Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả cao

LNV - Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều trang trại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Hiện tỉnh Bắc Ninh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp đỡ các hộ dân phát triển kinh tế trang trại.
Làm giàu trên vùng đất khó

Mô hình trang trại của anh Nguyễn Văn Linh ở bãi Nguyệt Bàn, xã Cao Đức, huyện Gia Bình là niềm mơ ước của những người dân nơi đây bởi mức lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ 40 ha trồng các loại rau, củ, quả. Thành công của anh Linh là điều bất ngờ bởi nơi đây từng được xem là một "ốc đảo" bị bỏ hoang.

Anh Linh chia sẻ, năm 2008, trong một lần đi bẫy chim ở bãi Nguyệt Bàn, nhận thấy khu đất này thuận lợi cho việc trồng các loại rau củ quả nhưng lại bị bỏ hoang, rất lãng phí nên anh đã thuê lại toàn bộ diện tích để cải tại sản xuất với giá 100.000 đồng/sào.

Mất khoảng một năm thuê tàu phà chở máy móc, nhân công ra cải tạo đất, xây dựng trang trại, năm 2009, anh bắt tay gieo vụ cà rốt đầu tiên. Tuy nhiên, do mưa nhiều, nước sông dâng cao khiến toàn bộ diện tích chìm trong biển nước và mất trắng. Thất bại này được coi như một sự "trải nghiệm" để đúc rút kinh nghiệm.


Mô hình trang trại của anh Nguyễn Văn Linh, bãi Nguyệt Bàn, xã Cao Đức, huyện Gia Bình đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Đinh Văn Nhiều-TTXVN


Điều quan trọng nhất của người làm nông nghiệp là phải nắm chắc nguyên tắc "mùa nào thức ấy". Do đó, các loại củ như cà rốt, củ cải đường chỉ hợp với sản xuất vụ Đông. Bởi, mùa mưa nơi đây thường bị ngập nước nên chỉ phù hợp với những loại cây ngắn ngày - anh Linh nhận xét. Đến nay, gia đình đã nhân rộng diện tích lên 40 ha; trong đó, sản phẩm chủ lực là cà rốt và củ cải đường.

Từ thành công ban đầu, năm 2014, anh Linh đã liên kết với các hộ dân trong vùng để thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Thương mại Mỹ Linh. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại Bắc Ninh. Hợp tác xã sản xuất trên 50 ha rau, củ quả các loại, tạo việc làm thời vụ cho khoảng 100 lao động với thu nhập từ 160.000-170.000 đồng/ngày từ việc trồng, thu hoạch các loại rau, củ, quả.

Việc thành lập ra hợp tác xã để liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thu nhập cho nông dân mà còn góp phần phát huy những lợi thế của địa phương, đặc biệt là giải quyết được bài toán "được mùa, mất giá" ở các hộ sản xuất nhỏ lẻ".

Tương tự, với mô hình nuôi cá thương phẩm, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, thôn Châu Cầu, xã Châu Phong, huyện Quế Võ thu lãi khoảng 300-400 triệu đồng/năm. Từ năm 2001, ông đấu thầu diện tích hơn 4 ha của xã để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hỗ trợ về kỹ thuật nuôi của Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Võ, ông Chiến đã mạnh dạn đầu tư vốn sản xuất, tăng thu nhập.

Theo ông Chiến, con giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi là những yếu tố quyết định đến sự thành bại trong việc nuôi cá. Để có được giống "chuẩn", gia đình đã xây dựng ao nuôi cá giống giúp ông kiểm soát tốt nguồn giống từ khi thả đến lúc xuất bán.

Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài, lấy trên bờ nuôi dưới nước", ông Chiến còn mở dịch vụ xe du lịch để tạo nguồn vốn quay vòng đầu tư, phát triển nghề nuôi cá. Hiện ông Chiến chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như trắm cỏ, mè, trôi bởi dễ thích nghi điều kiện sống và cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình thu khoảng 60 tấn cá với giá bán trung bình từ 30.000-32.000 đồng/kg, trừ chi phí vẫn lãi từ 300-400 triệu đồng.

Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

Bắc Ninh hiện có 223 trang trại và giá trị kinh tế từ trang trại chiếm 25% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh khẳng định, phong trào phát triển kinh kế trang trại đã thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ chỗ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn. Từ kinh tế hộ đơn lẻ sang hợp tác, liên kết, liên doanh theo chuỗi, từ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng công nghệ cao.


Mô hình nuôi cá thương phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, thôn Châu Cầu, xã Châu Phong, huyện Quế Võ thu lãi từ 300-400 triệu đồng/năm. Ảnh: Đinh Văn Nhiều-TTXVN


Tuy nhiên, phát triển trang trại vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là, chủ trang trại chưa tiếp cận được kênh vay tín chấp theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn ít; sản xuất chưa thật sự bền vững; liên kết sản xuất, kinh doanh giữa trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở mức thấp; đa số các trang trại còn thiếu kết nối với thị trường...

Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Quốc Trị cho rằng, ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, thị trường và rủi ro cao nên hiệu quả sản xuất không ổn định. Các chủ trang trại thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất trong khi tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi lại gặp nhiều khó khăn do vướng mắc thủ tục, thời gian vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất... Điều này khiến người dân không "mặn mà" với việc phát triển kinh tế trang trại.

Theo anh Nguyễn Văn Linh, điều trăn trở nhất khi đầu tư vào nông nghiệp là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Hiện, trang trại của anh chưa có điện để sản xuất và nếu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao với hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại; đồng thời, xây dựng nhà sơ chế, chế biến các mặt hàng nông sản lại rất cần nguồn điện.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất UBND tỉnh cho phép bổ sung, thay thế chính sách hỗ trợ phát triển trang trại. Chẳng hạn như: hỗ trợ lãi suất với mức 4%/năm cho các trang trại vay vốn từ ngân hàng thương mại; hỗ trợ tập trung đất đai (hỗ trợ 1 lần cho trang trại thuê quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là 50 triệu đồng/ha; góp vốn bằng quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là 50 triệu đồng/ha); hỗ trợ trang trại chăn nuôi (50% chi phí nhưng tối đa không quá 3 tỷ/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị phục vụ sản xuất); đối với hệ thống điện ngoài hàng rào, hỗ trợ 70% (tối đa không quá 200 triệu đồng), chủ trang trại đối ứng 30% cho chủ đầu tư.

Quang Nhiều

Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam), một xã nằm phía bắc cách trung tâm huyện Lý Nhân 03 km vừa hoàn thành xây dựng NTM nâng cao.
Thanh Hoá: Xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Thanh Hoá: Xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng 13/4, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) tổ chức lễ công bố và đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bắc Giang: Huyện Tân Yên phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Huyện Tân Yên phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, huyện Tân Yên tập trung rà soát các tiêu chí xây dựng lộ trình, giải pháp triển khai sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2024.
Gia Lâm (Hà Nội): Xã Yên Thường đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm (Hà Nội): Xã Yên Thường đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 9- 4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Yên Thường (huyện Gia Lâm) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Hải Dương: Cẩm Giàng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao

Hải Dương: Cẩm Giàng phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Nghệ An thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Nghệ An thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ vừa ký quyết định công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tin khác

Thanh Hoá: Làng quê khang trang, sạch đẹp nhờ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Làng quê khang trang, sạch đẹp nhờ phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong xây dựng nông thôn mới, hàng chục nghìn hộ dân đã sẵn sàng hiến “tấc đất, tấc vàng” xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa... khang trang, hiện đại, tạo nên cuộc “cách mạng” thay đổi diện mạo các làng quê.
Hà Nội: Đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025

Hà Nội: Đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa có Đề án về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu - Dấu ấn tuổi trẻ

Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu - Dấu ấn tuổi trẻ

LNV - Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) toàn tỉnh đã chủ động, tích cực đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM); góp phần cùng Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Mỹ Đức: Không để người dân "khát" nước sạch

