Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Nâng cao năng lực của chủ hộ kinh doanh làng nghề trong tình hình mới

LNV - Trong các làng nghề nước ta hiện nay, trước khát vọng và yêu cầu phát triển bền vững, thực hiện nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch Covid-19, việc đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và nâng cao năng lực của chủ hộ kinh doanh làng nghề có ý nghĩa quyết định. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, xin gợi lên một số vấn đề chủ yếu cần được quan tâm.
NHỮNG YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH LÀNG NGHỀ

Các hộ kinh doanh làng nghề nước ta (dưới đây gọi tắt là hộ) đang đứng trước những yêu cầu mới: đó là quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, nhân dân hạnh phúc; trong mỗi hộ kinh doanh, là đưa làng nghề tiến vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu cao hơn. Có thể nêu lên những yêu cầu mới cụ thể đối với các hộ như sau.

Trước hết là về bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề thủ công. Trong mỗi làng nghề truyền thống, đang lưu giữ di sản văn hóa nghề thủ công - những kỹ năng, công nghệ chế tác mang bản sắc của quốc gia, của tùng vùng, miền, thậm chí của từng nghệ nhân. Di sản quý báu ấy cần được bảo tồn và phát huy, không chỉ để khẳng định văn hóa làng nghề là nền tảng tinh thần của mỗi làng, mà còn để đóng góp, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa thế giới. Ngày nay, khách du lịch thích thú những sản phẩm thủ công, không chỉ về mẫu mã, mầu sắc, mà họ quan tâm tìm hiếu nhiều hơn, muốn trải nghiệm về kỹ năng chế tác, công nghệ tạo nên sản phẩm – đó chính là hồn cốt, tinh hoa của làng nghề mà UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ hai là về xây dựng nền kinh tế làng nghề. Ngày nay, trong nông thôn, đã hình thành nền kinh tế nông thôn – một khái niêm mới thể hiện nhận thức mới về nông thôn, trụ đỡ của kinh tế - xã hội đất nước. Kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, bao gồm chủ yếu là các hộ kinh doanh các nghề thủ công và dịch vụ. Kinh tế làng nghề tạo việc làm và thu nhập cho đông đảo cư dân nông thôn, đây là một vấn đề quan trọng và rất có ý nghĩa khi việc làm cho người lao đông đang là mối quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Các hộ phải coi phát triển là nhiệm vụ trung tâm, với ý chí, khát vọng mạnh mẽ, với những biện pháp đổi mới, sáng tạo, giữ vững nghề cũ, mở thêm nghề mới cùng Chương trình OCOP, đa dạng hóa sản phẩm, đem lại đời sống vật ngày càng ẩm no, hạnh phúc cho cư dân làng nghề.

Thứ ba là về xã hội. Hộ làng nghề cần tiếp nối truyền thống làng xã với những đức tính quý báu, như thương yêu, đùm bọc lẫn nhau; ý chí cố kết trong bảo vệ xóm làng trước thiên tai, địch họa. Đó cũng là tinh thần tự quản thể hiện trong các hương ước gồm những quy định trong cuộc sống xã hội, trong mỗi gia đình, từ sản xuất kinh doanh đến hoạt động tâm linh, v.v…Những truyền thống quý báu ấy cần được các hộ tiếp thu, chọn lọc và phát huy trong điều kiện ngày nay, hình thành văn hóa làng nghề với xóm làng xanh, sạch, đẹp, với cuộc sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Mỗi làng nghề phải là một “Làng Văn hóa” đậm tình người, coi con người là trung tâm của phát triển. Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới, phải có những tiêu chí về văn hóa, về lối sống có văn hóa, coi văn hóa là cốt lõi, hồn cốt của xã hội nông thôn mới, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng những cơ sở vật chất như sân vận động, nhà văn hóa.

Những yêu cầu mới, rất quan trọng nêu trên đang đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi hộ. Chính vì thế, vai trò của chủ hộ kinh doanh đang trở nên đặc biệt quan trọng.

