Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Nón lá - một ký hiệu của văn hóa Việt

LNV - Từ bao đời nay người Việt đã biết ứng xử với nắng mưa qua chiếc nón đội đầu, nên mới có câu ca dao: “Nón mua một đồng mốt, tốt tựa như rồng / Sao em không mua mà đội để má hồng nắng ăn”. Trong đó, chiếc nón lá trải qua bao đời được xem như một ký hiệu đặc biệt của văn hóa nước ta…
“Sinh sống trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, người Việt đã biết tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm từ thiên nhiên để làm ra những chiếc nón che đầu từ rất sớm. Nhờ vào nguồn nguyên liệu phong phú mà nón của người Việt cũng hết sức đa dạng: nón được lợp từ lá của các cây họ cọ như lá kè, lá gồi, lá lụi hoặc lá buông, lá dứa, lá dừa... Những chiếc nón được đan từ sợi rơm, nan giang, được ghép từ cật tre cũng được gọi chung là nón lá. Những nguyên liệu ấy có sẵn ở cả ba miền đất nước, thế nên ở đâu cũng có những vùng, những nghề làm nón nổi tiếng: nón thúng xứ Nghệ, nón ngựa Bình Ðịnh, nón bài thơ xứ Huế, nón Thanh Oai - Hà Nội...”(1).


Nón lá gắn với sự cần mẫn và chịu thương chịu khó của người phụ nữ nông thôn. Ảnh: DUY KHÔI


Như vậy, chiếc nón lá là sự sáng tạo của người dân lao động trong việc tận dụng môi trường thiên nhiên để tạo ra vật đội trên đầu, góp phần bảo vệ sức khỏe, ứng phó lại với thời tiết, với thiên nhiên khắc nghiệt. Chiếc nón lá tuy đơn sơ, giản dị nhưng đã giúp bao người che nắng, che mưa; đồng thời, hình ảnh chiếc nón lá còn thể hiện nét văn hóa của cư dân nông nghiệp, góp phần tô điểm thêm sự dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Theo các nguồn sử liệu, từ thời Trần, ở làng Ma Lôi, thuộc lộ Hồng Châu (Hải Hưng và Hải Phòng) đã làm ra một loại nón gọi là Ma Lôi. Ðến thời Lê Mạt, người ta chọn thứ lá nhỏ để làm nón và trong buổi sơ khai, chiếc nón lá đã có nhiều kiểu, dành cho nhiều tầng lớp người khác nhau, từ giàu sang đến kẻ nghèo, từ quan trên đến người hầu hạ. Ðến thế kỷ thứ XIX, chiếc nón lá đã thật sự định hình, thể hiện được sự duyên dáng, thanh lịch của người đội. Cũng trong giai đoạn này, các địa phương khác nhau: Cao Bằng, Thanh Hóa, Huế… đã tạo được những kiểu dáng riêng, đặc trưng cho nón lá của quê mình, góp phần làm nên sự đa dạng của nón lá Việt Nam.

“Có lẽ Chu Khứ Phi là người đầu tiên đề cập đến chiếc nón Việt. Ðó là đoạn miêu tả về chiếc “loa lạp” (nón hình ốc) của người Việt trong “Lĩnh Ngoại đại đáp” năm 1178. Sau đó, năm 1307, Mã Ðoan Lâm dựa theo Chu Khứ Phi, miêu tả lại trong “Văn hiến thông khảo” như sau: nón hình xoắn ốc, hình dáng của nó giống như những con ốc... được làm rất khéo từ lạt tre mỏng. [...] Hình ảnh sớm nhất về nón lá của người Việt được ghi nhận là trong bức họa “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” của Trần Giám Như vào khoảng năm 1363. Trong bức họa này, có thể thấy rõ hai người đàn ông đội hai chiếc nón có hình dáng khác nhau: người thứ nhất đội chiếc nón vành xòe rộng, bên trên có cái chũm nhô cao. Người đàn ông thứ hai đội chiếc nón cũng rộng vành nhưng chớp nhọn..”(2).

Ở Nam Bộ, chiếc nón lá cũng được đề cập khá sớm. Nón lá cùng với các phục sức khác như quần áo, váy, búi tóc... đã từng là nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ này. Ðiều này đã được Trịnh Hoài Ðức ghi lại trong “Gia Ðịnh thành thông chí” như sau: “Duy có người Việt ta noi theo tục cũ Giao Chỉ: người quan chức thì đội khăn cao sơn, mặc áo phi phong, mang giày bì đà, hạng sĩ thứ thì bới tóc, đi chân trần, con trai con gái đều mặc áo vắn tay bâu thẳng, may kín hai nách (…), đội nón lớn, hút điếu binh, ở nhà thấp, trải chiếu ngồi dưới đất, không có bàn ghế”(3).

***

Có lẽ dáng hình của phụ nữ Việt Nam mảnh mai, thon thả, phù hợp với nón lá nên dần dà loại nón này đã phát triển rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ giới giàu sang đến người chân đất đều sử dụng như một vật trang sức cho riêng mình. Nếu như chiếc áo dài trở thành biểu tượng nhận diện của văn hóa Việt Nam, thì chiếc nón lá cũng có sức chinh phục riêng, tạo thành ký hiệu văn hóa đặc thù. Ở thành thị, chiếc nón lá thường đi kèm với trang phục áo dài, cả hai kết hợp lại, tạo nên cốt cách, dáng vẻ lịch thiệp, đài cát của người người phụ nữ Việt Nam. Ðặc biệt là các nữ sinh trong trang phục áo dài trắng, tóc cột đuôi gà hay chấm ngang vai, đội chiếc nón lá thanh tú, thong thả đạp từng vòng xe mỗi độ tan trường đã là hình ảnh đi vào thơ ca, nhạc họa.

Ở nông thôn, nhất là ở nông thôn Nam Bộ, hình ảnh chiếc nón lá, áo bà ba đã bao đời gắn liền với những con người tần tảo. Nón lá là bạn đồng hành của các cụ ông cụ bà, các thôn nữ… trong cuộc sống và lao động. Mỗi khi ra đồng, những khi cày cấy, chiếc nón lá được dùng để che nắng, che mưa, để quạt mát lúc nghỉ trưa bên cội cây già. Và đặc biệt, nón lá là hành trang của thôn nữ trong những buổi chợ đông hay dùng để đựng dăm ba củ khoai, củ sắn, mớ rau muống những lúc chợ chiều… tô đậm thêm nét dịu dàng, hiền hòa, chịu thương chịu khó của các cô gái nơi làng quê.

Bởi vậy, thật chí lý khi nói rằng: “Nón lá và ghe xuồng gần như trở thành những vật bất ly thân của người dân Tây Nam Bộ:

Thiếu nữ với áo bà ba và nón lá. Ảnh: DUY KHÔI


Nào khi anh dỗ chẳng nghe,

Bây giờ xách nón chèo ghe đi tìm.

Chiếc nón là phương tiện để bày tỏ tình thương yêu:

Anh thương em đưa nón đội đầu,

Về nhà ba má hỏi, đi qua cầu gió bay.

Và để lấy cớ giận hờn, thử thách:

Năm ngoái năm xưa em còn kha khá,

Năm nay nghèo quá nên đội nón lá

bung vành.

Ðứt quai nên nón tròng trành,

Hỏi anh xin cắc bạc mua nón lành

đội chơi”(4).

Tóm lại, nón lá ngoài chức năng che mưa che nắng, còn được bao thế hệ phụ nữ Việt Nam xem như trang sức, là một biểu tượng văn hóa góp phần hình thành nên vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng nhưng không kém phần ý vị. “Dẫu chỉ là một vật dụng đơn sơ nhưng trải hàng trăm năm gắn bó, chiếc nón lá được cả người làm ra nó và người đội gửi gắm biết bao tâm tư ước vọng. Từ để đội đầu, đơn giản để che mưa nắng, nó trở thành một ký hiệu văn hóa góp phần nhận diện bản sắc của cả một dân tộc”(5).

Ngày nay, người ta làm ra nhiều loại và nhiều kiểu nón, đặc biệt là loại nón bằng vải tiện dụng, gọn gàng, hợp thời trang, rất thịnh hành. Thế nhưng chiếc nón lá Việt Nam vẫn âm thầm tồn tại, phát triển và hầu như nhà nào cũng có chiếc nón lá được bà, được mẹ treo ở một góc để sử dụng hằng ngày khi đi chợ, đi xóm. Chiếc nón lá còn xuất hiện với nhiều hình thức đẹp mắt, thẩm mỹ và sáng tạo về kích cỡ, hoa văn chìm trong nón... ở hầu hết các điểm du lịch cả nước, theo chân du khách đi khắp thế giới...

--------------------

(1) Bùi Quang Thắng (2018), Nét cũ duyên xưa, Nxb Lao Động, tr.52.

(2) Bùi Quang Thắng , Sđd, tr.56-57.

(3) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo. Nha Văn Hóa - Phủ Quốc vụ khanh - Đặc trách văn hóa xuất bản năm 1972, quyển Hạ, Tr. 6.

(4) Trần Ngọc Thêm (Chủ biên), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb Văn hóa văn nghệ, tr.478.

(5) Bùi Quang Thắng , Sđd, tr.54.

Theo Báo Cần Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động