Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Thực trạng và vai trò xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống

LNV - Xây dựng thương hiệu là một quá trình tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác.

1. Lịch sử phát triển thương hiệu

- Thương hiệu cho sản phẩm là phạm trù kinh tế xuất hiện từ lâu với ý nghĩa là nét đặc trưng riêng có của sản phẩm được sản xuất ra do ai, từ đâu, … đảm bảo chất lượng nhất định không chấp nhận sự băt chước làm giả …

- Thương hiệu, cùng với tên thương mại (trade name), nhãn hiệu (brandname), chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ.

- Việc thực hiện xây dựng thương hiệu được cho là bắt đầu với người Ai Cập cổ đại, những người được biết là đã tham gia vào công việc xây dựng thương hiệu chăn nuôi sớm nhất, vào khoảng 2.700 năm trước công nguyên. Những người làm công việc chăn nuôi phải tiến hành xây dựng thương hiệu để phân biệt gia súc của họ với người khác bằng cách dùng sắt nung nóng in một biểu tượng đặc biệt vào da gia súc của mình.

- Trải qua nhiều ngàn năm – qua các phương thức sản xuất khác nhau khái niệm Thương hiệu ngày càng được hoàn thiện và nhận thức về giá trị của Thương hiệu ngày càng coi trọng như là yếu tố không thể thiếu .(condition sine qua non). Nhân loại đã trải qua quá trình phát triển kinh tế từ nền kinh tế tự cung tự cấp… đến thị trường các loại – sự phát triển này có thể khác nhau với nhiều màu sắc, cấp độ, tính chất… nhưng vấn đề xây dựngThương hiệu như là chìa khóa của quá trình sản xuất, ngày càng có vai trò quyết định.

2. Khái niêm định nghĩa

- Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.

- Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) : “Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.”

- Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.- Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể nhận diện bằng mắt. ( InvestOne Law Firm)

- Thông thường người ta phân chia thương hiệu thành 2 loại như sau: Một là: Thương hiệu doanh nghiệp và hai là: Thương hiệu sản phẩm / dịch vụ: Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

3. Xây dựng thương hiệu (Branding) và giá trị thương hiệu

- Xây dựng thương hiệu là một quá trình tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác.

- Giá trị của thương hiệu - là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều giá trị phi vật thể trong làm ăn chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong bảng hạch toán: kỹ năng của một người công nhân lành nghề, từng loại, từng kiểu, từng cách làm khác nhau, v.v. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, và những người mang những tri thức và kỹ năng như thế cần được công ty trân trọng và giữ lại, vì sự khác biệt mà họ mang lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự thất bại nặng nề.

- Đo đó có thể khái quát: Tổng hòa các giá trị của sản phâm sẽ tạo nên Thương hiệu (giá trị trao đổi – giá trị thương phẩm, giá trị sử dụng, giá trị vật thể xuất sứ nguyên - nhiên liệu, công nghệ, kỹ thuật chế tác… và các giá trị phi vật thể khác - văn hóa, phong thủy, tâm linh …).

- Tất cả những giá trị đó tạo ra GÍA TRỊ CỐT LÕI CỦA THƯƠNG HIỆU - Giá trị cốt lõi của thương hiệu cần phải được xác định đầu tiên, từ giá trị cốt lõi mọi hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm,… Để hiểu rõ hơn giá trị cốt lõi của một công ty có thể là gì, hãy xem ví dụ về giá trị cốt lõi của TH True MILK. Thương hiệu sữa Việt Nam – TH True MILK có 5 giá trị cốt lõi:

- Vì sức khỏe cộng đồng; Hoàn toàn từ thiên nhiên; Tươi, ngon, bổ dưỡng; Thân thiện với môi trường; Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích. Trên nền tảng đó, mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của TH True MILK đều tuân thủ và mang đến cho khách hàng 5 giá trị mà hãng đặt ra.

