Thứ tư, 15-03-2023 | 12:51GMT+7
Thổi hồn vào nhạc cụ tự chế
LNV - Dù đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Trường (65 tuổi) phát triển toàn bộ tư duy đã ấp ủ mấy chục năm để sáng chế nhạc cụ bằng tre, xác lập “kỷ lục chế tác nhạc cụ”.
Để có được bộ sưu tập chế tác nhạc cụ độc đáo, thầy Nguyễn Trường – một người con gốc Huế (ở Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã dành gần 40 năm tự mày mò sáng chế.

Thầy Nguyễn Trường say sưa biểu diễn đàn Vi-ô-lông tre
Hành trình gần 40 năm chế tác nhạc cụ
Từng là giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk từ những năm đầu thập niên 80, ngoài công việc giảng dạy, thầy Nguyễn Trường còn dành thời gian cho niềm đam mê chế tác nhạc cụ. Với niềm đam mê ấy, thầy Trường cảm thấy vinh dự khi nhận được bằng khen xác lập kỷ lục “Người đầu tiên chế tác nên cây đàn Violin Tre” do Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao tặng. Bên cạnh đó, thầy Trường còn chế tác các loại nhạc cụ khác làm bằng tre như: tù và tre, chiêng tre, mõ bò tre...
.png)
Những nhạc cụ làm bằng tre của thầy Nguyễn Trường
Công trình chế tác nhạc cụ làm bằng tre được thầy Trường lên kế hoạch và có lộ trình xuất phát từ những năm 80. Đó cũng là khoảng thời gian thầy Trường gặp không ít khó khăn trong nghiên cứu thử nghiệm, đặc biệt là việc tìm kiếm và lựa chọn loại nguyên liệu thích hợp. Theo thầy Trường: “Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế tác nhạc cụ còn rất phong phú vào những năm 80, nhưng đến năm 2000 thì gần như cạn kiệt. Đó chính là một trong những khó khăn và cản trở lớn nhất trong việc đi tìm nguyên liệu để chế tác nhạc cụ”.
Sinh ra và học tập tại Huế nhưng đến năm 1981 thầy Trường quyết định đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên để sinh sống và làm việc. Từ đó đến nay cũng đã hơn 40 năm, thầy Trường vẫn luôn dành tình yêu với vùng đất, con người và âm nhạc nơi đây. Chính vì thế, tình yêu với quê hương Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chính là động lực để thầy Trường tạo ra nhạc cụ với nguyên liệu độc đáo là các loại tre đại ngàn nhằm diễn tấu nên nhạc điệu Tây Nguyên.
Các loại nhạc cụ chế tác từ tre cho ra âm thanh sâu lắng, có thể tấu lên được nhiều giai điệu âm nhạc khác nhau. Không những thế cây tre còn dễ tìm thấy ở nhiều nơi trên vùng đất Tây Nguyên, chi phí để sản xuất các sản phẩm từ tre cũng thấp hơn so với các loại nguyên liệu khác. Trong khi đó, cây đàn Vi-ô-lông truyền thống (nguồn gốc từ phương Tây) được tạo ra từ các nguyên liệu đắt đỏ như: gỗ phong, vân sam... đều là những loại gỗ quý mà ở Việt Nam không tìm được. Nhận thấy được những ưu thế trên của cây tre, thầy Trường đã nghiên cứu nhằm thay thế các chất liệu gỗ quý để chế tạo cây đàn Vi-ô-lông truyền thống bằng các loại tre mọc đầy rẫy ở Tây Nguyên.
Giữ lửa đam mê, truyền lại cho thế hệ trẻ
Vốn là cựu sinh viên chuyên ngành Vi-ô-lông của trường Quốc gia Âm nhạc Huế, thầy Nguyễn Trường vẫn luôn ấp ủ khát vọng đóng góp công sức vào “kho tàng âm nhạc” thế giới. Vì vậy, thầy Trường mong muốn tạo ra một sản phẩm sáng tạo có bước đột phá về nguyên liệu và “nội địa hóa” cây đàn Vi-ô-lông truyền thống thành cây đàn Vi-ô-lông tre. Để thực hiện được mong muốn đó, thầy Trường dành toàn bộ thời gian nghỉ hưu của mình để tiếp tục hoàn thiện ước mơ còn dang dở. Đối với thầy, thời gian nghỉ hưu là lúc rảnh rỗi nhất và đó là thời gian vàng để phát triển toàn bộ tư duy đã ấp ủ.

