Một số giải pháp hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Mỗi một cá nhân, đơn vị để khẳng định mình trên thị trường thì đều cần có riêng một thương hiệu. Một trong những đỉnh cao của quá trình kinh doanh là gây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là tạo được thương hiệu tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thương hiệu là cách để các làng nghề thể hiện sức mạnh, tạo điều kiện xuất khẩu sản phẩm ra nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để xây dựng thương hiệu, định vị cho sản phẩm làng nghề là một trong những giải pháp tốt, được nhiều địa phương thực hiện.

Tuy vậy, tại các làng nghề hiện nay, các doanh nghiệp làng nghề chủ yếu mang quy mô nhỏ, vốn ít, kỹ năng quản lý yếu, do đó chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, chậm đổi mới. Nhiều cơ sở sản xuất ít chú trọng tới nâng cao trình độ tinh xảo và phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm. Trình độ công nghệ quá thấp; việc trang bị máy móc chưa đồng bộ, công nghệ cũ, chất lượng chưa đều, một số khá lớn còn thô sơ, đơn giản. Giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề còn thiếu sự liên kết, hợp tác, thậm chí có những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, gây thiệt thòi cho những cơ sở làm ăn chân chính. Ngoài nguyên nhân do quy mô nhỏ lẻ, ngay bản thân một số làng nghề đang làm ăn được cũng không mặn mà mấy với việc xây dựng thương hiệu. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, hay công tác quảng cáo, tiếp thị… Điều này khiến cho các làng nghề có thể tồn tại chứ khó có sự phát triển. Thậm chí, có những làng nghề đã xây đựng được thương hiệu chung, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận, nhưng việc kêu gọi các hộ sản xuất, kinh doanh tham gia cũng gặp khó. Điều này, đồng nghĩa với việc họ chấp nhận sản phẩm của mình sẽ không được bảo hộ trong một thương hiệu chung. Có thể nói, đối với các làng nghề truyền thống tuy một số làng nghề dù đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể nhưng vẫn chưa bảo vệ và khai thác để phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.

Là một trong những ngành xuất khẩu có thế mạnh song các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam vẫn chưa tạo được thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm và năng lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế càng khiến cho con đường xây dựng thương hiệu của thủ công mỹ nghệ gian nan.

Trong xu thế nền kinh tế hội nhập toàn cầu, môi trường tự do mậu dịch được hình thành qua các hiệp định thương mại tự do như cộng đồng ASEAN, Hiệp định thương mại tự do FTA giữa ASEAN và các đối tác, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP..., không chỉ các doanh nghiệp cần chú trọng tới xây dựng, phát triển, bảo hộ thương hiệu để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp trên toàn cầu mà ngay cả các sản phẩm, mặt hàng truyền thống của làng nghề, vùng miền Việt Nam cũng cần phải coi đó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của làng nghề, vùng miền, doanh nghiệp mình.

1. Tổng quan về thương hiệu, Sở hữu trí tuệ

Trong cách hiểu của tiếng Việt, thương hiệu mang trong nó hai ý nghĩa, thương hiệu là đại diện cho người bán, cho sản phẩm được đem đi bán; ngoài ra, thương hiệu còn là đại diện của nơi mà sản phẩm được sản xuất ra. Trong luật pháp, không có khái niệm cơ bản nào về thương hiệu.

Trong marketing, thương hiệu là một thuật ngữ hàm rộng, được hiểu là hình tượng (bao gồm tập hợp các dấu hiệu) về hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Hình tượng ( các dấu hiệu) này có thể là con số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh…hoặc là sự kết hợp giữa chúng. Thương hiệu là biểu tượng đặc trưng cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vấn đề thương hiệu đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ thương hiệu - brand đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về marketing mà còn của cả các doanh nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu về thương hiệu, trong đó cũng có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức”.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (1): “Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh”.

Theo Philip Kotle (2): “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.

Theo Amber & Style (3): “Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng và nó chỉ là một thành phần của sản phẩm. Nhưvậy các thành phần Marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu”.

Kapferer (1992) định nghĩa: “Thương hiệu không phải là một sản phẩm. Nó có ý nghĩa, có định hướng, và nó xác định giá trị của mình theo thời gian và không gian… Thông thường, thương hiệu được xác định thông qua các yếu tố thành phần: nhãn hiệu, logo, thiết kế, bao bì, quảng cáo hoặc tài trợ, hay nhận diện theo tên hoặc giá trị tài chính của thương hiệu”(4). Với định nghĩa này, Kapferer đã xây dựng một danh sách các thành tố cần thiết của một thương hiệu, đồng thời coi thương hiệu như một hệ thống nhận diện.

Còn theoMarconi (1993): “Thương hiệu không chỉ là một cái tên, bởi tên chỉ được tạo ra để xác định các sản phẩm trong khi thương hiệu được tạo ra để tăng giá trị cho sản phẩm và cung cấp cho nó một giá trị riêng”(5).

Ở Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật không có khái niệm Thương hiệu mà chỉ có khái niệm Nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụcủa các tổ chức khác nhau” (Điều 4 - khoản 16 - Luật sở hữu trí tuệ 2005).

