Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Người lính già trồng cam sạch thu bạc tỷ

TBV - Sau nhiều năm mò mẫm trên những ngọn đồi hoang ở miền tây xứ Nghệ, giờ đây ông Trần Ngọc Hóa (xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn) đã có một gia tài đồ sộ khi khu trang trại vườn-đồi của ông mỗi năm cho lãi ròng cả tỷ đồng.

Ngay từ đầu vụ, vườn cam vàng xum xuê những quả của cựu chiến binh Trần Ngọc Hóa đã “cháy” hàng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn nhân giống và truyền dạy kỹ thuật chăm sóc cam cho bà con khắp vùng trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông được mệnh danh là “cha đẻ” của thương hiệu ‘Cam sạch Nghĩa Đàn’.

Đất không phụ công người

Cuối năm, từng đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo những cơn mưa phùn đặc trưng của kiểu thời tiết miền Trung lạnh ẩm khiến con đường đất đỏ dẫn về khu đồi trồng cam xã Nghĩa Tân càng thêm nhớp nháp, trơn trượt. Ấy vậy mà, từ khắp các lối mòn, từng đoàn xe máy đầy ắp những sọt cam vàng mọng vẫn nườm nượp nối đuôi nhau.

Giữa bạt ngàn màu xanh của lá cây, những giọt sương càng thêm long lanh trên lớp vỏ vàng óng thơm ngọt của lứa quả vừa chín tới. Mùi hương thơm ngọt toả theo ngọn gió.

Theo người dân trồng cam nơi đây, ông Trần Ngọc Hóa chính là người “gieo mầm” cho cây cam Nghĩa Đàn. Biết chúng tôi đến thăm vườn cam của gia đình, ông Hóa niềm nở tiếp đón và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cam mà ông chắt lọc được suốt nhiều năm qua. Theo ông Hóa, do thời tiết vùng này khắc nghiệt, mùa đông thì giá rét và sương muối còn mùa hè lại khô hạn do gió Lào nên đất đá khô cằn, chẳng trồng được cây gì. Mặc dù khó khăn về điều kiện tự nhiên nhưng nhờ ham học hỏi, thấy nhiều vùng ở Hoà Bình có khí hậu tương đồng nhưng vẫn trồng được cam nên ông Hóa nhất quyết “liều” mang cây cam về trồng.



Ông Trần Ngọc Hóa chăm sóc vườn cam sạch


“Ngày đầu đưa cây cam về trồng thử nghiệm, người ta bảo tôi bị điên vì chưa có ai trồng cây này cả, nhất là điều kiện thời tiết không thích hợp với sự phát triển của loại cây trái có múi. Vả lại vốn liếng, kinh nghiệm thì không có”.

Cả khu đồi rộng hơn 3 héc ta, ông sở hữu hơn 700 gốc cam vàng Vân Du từ 5-7 năm tuổi cùng 600 gốc cao su chừng chục năm tuổi; hồ cá cho thu hoạch hàng tạ cá mỗi năm cùng hàng chục gốc lan rừng, cây cảnh giá trị…

Hiện tại, vườn cam của gia đình ông đã vào giai đoạn cho quả ổn định, năng suất trung bình mỗi gốc cam không dưới 2 tạ quả. Với giá bán tại vườn không dưới 30.000 đồng mỗi cân, gia đình ông có khoản thu 700-900 triệu mỗi năm. Bên cạnh đó, hồ thả cá ngoài phục vụ nhu cầu thực phẩm gia đình còn cho ông nguồn thu 10 triệu đồng/năm và nguồn thu hằng năm từ 1,5 héc ta cao su không dưới một trăm triệu đồng tiền bán mủ.

Tay trắng khởi nghiệp thu bạc tỷ

Xuất ngũ từ chiến trường Campuchia trở về năm 1985, sống ở vùng đồi núi ít mưa nhiều nắng, đất đai kém màu mỡ, cái nghèo cứ bám riết không chịu buông tha. Đến đầu những năm 2000, khi Nhà nước có chủ trương khoán đất trống đồi trọc cho dân, ông cùng vợ thuê đất rồi mò mẫm đi tìm hiểu các vùng trồng cam, nghiên cứu giống cây và học hỏi kinh nghiệm rồi mua giống về trồng.

“Thất bại là điều khó tránh khỏi bởi kỹ thuật, kinh nghiệm trồng cam tôi chưa hề có, vốn liếng đầu tư gần như bằng không, lại còn phải tìm đầu ra nữa. Ngày đó, tôi đem cả sổ đỏ thế chấp ngân hàng được hơn trăm triệu làm vốn. Giờ nghĩ lại cũng thấy mình liều thật!”, ông cười.