Mỹ Đức: Không để người dân "khát" nước sạch

LNV - Nhiều năm nay, người dân 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn chưa được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Khích lệ tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khích lệ tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024

LNV - Ngày 17-3 là ngày cao điểm tình nguyện xây dựng nông thôn mới trong Tháng thanh niên 2024, nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa của các bạn trẻ TP.HCM đã đồng loạt diễn ra tại các huyện ngoại thành của TP.HCM.
Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 chung sức xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 chung sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 23/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, tuổi trẻ Lữ đoàn 162 (Vùng 4 Hải quân) phối hợp cùng Đoàn thanh niên xã Cam Thành Nam tổ chức hoạt động “Ngày thứ 7 tình nguyện” với chủ đề “Tuổi trẻ Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Đà Nẵng: Hội nông dân xã Hoà Phú chung tay xây dựng nông thôn mới

Đà Nẵng: Hội nông dân xã Hoà Phú chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hòa Phú, một trong bốn xã thuộc vùng núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về hướng Tây Nam. Xã có tổng cộng tám thôn, trong đó thôn Phú Túc có hơn 90% dân tộc Cơ Tu sinh sống, tạo nên một cộng đồng đa dạng văn hóa. Với hơn 1.300 hộ và trên 5.000 nhân khẩu, Hòa Phú là một phần quan trọng của địa bàn vùng núi.
Hòa Bình: Huyện Lạc Thủy phấn đấu trong năm 2024 có 04 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Hòa Bình: Huyện Lạc Thủy phấn đấu trong năm 2024 có 04 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, huyện Lạc Thủy đã có 08/08 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao; đã có 04 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí; 04 xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Hải Dương: 8 mô hình, sáng kiến hay trong xây dựng nông thôn mới

Hải Dương: 8 mô hình, sáng kiến hay trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa phát hành ấn phẩm điện tử “Mô hình, sáng kiến hay trong xây dựng nông thôn mới năm 2023”. Tỉnh Hải Dương có 8 mô hình, sáng kiến hay được giới thiệu trong ấn phẩm.
Vĩnh Phúc: Sáng tạo trong công tác xoá nghèo ở huyện Yên Lạc

Vĩnh Phúc: Sáng tạo trong công tác xoá nghèo ở huyện Yên Lạc

LNV - Theo Quyết định số 36 của UBND tỉnh quy định một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã NTM, xã NTM nâng cao và ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu, xã thông minh, thôn NTM kiểu mẫu, thôn thông minh giai đoạn 2021-2025, để được công nhận thôn NTM kiểu mẫu thì thôn đó không có hộ nghèo (trừ các hộ thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc mất sức lao động do bệnh hiểm nghèo). Để đạt được tiêu chí này, nhiều thôn trên địa bàn huyện Yên Lạc đã có cách làm hay, sáng tạo trong công tác xóa nghèo bền vững.
TP. Hồ Chí Minh: Phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là xu hướng mới của ngành nông nghiệp nước ta. Nhằm phát triển ngành nông nghiệp tốt hơn nữa, phục vụ phát triển đô thị theo hướng hiện đại ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã triển khai Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao năm 2024.
Bạc Liêu xây dựng nông thôn thông minh

Bạc Liêu xây dựng nông thôn thông minh

LNV - Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025.
Hoà Bình: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thay đổi diện mạo huyện vùng cao Đà Bắc

Hoà Bình: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thay đổi diện mạo huyện vùng cao Đà Bắc

LNV - Những năm qua, thông qua chương trình xây dựng NTM, hệ thống hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc phát triển mạnh mẽ. Điều kiện sống cả về vật chất, tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao.
Triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2025

Triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2025

LNV - Ngày 8/3/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2023 và triển khai Kế hoạch giai đoạn 2024 – 2025.
Hà nội: Công nhận 61 xã đạt nông thôn mới nâng cao

Hà nội: Công nhận 61 xã đạt nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 23-2, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1027/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động