Sóc Trăng: Hiệu quả mô hình “3 Cây – 1 Con” trên vùng đất trũng
Nông dân trên địa bàn xã đưa cơ giới vào sản xuất.
Với mục tiêu từng bước thay đổi tập quán canh tác lúa theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững, cải thiện môi trường sinh thái, đề án hỗ trợ mô hình phân bón hữu cơ với liều lượng 600 kg/ha, 2 lần phun chế phẩm nấm xanh trừ sâu rầy. Giống lúa gieo trồng là giống ST24, một trong những giống lúa đặc sản của tỉnh. Đến mùa nước, nông dân trữ cá lại trong ao, chờ khi thu hoạch lúa Đông Xuân sẽ cho cá vào ruộng nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong ruộng lúa. Mặt ao cũng được người dân tận dụng để trồng thêm sen, bông súng. Trên bờ bao, trồng các loại cây ăn trái thích hợp với điều kiện đất phèn của vùng và được thị trường ưa chuộng như: Dừa, chanh không hạt, cam không hạt, mãng cầu,…
Qua báo cáo kết quả thực hiện cho thấy, mô hình đem lại nhiều hiệu quả. Trên cây lúa, giảm lượng giống gieo sạ từ 50 kg/ha, giảm được phân hóa học trung bình 310 kg/ha, giảm 3 lần thuốc trừ sâu từ đó giảm được chi phí sản xuất trung bình 2–3 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng 3,5-4,5 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Tăng nguồn thu nhập từ cá đồng (30 triệu/ha), bông súng (4.000–5.000 đồng/kg, thu hoạch quanh năm), sen (60 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, chưa có nguồn thu từ cây ăn trái do cây mới được trồng. Đặc biệt, mô hình còn liên kết cùng Tập đoàn Lộc Trời thu mua lúa với giá 6.400 đồng/kg lúa, cao hơn 200 đồng/kg so với giá bán ngoài thị trường. Thu nhập người dân tăng đáng kể với trước đây chỉ trồng chuyên cây lúa hoặc chuyên cây tràm.
Khi thực hiện mô hình này, các sản phẩm (lúa, cây ăn trái, bông súng, sen, cá) được đa dạng hóa, giúp tăng thu nhập gia đình, giảm rủi ro khi gặp thiên tai, tác động giá cả thị trường so với trước đây chỉ canh tác lúa. Mô hình mang tính chất bền vững do sử dụng phân hữu cơ làm giảm lượng phân hóa học, sử dụng nấm xanh giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường cao cấp.
Sau khi nhận thấy hiệu quả từ mô hình mang lại, nhiều nông dân trong vùng vô cùng phấn khởi và mong muốn được hỗ trợ để thực hiện mô hình. Với các hộ đã tham gia mô hình cũng tiếp duy trì thực hiện mô hình ở vụ sau. Ông Nguyễn Văn Dân, một chủ ruộng ở địa phương khẳng định, sẽ tiếp tục duy trì mô hình vì thấy được nhiều lợi ích từ sức khỏe đến môi trường khi tham gia. Ông Dân chia sẻ, ông tâm đắc nhất với chế phẩm nấm xanh trừ sâu rầy vì nhờ phun nấm xanh mà ông giảm được số lần phun thuốc sâu, đồng thời còn hạn chế được muỗi hành gây hại lúa.
Mặt khác, một số nông dân chưa thực hiện mô hình còn băn khoăn khi thực hiện mô hình sản xuất theo hướng an toàn nhưng sản phẩm làm ra vẫn không bán được giá cao hơn so với sản phẩm sản xuất theo truyền thống. Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phước - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, do mô hình chỉ bước đầu thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, đây là nền tảng đi lên sản xuất hữu cơ. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất để đi đến chứng nhận, cần thành lập hợp tác xã để tổ chức sản xuất và xây dựng nhãn hiệu tiến tới phát triển thương hiệu cho các sản phẩm hữu cơ trong vùng. Hợp tác xã đại diện cho người dân đứng ra ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, lúc này giá sản phẩm sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào thị trường, đảm bảo lợi nhuận từ 15-30% so với sản xuất truyền thống.
Hiện mô hình này vẫn đang được nông dân quan tâm và tích cực nhân rộng, hình thành vùng sản xuất lúa- cá- cây ăn trái đặc trưng của huyện. Mô hình tiến tới xây dựng vùng sản xuất hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, ẩm thực đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân địa phương tỉnh Sóc Trăng.
Bài, ảnh: Di Khanh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai
09:29 | 18/11/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 | 13/11/2024 Nông thôn mới
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 | 08/11/2024 Nông thôn mới
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
14:17 | 06/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc
13:46 | 05/11/2024 Nông thôn mới
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh
08:49 | 04/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 | 30/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
09:46 | 30/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
00:00 | 26/10/2024 Nông thôn mới
Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024
09:27 | 25/10/2024 Nông thôn mới
Bình Định thành lập thành phố An Nhơn
09:25 | 25/10/2024 Nông thôn mới
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới
19:58 | 21/10/2024 Nông thôn mới
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao
23:48 | 17/10/2024 Nông thôn mới
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 | 08/10/2024 Nông thôn mới
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội