Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Trường tồn văn hóa làng nghề

LNV - Hội nghị Văn hóa toàn quốc họp ngày 24/11/2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì từ 75 năm nay, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (ngày 24/11/1946), lần này mới lại có Hội nghị toàn quốc về văn hóa với quy mô lớn như thế. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm nay được tổ chức nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước, đánh dấu một bước rất có ý nghĩa trên con đường chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tại Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ý nghĩa sâu sắc của văn hóa: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn” (Báo Nhân Dân điện tử ngày 24/11/2021). Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cộng đồng làng nghề chúng ta vinh dự và tự hào về những thành tựu và đóng góp của văn hóa làng nghề vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong những năm qua, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc thêm về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề trong thời kỳ mới, với ý nghĩa văn hóa làng nghề trường tồn cùng dân tộc, “văn hóa còn thì dân tộc còn”.


Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận Huân chương Lao động Hạng Ba (Ảnh: ST)


Về khái niệm “Văn hóa”, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng bí thư Nuyễn Phú Trọng đã khái quát ngắn gọn, xin ghi lại để làng nghề chúng ta nghiên cứu: “Chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn hóa là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng,... văn hoá Đông Sơn, văn hoá lúa nước,...). Nghĩa hẹp: Văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người,...). Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...) (Báo Nhân dân điện tử ngày 24/11/2021).

Thực tế cho thấy công cuộc bảo vệ và phát huy văn hóa làng nghề là một sự nghiệp lâu dài, mỗi thời kỳ lại được bổ sung những kiến giải mới. Nhân dịp Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm nay, từ thực tiễn các làng nghề, xin gợi ra một số ý kiến để các làng nghề tham khảo, thực hiện.

Một là, thực hiện khát vọng phát triển bằng văn hóa. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy sức mạnh và tinh thần của mọi người Việt Nam, mà quan trọng nhất là phát huy cao độ những giá trị văn hóa nhằm tạo nguồn lực nội sinh và động lực để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến các năm 2030, 2045 mà Đảng đã đề ra. Với chúng ta, đây là khát vọng bảo vệ và phát huy văn hóa làng nghề với quan điểm văn hóa làng nghề là nền tảng, trụ cột, là mục tiêu, động lực, sức mạnh tinh thần đưa làng nghề chúng ta phát triển lên những tầm cao mới. Khát vọng này phải được thấm sâu, quán xuyến trong toàn bộ hoạt động của mỗi cơ sở, mỗi làng nghề, mỗi tổ chức xã hội-nghề nghiệp liên quan đến làng nghề. Cơ sở làng nghề phải nuôi dưỡng khát vọng phát triển với quy mô lớn hơn, sản phẩm đạt chất lượng cao với sức cạnh tranh mạnh hơn, thu nhập tăng lên và đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phồn vinh của đất nước. Tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làng nghề phải coi bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của tổ chức mình.

Hai là, xây dựng con người làng nghề có văn hóa. Xây dựng con người có văn hóa là một trọng tâm của xây dựng và phát triển văn hóa. Đối với làng nghề, con người có văn hóa phải là những con người phong phú về tâm hồn trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Đó là những con người khát khao bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống hiện hữu trong mỗi cơ sở, mỗi làng nghề, với những hành động cụ thể để gìn giữ truyền thống và phát huy bằng những sáng tạo mới. Chúng ta xây dựng con người làng nghề có văn hóa là nhằm: (1) Giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý, tập quán, nhất là ý thức cộng đồng gắn kết “cá nhân - gia đình – làng xã – Tổ quốc” đã trở thành bản sắc dân tộc trên địa bàn làng nghề; (ii) xác lập và phát huy quyền làm chủ trực tiếp, ý thức tự quản của công dân, thu hút mọi người tham gia xây dựng làng nghề; (iii) xây dựng con người mới của làng nghề với hai phẩm chất chủ yếu: Con người có văn hóa của người làng nghề và có văn hóa của công nghệ hiện đại, từng bước hình thành “người làng nghề 4.0” và “làng nghề 4.0”.

Ba là, phát huy các di sản văn hóa của làng nghề. Trong làng nghề, Di sản văn hóa phi vật thể là công nghệ chế tác hàng thủ công, thể hiện trí tuệ của nghệ nhân, bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác; là các sinh hoạt văn hóa của làng nghề, như lễ thờ Tổ nghề, lễ thờ Thành hoàng làng, ca múa hát, v.v... Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã đạt mức độ tinh xảo, hoàn mỹ, có giá trị lịch sử,văn hoá, được sản sinh và lưu truyền trong các làng nghề truyền thống qua nhiều thế hệ, biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của vùng, miền và của cả dân tộc; Một số đã được công nhận là di sản, bảo vật quốc gia. Đó cũng là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng gắn với làng nghề trong cả nước, trở thành những điểm du lịch đặc sắc khác biệt của làng nghề nước ta. Chúng ta tự hào về những di sản đã tồn tại từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Đề cao, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cũng như di sản văn hóa vật thể trong làng nghề bằng những hoạt động thiết thực, có hiệu quả cũng chính là tạo nền tảng, điểm tựa khơi nguồn sáng tạo cho làng nghề trong thời kỳ mới ngày nay.