- Tài sản thương hiệu (Brand Equity) là tập hợp các tài sản hoặc nợ phải trả dưới dạng khả năng hiển thị thương hiệu, liên kết thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng làm tăng hoặc trừ giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại hoặc tiềm năng do thương hiệu thúc đẩy. Tóm lại, giá trị thặng dư của một thương hiệu chính là tài sản thương hiệu. Nó là một cấu trúc quan trọng trong marketing mà còn là chiến lược kinh doanh.

Tầm quan trọng - Thương hiệu có tác động đến sự trải nghiệm tích cực về sản phẩm cho khách hàng. Với khẩu hiệu Khách hàng là Vua, người mua là thượng đế

- Trong bảng xếp hạng Top 100 BrandZ 2013, Toyota đã vượt qua BMW để trở thành thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới một lần nữa, tăng giá trị lên 12%, sau khi thương hiệu của nó giúp nó phục hồi từ một số cuộc khủng hoảng thu hồi sản phẩm.

- Thương hiệu Toyota được xác định rất rõ ràng từ quan điểm của người tiêu dùng – mọi người tin rằng nó cung cấp cho họ một cái gì đó mà các thương hiệu xe hơi khác không, họ tin tưởng rằng Toyota cung cấp giá trị tuyệt vời. Bằng cách cung cấp trải nghiệm người tiêu dùng tích cực. Đây là những gì giúp các thương hiệu duy trì sức mạnh của họ khi đối mặt với cạnh tranh.

- Từ năm 1970 có thể nói CMCN 3,0 ở Nhật đã được khẳng định như là nền tảng cho CMCN 4.0 hiện nay. Những năm cuối TK 20: “ Thành công của người Nhật là ngay tức khắc như cú sét đánh...từ đồng hồ đến ô tô, xe máy, máy ảnh ...sưc bán của Châu Âu hạ xuống đột ngột vô phương cứu vãn...Kể từ đó Nhật Bản là nước ấn định chuẩn của xe máy..Công nghiệp điện tử: người Mỹ bị đánh gục... nước Nhật nghèo tài nguyên vào loại nhất thế giới…Thế mà năm 1989 sản xuất 13 triệu xe, 106 triệu tấn thép… Đánh bại các quy trình sản xuất điện tử, quang học…Kỹ thuật đồng hồ đeo tay của Nhật đẩy Thụy sĩ vào hàng thứ, kỹ thuật ô tô chấp luôn cả Anh, Pháp , Đức Ý và Mỹ cộng lại.

4. Thực trạng xây dựng thương hiệu - Những tình huống tranh chấp thương hiệu và hậu quả

- Một ví dụ của việc vi phạm bản quyền thương hiệu của Việt Nam: Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật... . Ví dụ cụ thể như Nước mắm Phan Thiết, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (chưa phải là một Cơ quan nhà nước chính thức cấp quốc gia quản lý thương hiệu) đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh[6][7], tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu "nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết" tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ và có hiệu lực hợp pháp trên toàn nước Mỹ . Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức (Theo Wiki)

- Câu chuyện thương hiệu bị xử lý gần đây - Asanzo có một số sai luật như thay nhãn của linh kiện “made in China” sang “made in Vietnam”. Sai thì phạt, nhưng không thể có “mệnh lệnh” triệt tiêu một thương hiệu. Ngay khi một doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì thương hiệu vẫn có giá trị… Nhà nước có thể mua lại “zero đồng, nhưng không phải giá trị thương hiệu bằng “0”. Ngay như Khaisilk sau một thời gian bị cấm, họ vẫn có thể kinh doanh miễn là ghi rõ cái nào “made in China”, cái nào “made in Vietnam” và tuyệt đối cấm lừa dối khách hàng. Chứ chưa có một phán quyết nào cấm hay triệt tiêu nhãn hiệu Khaisilk (Xuất xứ Thương hiệu quan trọng hơn Xuất xứ Sản phẩm -

- Câu chuyện “Ruột China - Da Hàn Quốc. Những chiếc máy tính bảng “hồn China, da Hàn Quốc, Đài Loan” Giá bán chỉ 1,5-2,5 triệu đồng, đang khuấy động thị trường tại TP.HCM.