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA CHỦ HỘ KINH DOANH

Trong nền kinh tế hiện đại, theo các nhà nghiên cứu, có ba nhân vật cần được tôn vinh, đó là: (i) những người hoạch định thể chế; (ii) nhà khoa học, công nghệ; và (iii) doanh nhân. Họ là những nhân vật tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước. Trong các hộ làng nghề chúng ta, do quy mô nhỏ vừa, thậm chí siêu nhỏ, thường không có sự phân vai rạch ròi như vậy, mà chủ hộ cũng là doanh nhân - nhà đầu tư, người hoạch định chủ trương, kế hoạch kinh doanh của hộ và cũng là người quyết định ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; trong nhiều hộ, chủ hộ cũng là nghệ nhân. Nói cách khác, chủ hộ thường một mình đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chủ yếu trong hộ. Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ là một yêu cầu bức xúc có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của hộ.

Xin nói thêm về khái niệm “quản trị”. “Quản trị quốc gia” là một khái niệm mới được thế giới đề cập vào khoảng năm 1970, lần đầu tiên được sử dụng tại Nghị quyết Đại hội XIII. Theo các nhà nghiên cứu, “quản trị quốc gia” có những điểm khác với khái niệm “quản lý nhà nước” thường được dùng lâu nay, tóm tắt như sau (theo VietnamNet, 24/3/2021).


Thứ nhất là đặc điểm đa chủ thể. Hệ thống quản trị sẽ không chỉ bao gồm chính quyền, luật pháp, nguyên tắc và quy định hành chính và các cơ quan nhà nước, mà còn bao gồm các chủ thể tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận, vai trò ngày càng tích cực và chủ động của mỗi công dân. Do đó, các lợi ích của các chủ thể khác nhau đều phải được tôn trọng. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất.

Thứ hai, giảm bớt khoảng cách và thu hẹp ranh giới công - tư. Hệ thống quản trị tích hợp các hệ thống hành chính với các cơ chế thị trường và phi lợi nhuận, qua đó thu hẹp và làm mờ đi ranh giới giữa nhà nước và xã hội.

Thứ ba, quan hệ hợp tác giữa các đối tác sẽ dần thay thế quan hệ áp đặt theo trật tự thứ bậc như trong mô hình chính quyền truyền thống, chuyển dần sang dạng thức quan hệ theo chiều ngang, mang tính chất đối tác, hợp tác và bình đẳng hơn.

Thứ tư, hoạt động quản trị có tính liên thông - các khuôn mẫu, mô thức quản trị bao gồm các thể chế và con người ở tất cả các cấp độ chính quyền cũng như các lĩnh vực chính sách khác nhau, và không bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ, địa phương.

Những nội dung phân biệt “quản trị” với “quản lý” nói trên cần được vận dụng vào hoạt động của hộ làng nghề. Đối với hộ, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định chính sách, kế hoạch, mục tiêu; quyết định các nguyên tắc vận hành cơ bản của hộ theo tinh thần đa chủ thể và khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực. Quản trị chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát để hộ đạt được mục tiêu chung, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của hộ. Nếu quản trị là những việc ở tầm cao, thì quản lý chỉ là việc tiếp nhận, kết nối và khởi động các nhân tố khác nhau trong hộ, điều phối, thúc đẩy các nhân tố này để thực hiện thành công các mục tiêu đã được quản trị đặt ra.

Như trên đã nói, chủ hộ là doanh nhân - nhà đầu tư, người hoạch định chủ trương, kế hoạch kinh doanh của hộ và cũng là người ứng dụng khoa học, công nghệ; trong nhiều hộ, doanh nhân cũng đồng thời là nghệ nhân. Hiện nay, điều đáng mừng là trong nhiều làng nghề, đang có những chủ hộ ở tuổi thanh niên, được đào tạo bài bản, dồi dào sức sáng tạo, có tâm huyết mong muốn cống hiến cho làng nghề. Nếu như coi chủ hộ giữ vai trò có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế làng nghềi như trên đã nói, thì chúng ta không thể chậm trễ trong việc nâng cao năng lực quản trị, “chuyên nghiệp hóa” chủ hộ, hình thành lớp doanh nhân thế hệ 4.0 của làng nghề.