Định nghĩa đơn giản nhất về thương hiệu đó chính là hình ảnh, cảm nhận, thông điệp mà con người cảm nhận về một sản phẩm hay một doanh nghiệp nào đó. Thương hiệu ngày nay không chỉ đơn thuần được coi là một phần nhỏ của sản phẩm nữa mà còn được coi là một tài sản vô hình nhưng lại vô giá của doanh nghiệp. Nó chứa đựng một sức mạnh to lớn khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng về việc sử dụng tài sản này hay là tài sản khác. Trong nhiều trường hợp, nó còn có ý nghĩa quyết định đối với uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Nhìn chung, có hai quan điểm về sản phẩm và thương hiệu:

1. Thương hiệu là thành phần của sản phẩm

2. Sản phẩm là thành phần của thương hiệu

2. Vai trò, tầm quan trọng của Thương hiệu

Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.Thông qua định vị thương hiệu, từng nhóm khách hàng được hình thành, các giá trị cá nhân người tiêu dùng được khẳng định. Khi đó, giá trị của thương hiệu được định hình, ghi nhận thông qua các biểu hiện như tên gọi, logo, khẩu hiệu, … của thương hiệu sẽ tạo sự kích thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng một nội dung như những cam kết ngầm định nào đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hoá hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hoá. Người tiêu dùng tin ở thương hiệu vì tin vào chất lượng tiềm tàng và ổn định của hàng hoá mang thương hiệu mà họ đã sử dụng hoặc tin tưởng ở những dịch vụ vượt trội hay một định vị rõ ràng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hoá, đều dễ dàng tạo ra cho người tiêu dùng một giá trị cá nhân riêng biệt.

Thương hiệu nổi tiếng không chỉ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện như một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ khách hàng. Khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư không còn sợ khi đầu tư vào doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn, bạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Ngược lại, khi thương hiệu của một công ty bị suy giảm thì ngay lúc đó các nhà đầu tư lo rút chân khỏi công ty dẫn đến giá cổ phiếu của công ty bị sụt giảm theo, người tiêu dùng sẽ ngày càng ít dùng sản phẩm của công ty.

Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp. Thực tế chứng minh, giá của doanh nghiệp khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sỡ hữu.

Thương hiệu là thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt cả quá trình hoạt động của mình. Do đó một thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận tiềm năng.

Khi một thương hiệu đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như khả năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn kể cả nó là loại sản phẩm mới. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hơn.

Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán được với giá cao hơn so với các hàng hoá tương tự mang thương hiệu lạ. Người tiêu dùng có thể bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua một hàng hoá mang thương hiệu nổi tiếng, quen thuộc vì họ cảm thấy được bảo đảm hơn, tin cậy hơn.

3. Thực trạng việc bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam hiện nay

Phần đa các doanh nghiệp, doanh nhân của nước ta hiện nay đều chưa nhận thức đúng về vấn đề thương hiệu và sự đóng góp của thương hiệu trong giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp hầu như không chú ý hoặc chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu hoặc khi đã có thâm niên hoạt động, có chỗ đứng trên thương trường mới lo bảo hộ cho thương hiệu doanh nghiệp mình do bị các đối thủ cạnh tranh dòm ngó, sao chép và nhái lại để đánh lừa người tiêu dùng. Lúc này, việc bảo hộ sẽ vô cùng khó khăn vì theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, thương hiệu của bạn chỉ được bảo hộ tuyệt đối bằng việc đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, đối với các Doanh nghiệp có đầu tư cho việc bảo hộ thương hiệu của mình cũng mới chỉ quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước, mà chưa chú ý tới đăng ký ở nước ngoài. Vì vậy, không ít thương hiệu lớn của các Doanh nghiệp Việt Nam đã bị các công ty của nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như: Cà phê Đăk Lăk năm 1997, kẹo dừa Bến Tre năm 1998, Vifon năm 2001, thuốc lá Vinataba và Petro năm 2002… Vụ gần nhất trong năm 2011 là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc. Đây là bài học đắt giá cho tính chủ quan của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, tới khả năng tiêu thụ, thâm nhập của các thương hiệu mạnh, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

4. Giải pháp để xây dựng, phát triển và bảo hộ Thương hiệu - Quyền SHTT

Trong nền kinh tế trí thức và hội nhập toàn cầu như hiện nay thì cách kinh doanh chớp nhoáng, chộp giật, thời vụ, ăn xổi…không thể tồn tại và phát triển đi lên được, không sớm thì muộn sẽ bị thương trường, người tiêu dùng đào thải, loại bỏ ra khỏi cuộc chơi. Thời cuộc hiện nay chỉ dành cho những doanh nghiệp, doanh nhân có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm, có đức, trí, dũng, thận trọng, cẩn thận, cần mẫn… từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm gieo mầm giống tốt, bền bỉ chăm sóc, vun sới, cắt tỉa, mài dũa…cho thành quả là “Thương hiệu”, danh tiếng, uy tín, lòng tin của khách hàng để chiếm lĩnh được thị phần trên thương trường.