- Trên thị trường quốc tế, Việt Nam đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… và chất lượng của các mặt hàng này ngày cũng càng tăng. Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Do đó, người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Đây là một sự yếu kém thua thiệt lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

- Theo khảo sát của Bộ Công thương, hiện nay mới chỉ khoảng 20% doanh nghiệp (DN) Việt đầu tư xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các DN chỉ chú trọng đăng ký thương hiệu tại thị trường trong nước, chứ chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài. Điều này khiến DN phải chịu thiệt đơn, thiệt kép.

5. Vấn đề xây dựng thương hiệu của làng nghề truyền thống

- Thực trạng vấn đề thương hiệu của làng nghề truyền thống chưa được đặt dúng tầm chiến lược của phát triển – người ta chỉ coi xây dựng thương hiệu như là một hoạt động bổ trợ ban đầu – dẫn đến sự đứt đoạn mất thương hiệu, bị chiếm dụng, bị hàng nhái thương hiệu làm mất khách hàng…. Tiêu vong thương hiệu => tiêu vong phá sản doanh nghiệp.

- Có Thương hiệu nhưng Thiếu nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống - Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa đang được khôi phục và phát triển đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế là các làng nghề đang đối mặt với nguy cơ phát triển thiếu bền vững bởi chưa xây dựng được nhãn hiệu, nhiều sản phẩm chưa có nhãn mác, bao bì; dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. (Baothanhhoa.vn)

- “Đa số các cơ sở làng nghề sản xuất nhỏ, hoạt động manh mún, thiếu sự gắn kết nên khó tiếp cận nguồn vốn, cũng như không có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về quản trị thương hiệu. Hầu hết làng nghề, doanh nghiệp làng nghề chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, không chú trọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, khiến nguy cơ mất thương hiệu làng nghề của Thủ đô, cũng như cả nước ngày càng hiện hữu.

- Thực tế chứng minh, các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh sau khi đăng ký quyền bảo hộ SHTT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, đã được biết đến rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước, tác động mạnh mẽ đến giá trị và uy tín của sản phẩm, giá bán của các sản phẩm có xu hướng tăng. Điển hình như: Sản phẩm Gà Hồ, giá tăng 3-4 lần (giá gà con nuôi thương phẩm tăng từ 40.000đ/con lên 160.000đ/con, giá gà thịt tăng, trung bình từ 180.000đồng/kg lên 400.000-600.000đồng/kg); Các sản phẩm Đồng Đại Bái, Gốm Phù Lãng, Gỗ Đồng Kỵ... đều tăng giá, trung bình từ 10-15%. Các sản phẩm được bảo hộ thương hiệu cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

- Đánh giá Tổng quát : Sự quan tâm chưa tương xứng trong việc Xây dựng thương hiệu ở Việt Nam - ở Làng nghề nói riêng. Xây dựng Thương hiệu chưa gắn với xây dựng Chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất.

...

6. Khuyến nghị về Các giải pháp

- Thứ nhất Nâng cao nhận thức về việc xây dựngThương hiệu mạnh cho Doanh nghiệp mình để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường – phải là chiến lược liên tục liên tục.

- Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm - mỗi làng nghề cần nhận thức đày đủ và quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Chiến lược dài hơi để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là đăng ký nhãn hiệu độc quyền và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là internet (qua các website). Điều này đòi hỏi chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có kiến thức maketting, tin học, ngoại ngữ.

- Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm mang tên đặc trưng vùng miền…Xây dựng thương hiệu gắn kết với hoạt động Marketing (là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng). Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm, in ấn thử nghiệm hệ thống nhận diện thương hiệu phục vụ cho công tác giới thiệu, tuyên truyền, quản lý và sử dụng nhãn hiệu.

