước khi trưng tại đây.

Từ nghi thức hiến sinh trâu trong các lễ hội truyền thống, mối liên kết cộng đồng của các dân tộc bản địa Tây Nguyên được củng cố bền chặt. Con người được giải tỏa thoát khỏi những vất vả, lo toan để cùng hướng về những điều tốt đẹp. Những phong tục tập được trao truyền gìn giữ từ những nghi lễ linh thiêng này. Biểu tượng văn hóa về con trâu trong kiến trúc, tạo hình cũng như da và sừng được chế tác thành nhạc cụ vì thế luôn được giữ gìn, tôn vinh.

Theo Làng Việt online

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.

Tin khác

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

LNV - Thực hiện kế hoạch số 01/KH-HLGHN ngày/02/01/2024 của Hội Luật gia TP Hà Nội. Sáng 08/3/ 2024, Cụm thi đua số 02 HLG TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng và ký kết giao ước thi đua công tác Hội Luật gia năm 2024 tại UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

LNV - Về các xã của huyện Hòa Vang của TP. Đà Nẵng hôm nay, qua các xã Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên…thấy cảnh quan của một vùng quê tươi đẹp. Hai bên đường thôn, ngõ xóm, những căn nhà tôn rỉ sét, lụp xụp ngày nào nay được thay vào những ngôi nhà tầng khang trang, sạch đẹp…Hoà Vang đã và đang hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động