Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Vai trò của mỹ thuật trong thiết kế mẫu sản phẩm và phát triển thương hiệu thủ công mỹ nghệ

TBV - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Việt Nam đi cùng lịch sử đất nước, được kết tinh bởi bàn tay khéo léo cùng khả năng trí tuệ sáng tạo, sự chăm chỉ và năng động, luôn đồng hành cùng những ước muốn vươn lên không ngừng của nhiều thế hệ nghệ nhân, của những người thợ với mong ước có những sản phẩm đồ dùng đáp ứng nhu cầu cuộc sống xã hội. vươn xa hơn là những sản phẩm làm giàu cho mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong sự phát triển của xã hội, xu thế hội nhập quốc tế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam đã phát huy những vẻ đẹp truyền thống nhập cuộc vào thị trường không chỉ trong nước mà đã tham gia vào rất nhiều các thị trường trên thế giới, với sự phong phú và đặc sắc thể hiện được bản sắc của Việt Nam.
Sự phát triển của các làng nghề, sản phẩm nghề TCMN đã góp phần trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập, đây là một khẳng định cho tiềm năng của nghề TCMN và cũng cho thấy bản sắc Việt Nam qua các sản phẩm nghề truyền thống luôn tiềm tàng, đang và sẽ phát triển.

Để có sự thành công và phát triển của các sản phẩm TCMN đó là sự lớn mạnh về số lượng, đa dạng về chủng loại là một khẳng định về sự phát triển của các sản phẩm, sự tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước cho thấy sự “làm nên, ăn gia” của thị trường sản phẩm này.

Không chỉ tại các cuộc thi thiết kế, mà tại các làng nghề việc phát huy được những mẫu mã truyền thống và những chủng loại mẫu mới liên tục là vấn đề của mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; bởi đây không chỉ là vấn đề thương hiệu, mà còn là sự tồn tại của doanh nghiệp.


Cơ sở mây tre đan Việt Quang của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh, thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (9/2017).


Sự phát triển của sản phẩm TCMN còn là một điều đáng nói về việc đã thu hút những lao động tại địa phương và một số doanh nghiệp lớn đã đưa được cả những lao động có tay nghề cao từ các địa phương khác về để hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín các mặt hàng, nhất là những mặt hàng cao cấp, mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao; bởi những doanh nghiệp này họ đặt chữ tín lên đầu. Chính vì vậy, một trong những “cái” được của định hướng phát triển sản phẩm TCMN là một trong những sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, cơ hội từ thị trường trong và ngoài nước đối với hàng trăm các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng TCMN, sự thu hút hàng chục triệu người tham gia vào các khâu sản xuất và quản lý dịch vụ xuất nhập hàng TCMN. Đây có thể nói là những cơ sở để khẳng định sự phát triển đi lên của ngành nghề TCMN Việt Nam là đang trên đà phát triển.




Sự lớn mạnh của các làng nghề TCMN còn được thấy lớn mạnh về chiều sâu qua những vinh danh của Nhà nước đối với đội ngũ trực tiếp làm ra các sản phẩm TCMN, các Nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng. Tính tới năm 2017 sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, 8 lần phong tặng hiện nay đã có trên 500 nghệ nhân làng nghề Việt Nam; trên 60 làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam; riêng năm 2017 tại Hà Nội đã có 42 Nghệ nhân được phong tặng “nghệ nhân Hà Nội”. Đặc biệt từ 2010 lên 2016 có 17 Nghệ nhân Nhân dân; 100 Nghệ nhân Ưu tú.


Sản phẩm lọ sơn mài gắn vỏ ốc & sản phẩm giỏ bằng gỗ mảnh và hạt cà phê - SPCNTN Hà Nội năm 2013.



Một thực tế hiện nay sản phẩm TCMN của Việt Nam: Đó là có sự tinh xảo, có thẩm mỹ, mang tính đặc thù của bản sắc văn hóa truyền thống kết hợp với tính hiện đại, có khả năng mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút nguồn lao động nhất là nguồn lao động tại chỗ ở địa phương; khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, tạo cơ hội phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương… Nhưng thực tế phần lớn các mẫu thiết kế vẫn còn những tình trạng dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài đặt và sử dụng nhãn mác của khách hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau; hoặc các mẫu sản phẩm chưa được coi trọng đầu tư khâu thiết kế, mẫu sản phẩm còn lệ thuộc khá nặng vào mẫu và qui trình sản xuất truyền thống, cầu kỳ, hoặc chưa đạt tới độ tinh xảo của mẫu gốc, mẫu thiếu tính sản xuất hàng loạt, chưa chú trọng đến công năng, chưa tận dụng đến những thành quả ưu việt của công nghệ mới... Bên cạnh đó, việc tùy tiện bắt chước, sao chép mẫu mã tràn lan làm mất đi tính đa dạng và xâm phạm Luật sở hữu trí tuệ - Đây là những nguyên nhân gây nên việc khó cạnh tranh với hàng nước ngoài.


