Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống ở Hà Nội: Hòa cùng nhịp đập phố phường

TBV - Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều loại hình nghệ thuật mới hấp dẫn, dễ tiếp cận đã ra đời. Nghệ thuật truyền thống, vốn là thế mạnh, nét đặc sắc, tinh hoa của Hà Nội, nếu không chuyển động sẽ có nguy cơ mai một, thưa vắng dần trong đời sống. Vì vậy, chỉ có cách hòa cùng nhịp đập phố phường, tăng cơ hội tiếp cận với công chúng - mới là cách bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất những bộ môn chèo, xẩm, ca trù, múa cổ…
Tạo nhiều không gian biểu diễn

Trong lễ hội đường phố “Tinh hoa Hà Nội - Hội tụ và tỏa sáng” nhân kỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô diễn ra tại không gian đi bộ Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vừa qua, phần trình diễn múa “Con đĩ đánh bồng” của các nam nghệ nhân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) đã thực sự gây “sốt” với những tràng pháo tay, lời trầm trồ và mong muốn được xem biểu diễn thêm của người dân, du khách. Nhiều ngày sau đó, những bức ảnh, clip về phần trình diễn của các chàng trai mặt hoa, da phấn, xúng xính áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ với những bước nhảy theo nhịp trống uyển chuyển, mềm mại và không kém phần lẳng lơ ấy tiếp tục lan truyền trên mạng, nhận được nhiều bình luận bày tỏ thích thú của giới trẻ.

Quả thật, nếu không bước ra không gian biểu diễn công cộng, hòa cùng đời sống, ít ai biết, “Con đĩ đánh bồng” là điệu múa cổ của Hà Nội, được giữ gìn ở làng Triều Khúc từ đời này qua đời khác, là một phần không thể thiếu trong lễ hội làng đầu năm. Tại đất tổ của điệu múa, nghệ nhân Triệu Đình Hồng - người cuối cùng của làng Triều Khúc còn truyền dạy được điệu múa, nay đã hơn 70 tuổi - cho biết, điệu múa này hấp dẫn công chúng, bởi nó phô được nét duyên dáng của cơ thể, có đoàn nhạc sống hộ tống và tạo được không khí lễ hội tưng bừng, vui vẻ.

Giống như điệu múa trên, nhiều môn nghệ thuật truyền thống của đất Thăng Long - Hà Nội như chèo, xẩm, ca trù, chầu văn, múa rối… rất gần gũi, hấp dẫn khán giả, nhưng lại đang thiếu hụt những nghệ nhân giữ nghề và bị cạnh tranh bởi các loại hình giải trí hiện đại. Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam cho rằng, nghệ thuật truyền thống là loại hình biểu diễn dân gian, vì vậy chúng được cảm thụ tốt nhất khi ở những không gian dân dã, trên đường phố hoặc sân khấu nhỏ...


Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” được trình diễn tại lễ hội đường phố “Tinh hoa Hà Nội - Hội tụ và tỏa sáng”, tháng 7-2018. Ảnh: Viết Thành


Trên địa bàn Hà Nội, ngoài những sân khấu của các đơn vị nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp, gần đây có nhiều điểm diễn nhỏ, hấp dẫn, thu hút được khán giả. Trong không gian phố cổ, sân khấu biểu diễn ca trù tại ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, đền Quan Đế (28 Hàng Buồm) của Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long và tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc) của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách thập phương những năm qua. Sân khấu nhỏ của Giáo phường ca trù Phó Thị Kim Đức - đào nương cuối cùng của Giáo phường ca trù Khâm Thiên, tại phố Tô Ngọc Vân (quận Tây Hồ) đã có lượng khách quen sau gần một năm ra mắt.

Còn sân khấu biểu diễn của nhóm xẩm Hà thành ở đền Vua Lê trong không gian đi bộ Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận thường xuyên thu hút đông đảo khán giả vào các tối cuối tuần. Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, thành viên nhóm chia sẻ: Khán giả của chúng tôi không chỉ là những người lớn tuổi, mà rất đông thanh, thiếu niên. Vắng diễn một buổi là khán giả lại hỏi...

Trong khi đó, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam cũng đang tổ chức những sân khấu biểu diễn chèo, cải lương, chầu văn tại các làng nghề truyền thống như: Làng lụa Vạn Phúc, làng gốm sứ Bát Tràng vào dịp cuối tuần để phục vụ nhân dân và du khách. Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cũng đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, đưa nghệ thuật truyền thống đến không gian công cộng biểu diễn.

