Thứ sáu, 03-02-2023 | 13:48GMT+7
Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2023): Phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế
LNV - Chiều 2/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023.
Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); xem xét đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; đề xuất xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu Quốc gia; về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2021.
Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị cần có tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng về kết quả thi hành Luật Việc làm năm 2013 và các quy định liên quan. Đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với những nội dung chính sách mới, nhất là các chính sách tác động trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp. Chính phủ thống nhất đánh giá việc sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ là cần thiết. Đối với việc xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, các thành viên Chính phủ đề nghị rà soát, xem xét kỹ, cụ thể từng trường hợp, không bỏ “sót lọt” các trường hợp xứng đáng. Các thành viên Chính phủ cho rằng, việc xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu Quốc gia là cần thiết để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cho ý kiến đối với từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính Đề nghị các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình theo quy định, đảm bảo tiến độ chất lượng.
Theo thủ tướng, chương trình xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế năm 2023 của Chính phủ là rất lớn. Do đó, các bộ ngành phát huy thành quả của năm 2022, các Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; bổ sung lực lượng, đầu tư nguồn lực để tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế. “Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là công việc khó, đòi hỏi công sức, trí tuệ, do đó cần có đầu tư, chế độ, chính sách tương xứng với lao động của người làm công tác xây dựng pháp luật…” Thủ tướng nhắc nhở
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế,các bộ cơ quan cần tiếp tục coi trọng việc lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và đối tượng có tác động; tổ chức tuyên truyền chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành tạo đồng thuận và thực hiện hiệu quả. Liên quan một số vấn đề thực tiễn đặt ra mà luật pháp chưa quy định, hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp, gây ách tắc, làm giảm nguồn lực cho phát triển.
Về việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các bộ ban ngành liên quan nghiên cứu, đề sửa Nghị định số 90/2014/ NĐ-CP của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật để xét tặng thành tích của các tác giả đảm bảo sự tôn vinh, tính công bằng, khách quan, thực chất và đúng quy định.
Về đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), các thành viên Chính phủ đề nghị cần có tổng kết, đánh giá một cách kỹ lưỡng về kết quả thi hành Luật Việc làm năm 2013 và các quy định liên quan. Đối với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với những nội dung chính sách mới, nhất là các chính sách tác động trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp. Chính phủ thống nhất đánh giá việc sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ là cần thiết. Đối với việc xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, các thành viên Chính phủ đề nghị rà soát, xem xét kỹ, cụ thể từng trường hợp, không bỏ “sót lọt” các trường hợp xứng đáng. Các thành viên Chính phủ cho rằng, việc xây dựng Đề án Trung tâm Dữ liệu Quốc gia là cần thiết để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cho ý kiến đối với từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính Đề nghị các Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, dự án luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình theo quy định, đảm bảo tiến độ chất lượng.
Theo thủ tướng, chương trình xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế năm 2023 của Chính phủ là rất lớn. Do đó, các bộ ngành phát huy thành quả của năm 2022, các Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; bổ sung lực lượng, đầu tư nguồn lực để tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế. “Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế là công việc khó, đòi hỏi công sức, trí tuệ, do đó cần có đầu tư, chế độ, chính sách tương xứng với lao động của người làm công tác xây dựng pháp luật…” Thủ tướng nhắc nhở
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế,các bộ cơ quan cần tiếp tục coi trọng việc lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và đối tượng có tác động; tổ chức tuyên truyền chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành tạo đồng thuận và thực hiện hiệu quả. Liên quan một số vấn đề thực tiễn đặt ra mà luật pháp chưa quy định, hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp, gây ách tắc, làm giảm nguồn lực cho phát triển.
Về việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các bộ ban ngành liên quan nghiên cứu, đề sửa Nghị định số 90/2014/ NĐ-CP của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật để xét tặng thành tích của các tác giả đảm bảo sự tôn vinh, tính công bằng, khách quan, thực chất và đúng quy định.
Theo Nhân dân
Tag :