Một số sản phẩm tại triển lãm Gift Sohw Hà Nội năm 2017.


Trên con đường hội nhập và phát triển của các làng nghề nói riêng, của ngành nghề TCMN của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng rất nhiều thách thức đặt ra. Các mặt hàng sản xuất TCMN trong nước bên cạnh truyền thống, sự phát triển hiện tại cũng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng cao, cùng sự lựa chọn khắt khe của người tiêu dung. Đó là đáp ứng nhu cầu sử dụng phù hợp với với các điều kiện sống, quan niệm tập tục, giá thành sản phẩm và điều quan trọng là cần phải tạo sự khác biệt và đẳng cấp của sản phẩm đáp ứng nhiều tầng lớp sử dụng. Những sản phẩm TCMN xuất khẩu cần đảm bảo chất lượng về thẩm mỹ, mang tính bền vững, đặc biệt cần thể hiện đặc trưng văn hoá của Việt Nam khi sản xuất ra sản phẩm TCMN xuất khẩu.

Vì vậy, vấn đề mẫu sản phẩm TCMN luôn là vấn đề “nóng” của nhiều Hội thảo, nhiều chính sách dự án của các cấp Nhà nước, các Hiệp Hội, doanh nghiệp… nhằm mục tiêu thúc đẩy mẫu thiết kế cho các sản phẩm TCMN được chất lượng, phù hợp thị hiếu, góp phần giữ gìn bản sắc, nhưng cũng mang tính hiện đại…








Bộ lọ sơn mài, trưng bày trong nội thất, bài tốt nghiệp sinh viên ĐH MTCN năm 2015


Những vấn đề trong thiết kế mẫu, kiểu dáng sản phẩn thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Trong nhiều năm gần đây, các cuộc thi mẫu thiết kế sản phẩm TCMN, sản phẩm Công nghiệp nông thôn, hay các cuộc thi mẫu TCMN của các tỉnh, thành phố, huyện… đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cơ quan Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển tiềm năng sản xuất từ chính các ngành nghề của các địa phương, thúc đẩy nền kinh tế, tận dụng nguồn nhân công lao động, nguyên liệu từ chính tại các địa phương.

Đầu tiên để có được kết quả thành công, gặt hái được của các cuộc thi về số lượng khá lớn và đa dạng, ngành nghề, chủng loại của các chủng loại sản phẩm TCMN là một khẳng định về sự phát triển, qua sự tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, sự “làm nên, ăn gia” lớn mạnh của các doanh nghiệp cung cấp và sản xuất sản phẩm TCMN. Phải nói tới sự quan tâm sát của các tổ chức như: Bộ Công thương, Cục Công nghiệp Địa phương, Sở Công thương, UBND các tỉnh và sự sát xao của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, các Hiệp hội và Hội làng nghề các tỉnh, thành và tại các làng nghề… cùng sự đóng góp tâm huyết và trách nhiệm của các doanh nghiệp, người sản xuất và các nghệ nhân tại ở các làng nghề.

Sự phát triển nhóm hàng sản phẩm TCMN một điều đáng nói là đã thu hút những lao động tại địa phương và một số doanh nghiệp lớn đã đưa được cả những lao động có tay nghề cao từ các địa phương khác về để hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín các mặt hàng, nhất là những mặt hàng cao cấp, mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao; bởi những doanh nghiệp này họ đặt chữ tín lên đầu. Chính vì vậy, một trong những “cái” được của phát triển sản phẩm TCMN chính là giải quyết rất nhiều nguồn lao động tại địa phương, cũng như thu hút nguồn lao động có tay nghề chất lượng từ các địa phương khác về với doanh nghiệp, mang tính sản xuất chuyên nghiệp, có thương hiệu..