Thầy Nguyễn Trường song tấu với NSND Y San Aliô
Những nhạc cụ chế tác của thầy Nguyễn Trường nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn bởi tính sáng tạo, độc đáo và mang đậm chất Tây Nguyên. Toàn bộ những sáng chế ấy của thầy Trường đều tự thầy lên ý tưởng và mày mò nghiên cứu thực hiện. Nghệ sĩ Nhân dân Y San Aliô - một trong những người có chuyên môn về âm nhạc đã bày tỏ sự yêu thích tù và tre của thầy Trường, đặc biệt là âm thanh chúng vang lên khiến ông Y San say đắm vô cùng.
Chị Sầm Thị Ánh cho biết: “Qua vài lần gặp gỡ, trò chuyện với thầy Nguyễn Trường, tôi thấy thầy thật sự tâm đắc, trân trọng nhạc cụ do thầy sáng tạo ra. Đặc biệt, khi ghé thăm ngôi nhà của thầy ở thành phố Buôn Ma Thuột, tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng những kiệt tác nhạc cụ được thầy Trường trưng bày tại gia đình”.

Thầy Nguyễn Trường dạy học trò song tấu nhạc cụ
Ngoài những nhạc cụ bằng tre, thầy Trường còn chế tác nhạc cụ làm từ nguyên liệu cũng không kém phần đặc biệt so với cây tre. Đó chính là nhạc cụ làm bằng cây cà phê – một loại cây tạo ra đặc sản “cà phê” của tỉnh Đắk Lắk. Theo thầy Trường, cây cà phê mà thầy dự tính chế tác thành nhạc cụ phải có tuổi thọ trên 20 năm, chọn lấy phần thân ở gốc để làm nên cây đàn Vi-ô-lông cà phê. Đây là loại nhạc cụ rất có tiềm năng trở thành sản phẩm nhạc cụ âm nhạc mang đặc trưng riêng của tỉnh Đắk Lắk.
Tuy đã nghỉ hưu, nhưng ở độ tuổi ngoài 60 thầy vẫn luôn gắn liền với âm nhạc. Chính vì vậy, thầy đã mở lớp dạy học nhạc cụ để truyền lửa đam mê âm nhạc Tây Nguyên cho thế hệ trẻ.