Dưới đây, xin nêu lên một số gợi ý về giải pháp nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ như sau.

-Trước hết là đổi mới tư duy, quán triệt ý chí, khát vọng phát triển đất nước hùng cường theo Nghị quyết Đại hội XIII. Mục tiêu cụ thể: đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Khát vọng này phải được thấm nhuần sâu sắc, biến thành khát vọng và hành động cụ thể của mỗi hộ kinh doanh cho dến mỗi người lao động.

Do đó, mỗi chủ hộ phải quán triệt tư tưởng của Đại hội XIII, tạo cho mình ý chí mới, khát vọng mới, tầm nhìn mới, quyết tâm phát triển làng nghề lên một tầm cao mới, biến khát vọng thành hành động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực, có mục tiêu trong từng thời gian. Đó là: nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong hộ, đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng dân cư nông thôn, v.v…

-Hai là, khai thác các chính sách của Nhà nước áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh, phát triển nghề thủ công, trước mắt là những chính sách trợ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những ưu đãi quy định trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký kết.

Do đó, mỗi chủ hộ kinh doanh cần tìm hiểu kỹ các chính sách để xây dựng chương trình, kế hoạch khai thác các ưu đãi, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cần tích cực nghiên cứu tài liệu, sách, báo, cập nhật các chính sách mới, tham gia các cuộc giới thiệu, tập huấn do cơ quan nhà nước tổ chức; tham vấn chuyên gia; sử dụng các dịch vụ do các viện, trường, các tổ chức xã hội cung ứng.

-Ba là, triển khai các biện pháp cụ thể để chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có ý nghĩa thời sự và có hiệu quả nhất hiện nay là tham gia chuỗi giá trị, xây dựng tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, bảo hộ thương hiệu, ứng dụng công nghệ 4.0, thực hiện kinh tế số, ghi nhãn QRcode, ứng dụng thương mại điện tử, v.v…

Để làm tốt các việc này, chủ hộ cần được bồi dưỡng những kỹ năng về quản trị như: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy, nhân sự, lao động, tiền lương, thống kê, kế toán, giá cả, thuế má, tín dụng, v.v… Cần khơi dậy sức sáng tạo của mỗi người trong hộ, nhất là lớp trẻ, phát huy nghệ nhân, đào tạo thợ giỏi. Bộ máy quản trị của hộ cần tinh, gọn, hoạt động hiệu quả. Chủ hộ cần phân công, nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Bản thân mỗi chủ hộ cần đặt mục tiêu cao về nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực để phấn đấu, nhất là trình độ ứng dụng công nghệ 4.0. Cần nêu gương người đứng đầu về tư duy và hành động, cầu tiến bộ, khiêm tốn học hỏi, chịu “lắng nghe”, kể cả những ý kiến khác với ý kiến của mình.

-Bốn là, chủ hộ cần tiếp tục tăng cường quan hệ với các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương để bổ sung nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của hộ, cùng thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường; đồng thời tham gia các chương trình, hoạt động công ích, xã hội, từ thiện xây dựng quê hương.

Kết thúc bài viết này, xin kiến nghị: với vị trí, vai trò của mình, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hiện là tổ chức duy nhất nắm được yêu cầu, nội dung và các giải pháp để nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ kinh doanh làng nghề, từng bước hình thành lớp doanh nhân 4.0 của làng nghề; Hiệp hội nên chủ trì xây dựng một dự án về vấn đề này và triển khai thực hiện trong cả nước. Làm được như vậy sẽ là một đóng góp rất có ý nghĩa vào việc phát triển bền vững làng nghề nước ta.

Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.

Tin khác

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động