Sản phẩm bằng gỗ dừa của doanh nghiệp Huy Thịnh Phát, tỉnh Bến Tre


Qua nhiều năm tổ chức, nhiều hình thức thi và vinh danh các sản phẩm TCMN cho một tổng quan chung: Nói chung các ngành nghề phát triển, tuy các mức độ phát triển khác nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng, hầu hết các sản phẩm đều thể hiện được rất rõ tính truyền thống, đó cũng chính là ưu thế chung của các sản phẩm TCMN tại các làng nghề... Tuy nhiên, phần lớn còn những sản phẩm chưa theo kịp với thị hiếu đương đại, chưa phù hợp với môi trường sống hiện nay, nhất là với thị hiếu và nhu cầu của thị trường các nước hàng xuất đi, nhất là phương Tây. Tại các cuộc bình chọn, cũng mới thể hiện một phần thực tế các sản phẩm TCMN, do các chủ doanh nghiệp không tham gia với nhiều lý do, nên thực sự tại các cuộc bình chọn chưa thu hút hết các tiềm năng sản phẩm TCMN.

Để một sản phẩm TCMN đạt được đầy đủ tiêu chí bình chọn SPCNNT, hay tiêu chí ở một số cuộc thi, thường đặt ra các tiêu chí chung với tính bền vững, bao gồm: đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất, thu hút người lao động; đảm bảo an toàn môi trường; đảm bảo kinh tế- kỹ thuật- xã hội; thẩm mỹ: văn hóa truyền thống và hiện đại.


Bài tốt nghiệp: tranh nhạc cụ và lọ sơn mài trang trí hình các nơm cá của sinh viên ĐHMTCN năm 2015


Trên góc độ nhà thiết kế, của người tạo mẫu sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng nói chung, thủ công mỹ nghệ nói riêng. Trong đó bàn về từng vấn đề trong thiết kế nhằm nâng cao mẫu sản phẩm TCMN được nâng cao chất lượng thẩm mỹ. Đối với góc độ về tiêu chí tính văn hóa và thẩm mỹ thực sự đã có những bước tiến ở từng SP ở các nhóm, đã có sự chú ý đầu tư của các doanh nghiệp về mẫu SP, bao bì đóng gói SP, nhận diện SP. Nhưng trên thực tế để sản phẩm TCMN thực sự chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, kể cả nội địa và xuất khẩu cần đạt được những yêu cầu cụ thể đó là: Công năng sử dụng của sản phẩm; Tính sáng tạo; Thẩm mỹ kết hợp giữa truyền thống và đương đại; Bền vững.

Để đạt được những tiêu chí nằm trong một SP, vấn đề thiết kế mẫu sản phẩm TCMN thực sự là vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý Nhà nước và của chính tại doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển năng lực thiết kế sản phẩm TCMN tại các làng nghề, đặc biệt là phát triển các SP thủ công truyền thống mang tính định hướng, đảm bảo phát triển bền vững.


Thực tế, việc thiết kế mẫu mã tại các cơ sở làng nghề luôn “đói”, tuy vẫn tồn tại các mẫu hàng có giá trị kinh tế, thậm chí đạt các giải thưởng cao về thiết kế nhưng số lượng đó chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp, một số các nghệ nhân có năng lực sáng tác mẫu mới theo cảm nhận bản năng hoặc được tiếp nhận kiến thức thẩm mỹ không chuyên, hoặc một “hiện tượng” nhái mẫu hàng đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Vì vậy, việc cần để hàng công nghiệp nông thôn phát triển việc tạo nên những mẫu mã đáp ứng tiêu chí thị trường và sử dụng trong thực tiễn cần được các nhà kinh doanh hoạch định và được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, sự tham gia vào cuộc của các nhà thiết kế kết hợp với nhau để các sản phẩm hàng công nghiệp nông thôn thực sự có sự phát triển bền vững, tham gia ổn định nền kinh tế tại địa phương, góp phần ổn định kinh tế đất nước và cơ hội hội nhập khi có điều kiện từ các nước ngoài, các cộng đồng như Asean.


Sản phẩm lọ gốm hình trang trí hoa sen của Nghệ nhân Nguyễn Đức Tân, làng nghề gốm Bát Tràng, Hà Nội.


Hiện nay, thiết kế mẫu SP thủ công (Crafts) các nước trên thế giới tuân thủ nguyên tắc chung của thiết kế như sau:

1. Thật về vật liệu:

Bảo tồn và nhấn mạnh những phẩm chất tự nhiên của vật liệu được sử dụng để tạo ra thiết kế là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất.

Đây là một trong những tiêu chí bình chọn SPCNNT, thực sự cũng là việc biết khai thác giá trị của nguyên vật liệu, những nguyên vật liệu quanh chúng ta, sẵn có trong nước và ở tại địa phương để tận dụng, khéo léo kết hợp làm nên giá trị thẩm mỹ của SP, mang đặc trưng của nguyên liệu tạo thành.

2. Hình thức đơn giản:

Là đặc điểm làm nên sự nổi bật phong cách của SP. Các hoa văn có thể tương đối nhiều chi tiết hoặc màu sắc, hình thức tự nhiên, phẳng và đơn giản nhưng không sử dụng những trang trí lộng lẫy thái quá thừa thãi.