Nhờ tinh thần ham học hỏi và đức tính cần cù của “bộ đội cụ Hồ”, ông đã vượt qua vô vàn khó khăn, thậm chí cả thất bại, để hiện thực hoá ước mơ bấy lâu nay của mình. Đến nay, cùng với sự mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn chăm sóc mà từng mùa hoa, lứa quả luôn đúng vụ, bảo đảm chất lượng khi cung ứng ra thị trường. Không chỉ dừng lại ở đó, trăn trở xây dựng một thương hiệu cam sạch cũng dần lớn lên trong ông để đến nay, “Cam sạch Nghĩa Đàn” của gia đình ông đã tiếp cận được những khách hàng khó tính ở tận Thủ đô.

“Cam vốn là loại cây dễ mắc sâu bệnh nên thường phải sử dụng thuốc hóa học để phòng ngừa. Do đó, hương vị tư nhiên không bảo toàn trọn vẹn được. Riêng vườn cam nhà ông Hóa, do được áp dụng các kỹ thuật mới nên quả chín có mùi thơm ngọt và bảo quản được rất lâu”, một thương lái cho hay.

Chia sẻ về thương hiệu “Cam sạch Nghĩa Đàn”, ông Hóa cho biết: “Tôi muốn hướng tới việc mở rộng thị trường và phát triển bền vững nên chất lượng sản phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu”. Mỗi lần bón phân hay phun thuốc trừ sâu, ông đều theo dõi cẩn thận. Ông ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học ít gây hại môi trường. Riêng thời điểm trước thu hoạch 1 tháng, ông dừng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Nhờ nỗ lực và cái tâm của mình, hiện gia đình ông đã có nguồn thu nhập ổn định, xây dựng được ngôi nhà gỗ khang trang với đầy đủ tiện nghi, chăm lo cho 3 đứa con ăn học chu đáo. Ông còn sắm thêm được chiếc xe ô tô 7 chỗ làm dịch vụ cho thuê.

Không chỉ phát triển kinh tế của gia đình, ông còn hỗ trợ cây giống, kinh nghiệm và vốn cho nhiều hộ dân trong vùng để phát triển vùng chuyên canh cam sạch. Nhờ đó đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động, đưa địa phương phát triển theo hướng nông thôn mới.

Nhiều năm liền ông được vinh danh là hộ nông dân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Ngoài ra, ông còn là một hội viên cựu chiến binh tích cực, xứng đáng là một tấm gương “bộ đội cụ Hồ” cho nhiều người học tập.

Thủy Lợi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.

Tin khác

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

LNV - Ngày 9/4, quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong phố” với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành), phường Hàng Trống.
Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

LNV - Đã có thời điểm, hai bên bờ sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) có hàng trăm bãi dâu xanh mát cùng với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay sáp nhập thành thị trấn Thiệu Hóa) rộn ràng tiếng thoi dệt lụa. Nhưng những năm gần đây, thành phẩm tơ tằm giảm giá quá nhanh, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề.
Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Trải nghiệm làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

LNV - Trước đây, tôi thường thấy trên truyền thông hình ảnh những bó tăm hương đầy màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím được nhiều chị em mặc áo dài chụp lại những bức ảnh ở Huế. Hình ảnh thân thương đó đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi về hình ảnh đậm nét văn hoá truyền thống với nhiều sắc màu. Qua tìm hiểu và được người bạn giới thiệu, tôi đã biết đến làng nghề truyền thống làm tăm hương Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội. Làng nghề chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, thuận tiện việc đi lại bằng xe máy, xe bus…
Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới

LNV - Các làng nghề ở Thanh Hóa không chỉ tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân mà còn giữ trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống...
Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại  điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề tại điểm du lịch Dương Xá Gia Lâm, Hà Nội

LNV - Nghề chế biến hành tỏi phát triển, thôn Thuận Quang, Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội trở thành thủ phủ hành tỏi lớn cả nước, bảo đảm sự tăng trưởng ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giầu - đẹp.
Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

Làng nghề nước mắm Hơn hai trăm năm

LNV - Làng Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Chưa đến cổng làng, mùi mắm dậy lên thơm phức, những chum vại, những chai nước mắm màu cánh gián kích thích bất kỳ ai ngang qua.
Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

Thái Bình: Nghề thủ công truyền thống đa dạng

LNV - Là một vùng đất nông nghiệp sớm phát triển, đông dân như tỉnh Thái Bình thì nghề và làng nghề thủ công phát triển là một tất yếu khách quan. Nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình khá đa dạng. Đến năm 1945, có khoảng hơn 20 nghề thủ công đang thịnh đạt ở Thái Bình, trong đó có 10 nghề tiêu biểu với những sản phẩm từng được giới tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động