Bốn là, ứng xử có văn hóa với con người làng nghề. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức dịch vụ cũng như các tổ chức xã hội-nghề nghiệp liên quan đến làng nghề. Nhiệm vụ đặt ra là phát huy vai trò vừa là trung tâm vừa là chủ thể của người thợ thủ công trong làng nghề, cũng là đặt họ vào vị trí vừa là mục tiêu vừa là động lực trong sáng tạo và thụ hưởng thành tựu của làng nghề. Điều đã được khẳng định là sức sáng tạo của thợ thủ công là không giới hạn. Trong thời đại ngày nay, khi máy móc đã thay sức lao động thủ công, cơ bắp trong nhiều ngành nghề, thế nhưng nghề thủ công vẫn có chỗ đứng quan trọng, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng sản phẩm “làm bằng tay”, chính là vì sản phẩm thủ công, nhiều khi là “độc bản” thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của mỗi nghệ nhân. Như vậy, vai trò của nghệ nhân cần được đề cao và nghệ nhân cần được chăm sóc chu đáo hơn nữa: Phải tiếp tục bồi dưỡng họ về những kiến thức hiện đại như công nghệ 4.0 để họ vận dụng trong hoạt động của mình; Phải tạo điều kiện cho nghệ nhân trưng bày và bán sản phẩm, mang lại thu nhập cho họ; đưa họ ra tiếp xúc với khách du lịch, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa trình diễn các thao tác nghề thủ công; Và cũng rất cần chăm lo họ khi ốm đau, ...

Năm là, xây dựng văn hóa công vụ. Đó là xây dựng văn hóa ứng xử trong quản trị cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề và trong hoạt động của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp liên quan đến làng nghề, đặc biệt là đạo đức công vụ. Xin gợi ra một số ý kiến như sau. (i) Văn hóa trong cơ sở sản xuất kinh doanh (trong làng nghề, đó là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ kinh doanh): Mục tiêu của các cơ sở này là lợi nhuận; Mỗi cơ sở có phương pháp quản trị khác nhau, do đó văn hóa quản trị cũng khác nhau; Song điểm chung nhất, vẫn là tạo sự đoàn kết, thống nhất, thương yêu lẫn nhau; Là động viên mọi sáng kiến, thu hút mọi người tham gia vào công việc chung của tổ chức; Là bảo đảm thu nhập của mỗi người tương xứng với mức đóng góp của họ; Là thực hiện đầy đủ các biện pháp an sinh xã hội; Đồng thời là tuân thủ luật pháp, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và trách nhiệm với xã hội... (ii) Văn hóa trong quản trị tổ chức xã hội-nghề nghiệp (các hội, hiệp hội ...) liên quan đến làng nghề: đây là vấn đề liên quan đến nguyên tắc “ba tự” (tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính) của tổ chức, vì vậy, đồng thuận trong quản trị là chủ yếu. Văn hóa trong quản trị ở đây là: Phát huy mọi sáng kiến của các thành viên; lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến, dù là trái chiều; Thu hút được ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu... Điều quan trọng cần nhấn mạnh là người đứng đầu tổ chức phải thực sự nêu gương về ứng xử văn hóa.

Sáu là, tham gia phát triển công nghiệp văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu, nội dung chủ yếu của công nghiệp văn hóa là: Phát huy sáng tạo, tìm ra cách làm khác biệt; Ứng dụng công nghệ hiện đại; Từ đó tạo nên những sản phẩm văn hóa có giá trị; Góp phần thỏa mãn nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân; có giá trị về kinh tế đóng góp vào GDP của đất nước. Hiện nay, Công nghiệp văn hóa tuy còn mới đối với nước ta song đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới, được coi như “sức mạnh mềm” của đất nước, điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi đã tập trung sức phát huy văn hóa truyền thống, gắn truyền thống với hiện đại, mang lại nhiều hiệu quả cả về văn hóa và kinh tế. Ở nước ta, Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 12 nhóm ngành công nghiệp văn hóa. Đó là: (1) Quảng cáo; (2) Kiến trúc; (3) Phần mềm và trò chơi giải trí; (4) Thủ công mỹ nghệ; (5) Thiết kế; (6) Điện ảnh; (7) Xuất bản; (8) Thời trang; (9) Nghệ thuật biểu diễn; (10) Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (11) Truyền hình và phát thanh; (12) Du lịch văn hóa. Có thể thấy: Làng nghề chúng ta có khả năng đóng góp vào khá nhiều nhóm ngành công nghiệp văn hóa nói trên, song chủ yếu là hai nhóm ngành “Thủ công mỹ nghệ” và “Du lịch văn hóa”. Về thủ công mỹ nghệ, như đã nói ở trên, sức sáng tạo của nghề thủ công là vô hạn, luôn sáng tạo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là khi đại dịch Covid-19 tác động, thị hiếu tiêu dùng thay đổi; Đồng thời đáp ứng yêu cầu mới của khách hàng về bảo vệ môi trường, như nguồn gốc, xuất xứ, sản xuất xanh. Về du lịch văn hóa, làng nghề chúng ta không chỉ có những sản phẩm du lịch thể hiện giá trị văn hóa vùng, miền, mà còn những điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử, cách mạng của dân tộc. Trong các hoạt động nói trên, cần thể hiện nổi bật giá trị văn hóa, những điểm mới, khác biệt về nội dung và hình thức mang tính chất sáng tạo đặc thù của nghề thủ công từng vùng, miền và từng làng nghề; đặc biệt là mức độ đóng góp về kinh tế vào công nhiệp văn hóa.

(Bài viết nhân dịp Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021)

Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ



Tin liên quan

Tin mới hơn

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.

Tin khác

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự ki
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động