SP cần được xây dựng dựa trên cơ sở tính công năng sử dụng thực tế của đối tượng kết hợp với kỹ thuật, chất liệu tạo thành của SP.

3. Họa tiết thiên nhiên:

Thiên nhiên là một nguồn cảm hứng quan trọng của các ý tưởng sáng tạo nghệ thuật. Các mô tuýp thường lấy cảm hứng từ hệ thực vật, động vật, các hiện tượng thiên nhiên (mây, song nước, cảnh đẹp thiên nhiên…).

Mô tuýp tự nhiên này được mô phỏng, gần nhất với các sự vật thiên nhiên. Đây là nguồn sáng tác vô tận và là những hình mẫu lý tưởng.

Cho thấy sự gần gũi với không gian sống, hài hòa giữa thiên nhiên và con người - Tính bền vững về môi trường, cũng là xu hướng những năm gần đây trên thế giới.

4. Yếu tố bản địa:

Các yếu tố địa phương, dân tộc cung cấp nguồn cảm hứng vô tận, bảo tồn và phục hồi truyền thống, đề cao các kỹ thuật truyền thống cũ, cũng như sự khéo léo của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đây chính là điều hấp dẫn các khách hàng ngoại quốc khi tới Việt Nam, cần một dấu ấn về miền đất nơi mình đặt chân đến. Sự khác biệt với những gì, mang tính bản sắc riêng biệt của Việt Nam - Tính Văn hóa đậm đà.

Việc khai thác yếu tố này: Trên cơ sở hoa văn trang trí cổ truyền thống, được đưa vào các SP qua thiết kế phù hợp về hình thức và công năng.

Biết khai thác chất liệu, kỹ thuật dân tộc truyền thống với yếu tố trang trí hiện đại để tạo nên sự hài hòa trong thiết kế, phù hợp với không gian và quan niệm sống đương đại.

Qua các Hội thảo, nghiên cứu ở nhiều cấp: Nhà nước, Bộ, ngành tới các Hiệp hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về vấn đề phát triển, cũng như kinh doanh sản phẩm TCMN Việt Nam, cần có những giải pháp cụ thể và thực tế để sản phẩm TCMN thực sự khắc phục những tình trạng mẫu SP:

- Phụ thuộc khách hàng nước ngoài thuê chúng ta sản xuất theo mẫu của họ;

- Sử dụng nhãn mác trên sản phẩm không phải của chính đơn vị sản xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau;

- Chưa chú trọng, tận dụng đến những thành quả ưu việt của khoa học kỹ thuật mới từ công nghệ, chất liệu, qui trình mới ...;

- Mẫu SP chưa được coi trọng đầu tư khâu thiết kế mới, còn tư duy lệ thuộc vào mẫu truyền thống, đã ăn khách;

- Chưa chú ý kết hợp giữa tính công năng và thẩm mỹ khi thiết kế sản phẩm mẫu;

- Còn việc tùy tiện bắt chước, sao chép mẫu mã tràn lan làm mất đi tính đa dạng và xâm phạm Luật sở hữu trí tuệ

- Một điểm nữa trong sáng tạo SP truyền thống mang tính văn hóa là sự sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào cảm hứng, lòng yêu nghề của nghệ nhân và rất tự tin, “kiêu hãnh” với những “đứa con tinh thần” của mình, điều làm nên giá trị và tên tuổi của các bậc nghệ nhân ở làng nghề truyền thống và tự bằng lòng với những kết quả đạt được.

Chính vì vậy, đây là những khó khăn nhất khi cần có những thay đổi trong tư duy thiết kế mẫu mã và cái nhìn dài, kế tiếp cho sự phát triển bền vững của thương hiệu. Vấn đề thiết kế mẫu mã là sự sống còn và phát triển của sản phẩm làng nghề, phải coi đây không chỉ là vấn đề của các làng nghề, của các nghệ nhân mà còn là vấn đề của những nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Hiện nay, với đội ngũ các nhà thiết kế Mỹ thuật ứng dụng được đào tạo bài bản về các nguyên tắc, nguyên lý, quy trình thiết kế sản phẩm, đặc biệt có năng lực thẩm mỹ trong thiết kế cần được đưa các thiết kế vào thực tiễn trong sản xuất các sản phẩm TCMN. Cần có những cầu nối giữa vấn đề đào tạo với kinh nghiệm và thực tiễn sản xuất, giữa trường học với các doanh nghiệp sản xuất, giữa những nhà quản lý với các nhà thiết kế và người sản xuất trực tiếp để trở thành một chuỗi tạo ra sản phẩm TCMN hoàn chỉnh: Thiết kế sáng tạo - Thực tiễn sản xuất - Thị trường kinh doanh. Để sản phẩm sản phẩm TCMN thực sự chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tận dung cơ hội từ cộng đồng các nước Asean để phát triển bền vững.