Trao truyền cho người trẻ

Điều trăn trở lớn nhất của những người gìn giữ nghệ thuật truyền thống ở Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung là thiếu lớp kế cận, từ khán giả cho đến người học nghề. Nghệ nhân Triệu Đình Hồng cho biết, điệu múa “Con đĩ đánh bồng” chỉ truyền cho người trẻ, là những chàng trai khôi ngô, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang trong làng. Đặc trưng của điệu múa này là nam đóng giả nữ, phải trang điểm, múa dẻo…, nên không phải thanh niên nào cũng muốn. Lứa này lớn tuổi một chút, lại phải tuyển lứa mới. “Tôi rất muốn điệu múa này lan rộng hơn trong cộng đồng, nhưng theo quy định, điệu múa chỉ được truyền dạy cho người làng, nên rất khó” - nghệ nhân Triệu Đình Hồng chia sẻ.

Tương tự, các bộ môn nghệ thuật truyền thống ít khắt khe trong đối tượng truyền dạy như chèo, ca trù, chầu văn, xẩm, múa lân sư rồng… vẫn ít được phổ biến. Theo dõi nghệ thuật truyền thống nhiều năm, người viết gặp không ít ý kiến của các bạn trẻ giãi bày rằng, không phải họ quay lưng với nghệ thuật truyền thống, mà thực tế là nghệ thuật truyền thống ít xuất hiện trước họ.

Là một trong những người sáng lập dự án “Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương” đưa các bạn trẻ trải nghiệm nghệ thuật chèo, đồng thời tham gia và hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Ngô Quang Minh cho rằng, bên cạnh sức hấp dẫn của nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thống là cầu nối để mỗi người tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc - vốn là những thứ cần thiết đối với người trẻ. Minh chứng là các chương trình trải nghiệm nghệ thuật truyền thống được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, không chỉ nhận được sự hưởng ứng của sinh viên trong trường, mà còn của sinh viên nhiều trường học khác ở Hà Nội.

Ba năm nay, Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa - lịch sử tổ chức hoạt động “Về nguồn”, đưa các bạn trẻ tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa truyền thống. “Về nguồn 2018” gồm chuỗi 5 chương trình trải nghiệm cùng các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Hà Nội là múa “Con đĩ đánh bồng”, ca trù, xẩm, chèo, chầu văn được kỳ vọng để người tham gia hòa nhập, gánh vác một phần trách nhiệm bảo tồn, phát triển di sản; đồng thời, nuôi dưỡng thái độ ứng xử văn minh đối với di sản trong giới trẻ. Hiện tại, những số đầu tiên của hoạt động đã nhận được sự đăng ký tham gia của đông đảo bạn trẻ, hứa hẹn một mùa thành công.

Tạo nhiều cơ hội tiếp cận với công chúng, trao truyền cho thế hệ trẻ, đó là cách tự nhiên để nghệ thuật truyền thống được bảo tồn và phát triển trong đời sống hôm nay.

Yên Nga

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.

Tin khác

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

LNV - Thực hiện kế hoạch số 01/KH-HLGHN ngày/02/01/2024 của Hội Luật gia TP Hà Nội. Sáng 08/3/ 2024, Cụm thi đua số 02 HLG TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng và ký kết giao ước thi đua công tác Hội Luật gia năm 2024 tại UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

LNV - Trà Ôn là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km, nằm cặp sông Hậu, có Quốc lộ 54 đi qua Trà Vinh, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng Thít, đồng thời huyện cũng nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Huyện có hệ thống sông rạch ngang dọc chằng chịt phủ khắp địa bàn, là nguồn cung cấp nước ngọt thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Trong xanh những mảnh "gương làng"

Trong xanh những mảnh "gương làng"

LNV - Bước ra ngoại thành, nơi những vùng quê yên ả, ao hồ luôn được ví như những mảnh “gương làng”. Gương phản chiếu cuộc sống của cộng đồng. Là nơi xưa kia các mẹ các chị lấy nước. Là nơi lấp lánh ánh vàng, ánh bạc những đêm trăng...
Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

LNV - Lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam, các nghệ nhân tại làng Bát Tràng đã phóng tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo
Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

LNV - Hướng tới Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024) và Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Chiều ngày 1/3/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Nhiếp ảnh gia Lê Bích tổ chức Lễ khai mạc và trao tặng bộ ảnh triển lãm “Mẹ yêu con” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động