- Thứ ba, Gắn kết xây dựng quy hoạch phát triển nghề, làng nghề các sản phẩm của làng nghề với quy hoạch phát triển vùng - quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch làng nghề. tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các điểm du lịch văn bóa tâm linh, Sự phát triển của làng nghề phải gắn với Chương trình OCOP.( 52 NĐ /CP- 2018)

- Thứ tư,Thời kỳ Cách mạng Công nghệ 4.0 Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là yếu tố góp phần đưa sản phẩm làng nghề có đầu ra và xuất khẩu – là điều kiện quảng bá thương hiệu hiệu quả…. Gốm sứ Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, dừa Bến Tre nhãn lồng Hưng Yên… đã và đang dần trở nên thân quen với người tiêu dùng trong và ngoài nước qua các kênh TMĐT. Nhãn lồng Hưng Yên hiện xếp thứ 13 trong top 50 trái cây nổi tiếng Việt Nam, được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là loại trái cây ngon nhất và đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua”. Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi nên nhãn Hưng Yên có hương vị thơm ngon đặc trưng riêng khác so với các địa phương khác, khi ăn khách hàng có thể dễ dàng cảm nhận. (Theo ông Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên)

- Giới thiệu sản phẩm qua mạng điện tử, kể cả bán hàng, thanh toán qua hệ thống TMĐT đang dần trở thành xu thế tất yếu. Do đó việc ứng dụng TMĐT cho các sản phẩm làng nghề sẽ trở thành kênh quảng bá hiệu quả cao. Nhiều người làm nghề nhạy bén mới nhận định: Khi công nghệ tràn vào mà không nắm bắt thì sẽ tụt hậu. Điểm mấu chốt của TMĐT là người bán hàng phải tạo dựng niềm tin cho khách hàng, chất lượng sản phẩm phải đạt được như quảng cáo. (Nguồn: nhandan.com.vn) Chủ Nhật, 8/12/2019 .

7. Kết luận

- Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tỉnh của một sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, và mọi sự thể hiện của sản phẩm đó, dần được tạo dựng qua thời gian và chiếm một vị trí rõ rang trong tâm trí khách hàng.

- Với người tiêu dùng - Thương hiệu là sứ giả của Doanh nghiệp đặt trong niềm tin của người tiêu dùng – là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững

- Với xã hội - thương hiệu gửi thông điệp rằng Doanh nghiệp này là một thực thể tồn tại trong không gian thời gian cụ thể

- Với quản lý nhà nước -Thương hiệu gửi thông điệp Doanh tôi có đủ tư cách pháp nhân trong kinh doanh và được nhà nược bảo vệ khi bị xâm phạm.

- Với thị trường, bạn hàng - Thương hiệu gửi thông điệp Doanh nghiệp tôi là một cơ sở đáng tin cậy góp phần phát triển bền vững – đồng hành cùng tồn tại bình đẳng.

- Với Doanh nghiệp – Thương hiệu là tài sản vô hình tăng doanh thu, lợi nhuận trong tương lai bằng những giá trị gia tăng của hàng hóa

- “Sản phẩm là cái mà doanh nghiệp tạo ra trong sản xuất, còn cái mà khách hàng chọn mua lại là thương hiệu. Sản phẩm có thể bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước còn thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Sản phẩm nhanh chóng bị lạc hậu. Còn thương hiệu (nếu thành công) thì có thể còn mãi với thời gian” - Stephen King - Tập đoàn WPP.

- Doanh nghiệp không có thương hiệu như con tàu có động lực mạnh nhưng thiếu hoa tiêu không có định hướng rõ ràng – va vào đá ngầm là chắc chết.

- “Dù cho một ngọn lửa có thể huỷ diệt hết mọi nhà máy trên thế giới của công ty chúng tôi, thì chúng tôi vẫn có thể hồi sinh lại nhờ vào chính thương hiệu sản phẩm” - Giám đốc hãng Coca Cola.

Nguyễn Vi Khải

Phó CT Hội đồng Tư vấn HHLN VN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

Đà nẵng: Hoà Vang tạo nên những làng quê tươi đẹp

LNV - Về các xã của huyện Hòa Vang của TP. Đà Nẵng hôm nay, qua các xã Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên…thấy cảnh quan của một vùng quê tươi đẹp. Hai bên đường thôn, ngõ xóm, những căn nhà tôn rỉ sét, lụp xụp ngày nào nay được thay vào những ngôi nhà tầng khang trang, sạch đẹp…Hoà Vang đã và đang hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động