Thầy Nguyễn Trường say sưa biểu diễn đàn Vi-ô-lông tre
Hành trình gần 40 năm chế tác nhạc cụ
Từng là giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk từ những năm đầu thập niên 80, ngoài công việc giảng dạy, thầy Nguyễn Trường còn dành thời gian cho niềm đam mê chế tác nhạc cụ. Với niềm đam mê ấy, thầy Trường cảm thấy vinh dự khi nhận được bằng khen xác lập kỷ lục “Người đầu tiên chế tác nên cây đàn Violin Tre” do Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao tặng. Bên cạnh đó, thầy Trường còn chế tác các loại nhạc cụ khác làm bằng tre như: tù và tre, chiêng tre, mõ bò tre...
.png)
Những nhạc cụ làm bằng tre của thầy Nguyễn Trường
Công trình chế tác nhạc cụ làm bằng tre được thầy Trường lên kế hoạch và có lộ trình xuất phát từ những năm 80. Đó cũng là khoảng thời gian thầy Trường gặp không ít khó khăn trong nghiên cứu thử nghiệm, đặc biệt là việc tìm kiếm và lựa chọn loại nguyên liệu thích hợp. Theo thầy Trường: “Nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế tác nhạc cụ còn rất phong phú vào những năm 80, nhưng đến năm 2000 thì gần như cạn kiệt. Đó chính là một trong những khó khăn và cản trở lớn nhất trong việc đi tìm nguyên liệu để chế tác nhạc cụ”.
Sinh ra và học tập tại Huế nhưng đến năm 1981 thầy Trường quyết định đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên để sinh sống và làm việc. Từ đó đến nay cũng đã hơn 40 năm, thầy Trường vẫn luôn dành tình yêu với vùng đất, con người và âm nhạc nơi đây. Chính vì thế, tình yêu với quê hương Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung chính là động lực để thầy Trường tạo ra nhạc cụ với nguyên liệu độc đáo là các loại tre đại ngàn nhằm diễn tấu nên nhạc điệu Tây Nguyên.
Các loại nhạc cụ chế tác từ tre cho ra âm thanh sâu lắng, có thể tấu lên được nhiều giai điệu âm nhạc khác nhau. Không những thế cây tre còn dễ tìm thấy ở nhiều nơi trên vùng đất Tây Nguyên, chi phí để sản xuất các sản phẩm từ tre cũng thấp hơn so với các loại nguyên liệu khác. Trong khi đó, cây đàn Vi-ô-lông truyền thống (nguồn gốc từ phương Tây) được tạo ra từ các nguyên liệu đắt đỏ như: gỗ phong, vân sam... đều là những loại gỗ quý mà ở Việt Nam không tìm được. Nhận thấy được những ưu thế trên của cây tre, thầy Trường đã nghiên cứu nhằm thay thế các chất liệu gỗ quý để chế tạo cây đàn Vi-ô-lông truyền thống bằng các loại tre mọc đầy rẫy ở Tây Nguyên.
Giữ lửa đam mê, truyền lại cho thế hệ trẻ
Vốn là cựu sinh viên chuyên ngành Vi-ô-lông của trường Quốc gia Âm nhạc Huế, thầy Nguyễn Trường vẫn luôn ấp ủ khát vọng đóng góp công sức vào “kho tàng âm nhạc” thế giới. Vì vậy, thầy Trường mong muốn tạo ra một sản phẩm sáng tạo có bước đột phá về nguyên liệu và “nội địa hóa” cây đàn Vi-ô-lông truyền thống thành cây đàn Vi-ô-lông tre. Để thực hiện được mong muốn đó, thầy Trường dành toàn bộ thời gian nghỉ hưu của mình để tiếp tục hoàn thiện ước mơ còn dang dở. Đối với thầy, thời gian nghỉ hưu là lúc rảnh rỗi nhất và đó là thời gian vàng để phát triển toàn bộ tư duy đã ấp ủ.

Thầy Nguyễn Trường song tấu với NSND Y San Aliô
Những nhạc cụ chế tác của thầy Nguyễn Trường nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn bởi tính sáng tạo, độc đáo và mang đậm chất Tây Nguyên. Toàn bộ những sáng chế ấy của thầy Trường đều tự thầy lên ý tưởng và mày mò nghiên cứu thực hiện. Nghệ sĩ Nhân dân Y San Aliô - một trong những người có chuyên môn về âm nhạc đã bày tỏ sự yêu thích tù và tre của thầy Trường, đặc biệt là âm thanh chúng vang lên khiến ông Y San say đắm vô cùng.
Chị Sầm Thị Ánh cho biết: “Qua vài lần gặp gỡ, trò chuyện với thầy Nguyễn Trường, tôi thấy thầy thật sự tâm đắc, trân trọng nhạc cụ do thầy sáng tạo ra. Đặc biệt, khi ghé thăm ngôi nhà của thầy ở thành phố Buôn Ma Thuột, tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng những kiệt tác nhạc cụ được thầy Trường trưng bày tại gia đình”.

Thầy Nguyễn Trường dạy học trò song tấu nhạc cụ
Ngoài những nhạc cụ bằng tre, thầy Trường còn chế tác nhạc cụ làm từ nguyên liệu cũng không kém phần đặc biệt so với cây tre. Đó chính là nhạc cụ làm bằng cây cà phê – một loại cây tạo ra đặc sản “cà phê” của tỉnh Đắk Lắk. Theo thầy Trường, cây cà phê mà thầy dự tính chế tác thành nhạc cụ phải có tuổi thọ trên 20 năm, chọn lấy phần thân ở gốc để làm nên cây đàn Vi-ô-lông cà phê. Đây là loại nhạc cụ rất có tiềm năng trở thành sản phẩm nhạc cụ âm nhạc mang đặc trưng riêng của tỉnh Đắk Lắk.
Tuy đã nghỉ hưu, nhưng ở độ tuổi ngoài 60 thầy vẫn luôn gắn liền với âm nhạc. Chính vì vậy, thầy đã mở lớp dạy học nhạc cụ để truyền lửa đam mê âm nhạc Tây Nguyên cho thế hệ trẻ.
H’ ĐIÊL ADRƠNG
Tag :