Thương hiệu, danh tiếng đó không thể một sớm một chiều mà có được, mà nó là cả một quá trình chắt nhặt, tích luỹ, nhào nặn, tôi luyện cho từng thành quả nhỏ nhất của mình đã đạt được tích hợp trong sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng.

Để đạt tới đích có thương hiệu, danh tiếng trên thương trường, doanh nhân bắt buộc phải xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp trong từng thời kỳ, giai đoạn kinh doanh nhất định của mình, phải thực hiện và đạt được các thành quả từ nhỏ bé nhất như “cái kim, sợi chỉ”. Việc làm đó phải thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quá trình, khâu, công đoạn sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài việc làm trên, doanh nhân phải đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung (nghĩa rộng), bảo hộ thương hiệu nói riêng để đạt tới mục đích được Nhà nước công nhận, thế giới công nhận, pháp luật bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, chỉ dẫn địa lý…của mình. Nếu doanh nhân lãng quên, không luy ý, không quan tâm, cho rằng không quan trọng, không bức thiết tới việc đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ thì tất yếu khẳng định rằng không sớm, thì muộn bao nhiêu công sức bỏ ra sẽ như “giã tràng xe cát” mà thôi.

5. Việc xây dựng thương hiệu đối với hàng thủ công mỹ nghệ

Từ lâu, với khuyến cáo của các chuyên gia, sản phẩm có chất lượng tốt, thiết kế mẫu mã đẹp phù hợp thị hiếu, xu hướng tiêu dùng vẫn chưa đủ để định hình thương hiệu, mà cần phải có chiến lược quảng bá rộng rãi. Trong khi đây là khoản đầu tư khá lớn, vượt quá sức của doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ nên rất khó để có hoạt động rộng rãi và bài bản.

Theo tính toán, với kênh quảng bá phổ biến nhất là hội trợ, triển lãm quốc tế, chi phí cho mỗi lần tham dự cũng lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu đồng, các kênh khác như quảng cáo tại địa điểm hoặc thị trường xuất khẩu có thể lên đến triệu USD. Ngoài ra, để xây dựng được thương hiệu thì vấn đề đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ cũng rất cần thiết, song các doanh nghiệp vẫn phàn nàn quy trình đăng ký hiện nay khá phức tạp, rắc rối nên mất nhiều thời gian.

Đã có trường hợp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ có xuất xứ từ Việt Nam chỉ được bán với giá vài chục USD, song cũng với sản phẩm ấy, khi nhà nhập khẩu gắn mác thương hiệu của họ, giá trị sản phẩm đã tăng 40 lần. Thực tế này cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được thương hiệu trên thị trường để gia tăng giá trị sản phẩm.

Vì vậy, bên cạnh việc doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ, quảng bá, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ trong việc xác định các dòng sản phẩm đặc trưng, khâu thiết kế, quảng cáo trên thị trường quốc tế…

Việc Làng nghề, ngành hàng thủ công mỹ nghệ… cần làm để bảo hộ thương hiệu, quyền SHTT của mình:

* Thứ nhất: Đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Từ xa xưa, các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ… có được danh tiếng là nhờ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này được đặt tên theo địa danh sản xuất. Sau đó, tên gọi này đã được pháp luật bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Theo điều 22, Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS), chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó. Những hàng hóa này có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định và chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. Điều này sẽ ngăn cấm những đối tượng không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc sử dụng những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chất lượng. Mặt khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý khiến cho sản phẩm không trở thành một tên gọi chung, giữ được tính phân biệt với các loại hàng hóa thông thường khác.

* Thứ hai: Xây dựng nhãn hiệu tập thể:Sản xuất làng nghề, vùng miền Việt Nam mang tính thủ công, manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, phần nhiều là kinh doanh theo lối riêng rẽ "mạnh ai nấy làm" nên sự gắn kết giữa các hộ trong làng nghề chưa cao. Trong khi việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và khâu giới thiệu, quảng bá sản phẩm phải mất nhiều chi phí. Giải pháp để đảm bảo và phát triển thương hiệu làng nghề một cách sâu và rộng là xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

* Thứ ba: Chính bản thân các nghệ nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp, doanh nhân…phải tự ý thức được việc xây dựng bộ nhận diện Thương hiệu, đăng ký bảo hộ Thương hiệu cho chính cơ sở, sản phẩm, dịch vụ của mình.

* Thứ tư: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu: xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề. Cần đầu tư vào xây dựng thương hiệu một cách bài bản.

Với nhận thức trên và sứ mệnh hoạt động của mình Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thương hiệu Làng nghề sẵn sàng hỗ trợ hội viên trong việc: xây dựng, phát triển bộ nhận diện thương hiệu; tư vấn việc bảo hộ thương hiệu, quyền SHTT cho doanh nghiệp, doanh nhân, làng nghề, vùng miền…. nhằm tạo lập một nền tảng pháp lý căn bản cho sự phát triển vững bền, cạnh tranh trong nước và hội nhập thế giới.

Thái Hồng Nhung,
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Làng nghề

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động