Đối với sản phẩm TCMN Việt Nam, với vai trò của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng, nơi đào tạo các họa sĩ thiết kế các sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng rất gần gũi với các nghành nghề truyền thống, rất mong muốn các sản phẩm TCMN Việt Nam ngày càng phát triển bắt kịp xu thế kinh doanh của thế giới cần trang bị tư duy toàn cầu để tạo ra sản phẩm của chính mình những giá trị mới, biết tận dụng phát triển lợi thế cạnh tranh trong việc nâng cao giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời, trong đó lợi thế lớn nhất của thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam là độ tinh xảo, thẩm mỹ cao trong từng sản phẩm. Như lời phát biểu của ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hội làng nghề Việt Nam trong Lễ phong tăng danh hiệu Nghệ nhân tại làng nghề Việt nam lần thứ VII (07/12/2016): “Trong những năm qua, chúng ta đã khẳng định sự lớn lên mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng của các làng nghề Việt Nam, đặc biệt những nghệ nhân tài ba ngày một trẻ hơn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của chúng ta đã được các nghệ nhân tài ba xuất đi nhiều nước và khu vực trên thế giới. Làng nghề truyền thống với sản phẩm đa dạng, phong phú của mình đã góp phần vào sự trưởng thành và lớn mạnh của đất nước.”

Một sự ký kết ghi nhớ về những bước đầu phối hợp giữa các tổ chức Hiệp hội làng nghề với một đơn vị cơ sở đào tạo các nhà thiết kế Mỹ thuật ứng dụng, ngày 19/5/2017 tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội giữa Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Xuân Nghị và ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một dấu ấn về các vấn đề chuyên môn, các hình thức đào tạo chuyên môn, hy vọng các kết quả liên kết này sẽ thực góp phần đưa vai trò của Mỹ thuật vào với việc xây dựng phát triển thương hiệu của ngành TCMN Việt Nam ngày càng được chắp cánh tạo sức cạnh tranh cao để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản lý sức cạnh tranh phát triển bền vững; Tạo cơ hội hội nhập với thị trường trong nước, bay xa hơn với các thị trường kinh doanh trên thế giới một cách bền vững, chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước khẳng định uy tín trên thị trường thế giới, trước hết là tại các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương./.

PGS.TS Đặng Mai Anh
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.

Tin khác

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

LNV - Ngày 9/4, quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong phố” với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành), phường Hàng Trống.
Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

LNV - Đã có thời điểm, hai bên bờ sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) có hàng trăm bãi dâu xanh mát cùng với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay sáp nhập thành thị trấn Thiệu Hóa) rộn ràng tiếng thoi dệt lụa. Nhưng những năm gần đây, thành phẩm tơ tằm giảm giá quá nhanh, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề.
Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Trước đây, tôi thường thấy trên truyền thông hình ảnh những bó tăm hương đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím được nhiều chị em mặc áo dài chụp lại những bức ảnh ở Huế. Hình ảnh thân thương đó đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi về hình ảnh đậm nét văn hoá truyền thống với nhiều sắc màu. Qua tìm hiểu và được người bạn giới thiệu, tôi đã biết đến làng nghề truyền thống làm tăm hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội. Làng nghề chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, thuận tiện việc đi lại bằng xe máy, xe bus…
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

LNV - Các làng nghề ở Thanh Hóa không chỉ tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân mà còn giữ trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống...
Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại  điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

LNV - Nghề chế biến hành tỏi phát triển, thôn Thuận Quang, Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở thành thủ phủ hành tỏi lớn cả nước, bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giầu - đẹp.
Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

LNV - Làng Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Chưa đến cổng làng, mùi mắm dậy lên thơm phức, những chum vại, những chai nước mắm màu cánh gián kích thích bất kỳ ai ngang qua.
Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

LNV - Là một vùng đất nông nghiệp sớm phát triển, đông dân như tỉnh Thái Bình thì nghề và làng nghề thủ công phát triển là một tất yếu khách quan. Nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình khá đa dạng. Đến năm 1945, có khoảng hơn 20 nghề thủ công đang thịnh đạt ở Thái Bình, trong đó có 10 nghề tiêu biểu với những sản phẩm từng được giới tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động